Sa tử cung khi mang thai là một trường hợp rất hiếm gặp khi bạn đang trong thai kỳ. Nhưng nếu chẳng may rơi vào trường hợp này thì sẽ rất nguy hiểm cho hai mẹ con. Vì cả mẹ và thai nhi có thể gặp các biến chứng sau đây:
- Sẩy thai
- Sinh khó
- Sinh non
- Loét mô
- Bí tiểu cấp tính
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng cổ tử cung dạng nhẹ
- Vỡ tử cung gây tử vong cho thai nhi lẫn người mẹ
Ngoài ra, sa tử cung khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến các bộ phận khác của cơ thể dịch chuyển như trực tràng hoặc bàng quang.
>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Làm sao để chăm sóc em bé phát triển khi bị sa tử cung?
Nếu được chẩn đoán bị sa tử cung khi mang thai nhẹ, bác sĩ có chèn một vòng nâng vào âm đạo. Dụng cụ này sẽ hỗ trợ tối đa cho các mô bị chảy xệ và sẽ được lấy ra để làm vệ sinh định kỳ. Bác sĩ cũng sẽ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn thật chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Trường hợp này, bạn có thể sinh thường qua ngả âm đạo mà không bị ảnh hưởng nhiều.
Còn nếu bạn rơi vào trường hợp nặng thì sẽ phải áp dụng phương pháp nội soi ổ bụng để khắc phục tình trạng này. Và khi chuyển dạ sinh con kéo dài, bác sĩ theo dõi thấy cổ tử cung phù nề hoặc mở chậm thì có thể sẽ chỉ định sinh mổ cho bạn.
Các cách ngăn ngừa sa tử cung khi mang thai
Không có một cách phòng ngừa tình trạng sa tử cung khi mang thai triệt để. Tuy nhiên, những cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.
- Không hút thuốc.
- Ăn nhiều chất xơ.
- Giảm cân nếu thừa cân.
- Tránh khiêng vác nặng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Điều trị các bệnh lý mãn tính như ho, táo bón…
- Thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!