Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 17/06/2022

Thuốc chống say xe cho bà bầu, không còn nỗi sợ mỗi khi đi xa

Thuốc chống say xe cho bà bầu, không còn nỗi sợ mỗi khi đi xa
Say tàu xe mang lại cảm giác khó chịu cho bà bầu mỗi khi di chuyển. Vậy có những cách nào để giảm thiểu cảm giác khó chịu này.

Chắc hẳn rất nhiều mẹ băn khoăn liệu có thai có thể sử dụng thuốc chống say xe được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về các loại thuốc chống say xe cho bà bầu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Say tàu xe là gì?

Trước khi muốn biết các loại thuốc chống say xe cho bà bầu, mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu tình trạng này là sao và nguyên nhân gây ra nó nhé.

Say tàu xe là cảm giác hình thành khi chuyển động cảm nhận trong tai, chuyển động cảm nhận ở mắt và cảm nhận ở cơ bắp xung đột với nhau. Khi đó, não bộ không thể xử lý tất cả các tín hiệu xung đột này, gây cho cơ thể các triệu chứng như:

  • Chóng mặt, ngầy ngật, choáng váng
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau đầu
  • Cảm giác khó chịu trong người
  • Lạnh toàn thân, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi

thuốc chống say xe cho bà bầu

2/ Nguyên nhân

Ước tính cứ 3 người thì sẽ có 1 người bị say tàu xe trong cuộc đời. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới bất kì ai. Đặc biệt, với bà bầu đang mang thai làm tăng khả năng bị say tàu xe bởi các nguyên nhân sau:

  • Trong khi mang thai, lượng máu của mẹ được ưu tiên dành cho em bé. Chính vì vậy, máu nuôi não và cụ thể là tới khu vực tiền đình não bị giảm. Dẫn tới mẹ dễ bị say tàu xe hơn.
  • Thai trong ổ bụng có thể gây tăng áp lực lên dạ dày dẫn tới mẹ dễ buồn nôn hơn trong quá trình di chuyển.
  • Quá trình mang thai nhiều mẹ ăn uống không đầy đủ dẫn tới cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Các mẹ khi mang thai lo lắng nhiều, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi để say tàu xe dễ xảy ra hơn.
  • Bên cạnh đó, môt số yếu tố khiến bà bầu bị say xe gồm:

    • Đọc sách, sử dụng điện thoại quá nhiều trong lúc di chuyển
    • Không khí trong xe thiếu thông thoáng, gây ngột ngạt
    • Đi ngang qua khu vực nhiều khói bụi

    >>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

    3/ Các biện pháp không cần dùng thuốc chống say xe cho bà bầu

    Các mẹ bầu khi mang thai cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc. Trước khi sử dụng thuốc chống say xe cho bà bầu, các chị em có thể thử các cách dưới đây:

    • Cố gắng chợp mắt
    • Mặc quần áo thoải mái
    • Ngồi ghế bên cạnh tài xế khi đi ô tô
    • Ưu tiên nước lọc trong suốt cả chuyến đi
    • Uống bổ sung vitamin B6 để giúp tình trạng bà bầu giảm say xe
    • Để sẵn trong túi kẹo gừng, kẹo me hoặc món ăn vặt có vị hơi chua
    • Bấm huyệt nội quan ở khu vực chính giữa cổ tay khi cảm thấy buồn nôn
    • Đem theo một quả chanh hay cam để ngửi bất cứ lúc nào cảm thấy khó chịu
    • Nếu đi bằng xe riêng, mẹ bầu có thể hạ cửa kính xuống để hít thở dễ dàng hơn
    • Không nên ăn quá no, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ trước khi khởi hành
    • Không đọc sách hay quan sát chăm chú 1 vật gì đó ở cự ly gần, nên nhìn ra những khoảng không rộng lớn.

    4/ Bà bầu uống thuốc say xe có được không? Thuốc chống say xe cho bà bầu

    thuốc say xe cho bà bầu

    Nếu mẹ đã áp dụng nhưng không hiệu quả các mẹo chống say xe cho bà bầu mà không dùng thuốc. Thì có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc chống say xe cho bà bầu theo hướng dẫn dưới đây:

    • Nhóm thuốc kháng Histamime thế hệ thứ nhất có tác dụng chống say tàu xe: Dramamine (thành phần dimenhydrinate) hoặc Benadryl (thành phần diphenhydramine)
    • Không nên cho bà bầu sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine. Dù thuốc không đặc biệt gây hại cho em bé, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi và tạo ra những nguy cơ khác
    • Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên bà bầu nên dùng sản Dramamine nếu bị say xe nặng. Loại thuốc này đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong một thời gian dài và chưa xảy ra vấn đề nào
    • Luôn tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi mua bất kỳ loại thuốc say xe nào.

    >>>> Chắc hẳn, nhiều mẹ bầu cũng muốn biết cách Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

    5/ Lưu ý khi dùng thuốc chống say xe cho bà bầu

    Các bác sĩ lưu ý một số vấn để khi các chị em sử dụng các thuốc chống say xe cho bà bầu:

    • Nên sử dụng thuốc chống say xe cho bà bầu trước khi đi xe ít nhất là 30 đến 60 phút, để thuốc có thời gian tác dụng.
    • Tác dụng phụ của thuốc chống say xe cho bà bầu là gây buồn ngủ. Vì vậy không sử dụng thuốc khi đang lái xe, hoặc làm các công việc cần sự tập trung, tỉnh táo.
    • Không nên uống quá liều thuốc quy định hoặc lạm dụng thuốc.
    • Nên uống thuốc chống say xe cho bà bầu sau ăn, không nên uống lúc bụng đói.
    • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin cho các mẹ về các loại thuốc chống say xe cho bà bầu. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Motion Sickness

    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/12782-motion-sickness#:~:text=Motion%20sickness%20occurs%20when%20your,Some%20people%20vomit.

    Ngày truy cập: 27/05/2022

    2. Prevention and Treatment of Motion Sickness

    https://www.aafp.org/afp/2014/0701/p41.html#afp20140701p41-b32

    Ngày truy cập: 27/05/2022

    3. Motion Sickness

    https://wwwnc.cdc.gov/travel/page/motion-sickness

    Ngày truy cập: 27/05/2022

    4. Dimenhydrinate Pregnancy and Breastfeeding Warnings

    https://www.drugs.com/pregnancy/dimenhydrinate.html

    Ngày truy cập: 27/05/2022

    5. Diphenhydramine Pregnancy and Breastfeeding Warnings

    https://www.drugs.com/pregnancy/diphenhydramine.html

    Ngày truy cập: 27/05/2022

    6. Scopolamine Pregnancy and Breastfeeding Warnings

    https://www.drugs.com/pregnancy/scopolamine.html

    Ngày truy cập: 27/05/2022

    x