Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Phê
Cập nhật 07/02/2024

Bà bầu có được ăn kem không? Những lưu ý bà bầu cần nhớ!

Bà bầu có được ăn kem không? Những lưu ý bà bầu cần nhớ!
Kem là món khoái khẩu của hầu hết các bà bầu thèm ngọt trong thai kỳ. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng bà bầu không nên ăn kem vì không cung cấp được các chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Vậy trong thai kỳ bà bầu có được ăn kem không? Để biết được câu trả lời bà bầu có được ăn kem lạnh không; chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu có được ăn kem lạnh không?

Khi mang thai, bạn có thể ăn kem trong suốt thai kỳ nhưng đừng ăn quá nhiều trong một thời gian dài. Trong kem có thành phần gồm các sản phẩm từ sữa, đường và đôi khi còn có thêm trứng. Do đó, đây là món ăn vặt an toàn khi cho bà bầu trong thai kỳ.

Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý chọn ăn những loại kem được chế biến từ sữa và trứng đã được tiệt trùng để loại bỏ nguy cơ ngộ độc vi khuẩn (1). Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu và hương vị có trong thành phần của kem để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị dị ứng với thành phần trái cây hoặc các loại hạt có trong kem thì không nên tiêu thụ kem trong thai kỳ. Nếu bạn ăn phải các thực phẩm gây dị ứng này có thể dẫn đến một số biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Một lưu ý khác mà bạn không thể quên là kem lạnh có thể làm viêm họng nặng hơn. Do đó, nếu bạn đang bị viêm họng thì nên hạn chế ăn kem.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

Các chất dinh dưỡng có trong kem lạnh

Bầu có được ăn kem không? Các chất dinh dưỡng có trong kem
Bầu có được ăn kem không? Các chất dinh dưỡng có trong kem

Sau khi tìm hiểu, bà bầu có được ăn kem không; chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm trong kem có chứa chất dinh dưỡng gì nhé. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 gam kem cung cấp cho cơ thể của bạn 200kcal, 2,8g protein, 24,29 g carbohydrate, 22,86g đường, 114mg canxi, 43mg natri, 8 IU vitamin D và 429 IU vitamin A (2).

Tuy nhiên, kem là một trong những thực phẩm chứa cholesterol cao. Do đó, để an toàn cho thai kỳ bạn nên ăn kem ở mức độ vừa phải thôi nhé. Bên cạnh vấn đề bầu có được ăn kem không; bạn có thể tìm hiểu thêm về bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè.

Tại sao bà bầu lại thèm ăn kem trong thai kỳ?

Khi mang thai, bà bầu thèm ăn ngọt, nên muốn ăn kem là chuyện bình thường (3). Vấn đề bạn thèm ăn kem trong thai kỳ là do cơ thể đang thiếu canxi hoặc đó chính là món khoái khẩu của bạn.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bà bầu ăn kem

Bên cạnh vấn đề bà bầu có ăn kem được không; bạn cũng cần biết thêm các tác dụng phụ ở một số bà bầu khi ăn kem:

  • Bà bầu bị cảm lạnh: Bạn nên hạn chế ăn kem khi bị cảm lạnh trong thai kỳ, vì có thể làm tăng tình trạng bệnh.
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn kem. Vì kem có nhiều calo và carbohydrate có thể khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu (4).
  • Bà bầu dễ bị nhiễm trùng: Bà bầu bị nhiễm toxoplasmosis và listeriosis khi ăn kem có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của thai nhi. Vi khuẩn Listeria có thể gây ngộ độc thực phẩm dẫn đến các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua kem bị ô nhiễm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vào năm 2022; có 28 trường hợp mắc bệnh listeriosis khi ăn kem bị ô nhiễm (5). Vì vậy, bạn không nên ăn kem chứa các thành phần chưa tiệt trùng như trứng sống hoặc sữa chưa tiệt trùng.

Bà bầu nên ăn kem gì để tốt cho thai nhi?

Mặc dù bà bầu có thể ăn được kem trong thai kỳ nhưng cũng nên chọn loại kem tốt cho sức khỏe. Bạn có thể cân nhắc tiêu thụ các loại sữa chua đông lạnh không béo (6). Ngoài ra, bạn cũng cần chọn mua các thương hiệu kem nổi tiếng và được làm bằng các nguyên liệu tiệt trùng an toàn cho sức khỏe. Song song đó, bạn hãy chọn những loại kem có hương vị phù hợp với sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn kem trong thai kỳ

Ngoài những vấn đề xoay quanh chủ đề bà bầu có được ăn kem không; bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh ăn các loại kem có thành phần chưa được tiệt trùng.
  • Không nên tự làm kem ở nhà vì có thể sử dụng thêm trứng sống có thể gây hại cho thai nhi.
  • Nếu bạn định làm kem bột làm bánh quy, hãy kiểm tra thành phần trên bao bì để đảm bảo các nguyên liệu đã được tiệt trùng.

Như vậy bạn đã biết bà bầu có được ăn kem không rồi. Bà bầu vẫn được ăn kem trong thai kỳ nhưng tránh ăn các loại kem được chế biến từ các thành phần chưa qua tiệt trùng. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn kem với mức vừa phải, không ăn quá nhiều để tránh dẫn đến các biến chứng trong thai kỳ.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Foods to avoid in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/foods-to-avoid/
Truy cập ngày 26/12/2023

2. Ice creams, chocolate
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168809/nutrients
Truy cập ngày 26/12/2023

3. Food cravings and intake of sweet foods in healthy pregnancy and mild gestational diabetes mellitus. A prospective study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20869416/
Truy cập ngày 26/12/2023

4. Make Better Health Decisions
https://www.healthwise.net/osumychart/Content/CustDocument.aspx
Truy cập ngày 26/12/2023

5. Listeria Outbreak Linked to Ice Cream
https://www.cdc.gov/listeria/outbreaks/monocytogenes-06-22/index.html
Truy cập ngày 26/12/2023

6. Why Pregnancy Can Make You Have Weird Cravings
https://intermountainhealthcare.org/blogs/why-pregnancy-can-make-you-have-weird-cravings
Truy cập ngày 26/12/2023

x