Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 22/11/2023

5 cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng hiệu quả không cần dùng thuốc

5 cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng hiệu quả không cần dùng thuốc
Khi mang thai, bạn phải cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh. Vì có những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Vì vậy, khi bị cảm cúm trong lúc mang thai, nhiều người thường tìm hiểu bà bầu ăn gừng trong thai kỳ được không? Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng như thế nào.

Bà bầu ăn gừng trong thai kỳ được không?

Khi mang thai, bạn có thể ăn gừng hoặc chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng đều được. Tuy nhiên, bạn nên dùng gừng khô sẽ tốt cho sức khoẻ hơn. Gừng là một trong những thực phẩm tốt cho bà bầu khi được thêm vào món ăn hoặc dùng làm trà gừng.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng khoảng 1g gừng mỗi ngày và chia làm 2-4 lần sử dụng. Bạn không nên tiêu thụ gừng vượt quá mức khuyến cáo vì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhiều gừng hơn mức bình thường nhé.

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng

1. Trà gừng

Trà gừng là một loại thức uống hỗn hợp an toàn khi bạn tiêu thụ ở mức độ vừa phải trong thai kỳ. Loại trà này có mùi thơm và vị ngon rất dễ uống. Bạn có thể uống khoảng 2 tách trà gừng mỗi ngày. Bạn chỉ sử dụng tối đa 1 gram củ gừng và chia thành 2-3 lần sử dụng trong ngày.

Lý do loại thức uống này được chọn là cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng là vì:

  • Hấp thụ chất dinh dưỡng: Gừng kích thích khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Làm dịu cổ họng: Bản chất làm dịu của trà gừng còn giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng, ho và cúm.
  • Khả năng miễn dịch: Đặc tính chống viêm của gừng có thể giúp chống lại bệnh tật và ngăn ngừa nhiễm trùng.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu uống chanh mật ong được không và khi nào mẹ không nên uống?

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng trà gừng

2. Ngậm gừng tươi

Ngoài cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng trà gừng; bạn có thể ngậm gừng để trị cảm theo dân gian. Một ngày bạn có thể ngậm 3 lần trong khoảng 3-5 ngày liên tiếp là cách chữa cảm cúm nhanh nhất. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lấy một củ gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát.
  • Bước 2: Dùng 5 lát gừng xắt mỏng cho vào miệng ngậm.
  • 3. Uống nước gừng tươi

    Một cách khác để chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng là uống nước cốt tươi. Cách thực hiện nước gừng tươi như sau:

    • Bước 1: Lấy một nhánh gừng rửa sạch, gọt vỏ và băm nhuyễn.
    • Bước 2: Sau đó, bạn đun sôi gừng băm nhuyễn với nước trong 5 phút.
    • Bước 3: Bạn để nước nguội dần và uống khi còn ấm để trị cảm cho bà bầu.

    >> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

    Bà bầu bị cảm phải làm sao? Bà bầu nên uống nước gừng tươiBà bầu bị cảm phải làm sao? Bà bầu nên uống nước gừng tươi

    4. Uống nước gừng tía tô

    Bạn cũng có thể chữa cảm bằng gừng tía tô cho bà bầu. Theo dân gian, bà bầu tiêu thụ lá tía tô giúp hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như cảm sốt, nhức đầu, ho, thanh nhiệt, giải độc thức ăn… Cách nấu nước gừng tía tô trị cảm cho bà bầu như sau:

    • Bước 1: Lấy một nắm lá tía tô và một nhánh gừng, rửa sạch và đập giập.
    • Bước 2: Đun sôi hỗn hợp với 300ml nước và để dùng dần là cách chữa cảm cúm nhanh nhất.

    5. Ăn cháo gừng

    Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng là nấu cháo
    Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng là nấu cháo

    Khi bị cảm, bạn cần bổ sung cho cơ thể thêm chất lỏng bằng cách uống nhiều nước và tiêu thụ các thức ăn dạng lỏng. Trong đó, cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng cháo gừng theo dân gian cũng mang đến hiệu quả đáng kể. Cháo gừng là một món ăn dễ ăn, dễ tiêu hoá, kích thích vị giác và hỗ trợ giải cảm. Bạn có thể chế biến món cháo gừng như sau:

    • Bước 1: Bạn thực hiện vo gạo và nấu cháo.
    • Bước 2: Khi cháo chín, bạn cho thêm vài lát gừng và một ít hành lá, tía tô rồi thưởng thức để giải cảm.

    >> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn cháo lòng được không? Mẹ cần biết điều này trước khi ăn

    Cách chữa bệnh cảm cúm cho bà bầu bằng gừng chỉ thường có hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Hiệu quả trị cảm cúm bằng gừng sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

    Tác dụng của gừng đối với sức khoẻ bà bầu

    Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng lợi ích cho sức khỏe như thế nào?
    Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng lợi ích cho sức khỏe như thế nào?

    Ngoài cách chữa cảm cúm nhanh nhất cho bà bầu bằng gừng, thì thực phẩm này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ dưới đây:

    • Hỗ trợ tuần hoàn máu: Gừng tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và do đó thúc đẩy cung cấp đủ máu cho thai nhi.
    • Kiểm soát cholesterol: Theo tuyên bố của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (ACC), tổng mức cholesterol tăng khoảng 25-50% khi mang thai (1). Nếu bạn dùng gừng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol, làm giảm nguy cơ mức cholesterol cao khi mang thai.
    • Giảm triệu chứng ốm nghén: Nếu đang bị ốm nghén, bạn có thể làm dịu triệu chứng bằng cách dùng gừng. Bạn cũng có thể uống rượu gừng hoặc trà gừng tự làm để làm dịu những vấn đề về tiêu hoá.
    • Giảm lượng đường trong máu: Các nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ duy trì mức năng lượng cao, kiểm soát tình trạng kiệt sức và mệt mỏi của cơ thể (2).
    • Giảm ợ nóng: Gừng còn giúp giảm chứng ợ nóng trong thai kỳ. Bạn có thể uống trà với một lát gừng tươi và đường hoặc mật ong để nhâm nhi giữa các bữa ăn. Các phương pháp điều trị ợ nóng bằng thảo dược như rượu gừng tự làm cũng có hiệu quả đáng kể.
    • Giảm đầy hơi: Khi mang thai, hệ thống tiêu hóa sẽ hoạt động chậm hơn để giúp thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy nặng nề dẫn đến đầy hơi và chướng bụng. Bạn có thể dùng gừng hoặc uống một muỗng cà phê nước gừng và mật ong trước khi đi ngủ để ngăn ngừa mọi vấn đề về tiêu hóa.
    • Chống viêm: Gừng có tính chất chống viêm tự nhiên, làm giảm viêm và sưng tấy khi mang thai. Bạn hãy nhúng một lát gừng vào mật ong và ăn để giảm đau.
    • Hỗ trợ giảm mệt mỏi cơ bắp: Một tách trà gừng mỗi ngày có thể giúp bạn giảm đau nhức xương và cơ do đau lưng, đau thần kinh tọa hoặc đau chân (3).
    • Cải thiện ham muốn: Gừng có thể cải thiện ham muốn tình dục của bạn. Nó sẽ làm ấm cơ thể và cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn, đặc biệt là đối với bộ phận sinh dục.

    >> Bạn có thể xem thêm: Chớ coi thường ớn lạnh khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu

    Lưu ý cho bà bầu khi dùng gừng trị cảm

    Lưu ý cho bà bầu khi dùng gừng trị cảm

    Bên cạnh các cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng; bạn cũng cần lưu ý những điều sau để tránh gâu hại cho sức khoẻ:

    • Không dùng quá nhiều: Gừng có tính cay, nóng nếu dùng quá nhiều có thể gây nóng trong người.
    • Không nên thoa nhiều gừng lên da: Khi bôi gừng ngoài da, không nên bôi nhiều một chỗ có thể khiến da bị kích ứng.
    • Dùng nhiều gừng có thể gây tác dụng phụ: Dù hiếm gặp nhưng gừng có thể gây ợ chua, tiêu chảy và kích ứng miệng
    • Tương tác thuốc: Nếu dùng gừng với liều cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động đông máu. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông warfarin thì cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng.

    Tóm lại, bạn có thể chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng với cách như uống trà gừng, nước gừng tươi, nước gừng tía tô, ngậm gừng hoặc nấu cháo gừng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều gừng khi mang thai vì có thể gây ra các biến chứng gây hại cho thai kỳ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Familial Hypercholesterolemia and Pregnancy
    https://www.acc.org/Latest-in-Cardiology/Articles/2018/05/10/13/51/Familial-Hypercholesterolemia-and-Pregnancy
    Truy cập ngày 24/10/2023

    2. The Effects of Ginger on Fasting Blood Sugar, Hemoglobin A1c, Apolipoprotein B, Apolipoprotein A-I and Malondialdehyde in Type 2 Diabetic Patients
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4277626/
    Truy cập ngày 24/10/2023

    3. Effect of Zingiber officinale R. rhizomes (ginger) on pain relief in primary dysmenorrhea: a placebo randomized trial
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22781186/
    Truy cập ngày 24/10/2023

    4. Ginger During Pregnancy: Health Benefits And Side Effects
    https://www.momjunction.com/articles/unexpected-benefits-of-eating-ginger-during-pregnancy_0082719/
    Truy cập ngày 24/10/2023

    5. Ginger Tea During Pregnancy: Benefits, Safety Concerns & Risks
    https://www.momjunction.com/articles/healthy-benefits-of-ginger-tea-during-pregnancy_00329475/
    Truy cập ngày 24/10/2023

    6. Trị cảm cúm bằng gừng có tác dụng không?
    https://bvnguyentriphuong.com.vn/bac-si-tu-van/tri-cam-cum-bang-gung-co-tac-dung-khong
    Truy cập ngày 24/10/2023

    7. Công dụng, cách dùng cây tía tô (Tô diệp) làm thuốc
    https://caythuoc.org/product/cong-dung-cach-dung-cay-tia-lam-thuoc
    Truy cập ngày 24/10/2023

    x