Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/08/2021

Sa tử cung khi đang mang thai có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và điều trị

Sa tử cung khi đang mang thai có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và điều trị
Sa tử cung khi đang mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Vì thế, bạn không nên bỏ qua thông tin bổ ích trong bài viết này.

Sa tử cung khi đang mang thai khá phổ biến. Sa tử cung không phải là bệnh lý hiếm gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ sau khi mãn kinh và có một hoặc nhiều lần sinh con ngả âm đạo. Trong trường hợp bị sa tử cung nặng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Khi trưởng thành, tử cung có kích thước trung bình khoảng 7,5cm. Trong đó, thân tử cung dài 5cm, phần còn lại là eo và cổ tử cung tầm 2,5cm. Cho nên đồng hành cùng sự phát triển của thai nhi, kích thước của tử cung cũng dần tăng lên để tạo không gian cho em bé phát triển.

Sa tử cung khi đang mang thai được chia làm 3 giai đoạn:

sa tử cung khi đang mang thai
Sa tử cung được chia thành nhiều giai đoạn phát triển

3. Nguyên nhân sa tử cung khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa tử cung khi mang thai. MarryBaby chia thành 3 nhóm chính:

  • Nguyên nhân từ thai nhi: Thai nhi quá lớn hoặc mang đa thai khiến cho tử cung bị sa xuống.
  • Nguyên nhân từ bà mẹ: Mẹ mang thai ở tuổi đã cao hoặc đã sinh nhiều lần trước đó. Nguyên nhân khác nữa là do quá trình nạo phá thai nhiều lần hoặc do khoảng cách giữa vùng xương chậu lớn hơn người bình thường.
  • Nguyên nhân từ bên ngoài: Các tác nhân bên ngoài như chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu không hợp lý dẫn đến thừa cân, tạo áp lực lên vùng xương chậu hoặc do các bệnh vặt như ho, táo bón kéo dài mà không điều trị kịp thời.

4. Dấu hiệu sa tử cung khi mang bầu

Sa tử cung khi đang mang thai có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau đây:

  • Cảm thấy nặng vùng bụng dưới, đau lưng, âm đạo và âm hộ nặng. Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng đau nhức thông thường trong quá trình mang thai nên mẹ bầu đặc biệt lưu ý nhé.
  • Quá trình bài tiết gặp khó khăn như bị đau rát khi đại tiện hoặc tiểu tiện. Đôi khi có cảm giác mắc tiểu nhưng lại không tiểu được.
  • Một dấu hiệu khác là bạn luôn có cảm giác như ngồi trên quả bóng hoặc như có cái gì sắp rơi ra khỏi âm đạo.
  • Xuất hiện triệu chứng như chảy máu âm đạo hoặc mất cảm giác với thai nhi trong bụng.

Khi gặp dấu hiệu cuối cùng, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì có thể bệnh sa tử cung khi đang mang thai ở giai đoạn 3 và khó có thể cứu chữa.

Sa tử cung khi đang mang thai cực kỳ nguy hiểm. Do đó, mẹ đặc biệt chú ý đến sức khỏe nếu bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu bị sa tử cung.

  • Làm mất khả năng làm mẹ do tử cung bị viêm nhiễm nặng cần phải cắt bỏ.
  • Sa tử cung có thể khiến tử cung bị vỡ, gây tử vong cho mẹ và bé.
  • Ảnh hưởng đến các bộ phận khác như trực tràng, ruột, bàng quang.
sa tử cung khi đang mang thai
Sa tử cung ở phụ nữ mang thai khiến mẹ bầu gặp nguy hiểm

Cách phòng tránh và điều trị bệnh sa tử cung cho mẹ bầu

Vậy làm cách nào để phòng tránh và điều trị bệnh sa tử cung trong thai kỳ?

2. Phòng tránh sa tử cung khi mang bầu

Sa tử cung khi đang mang thai có nguy hiểm không

  • Trước khi mang thai, nên khám sức khỏe tổng quát.
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị kịp thời nếu bị sa tử cung.
  • Nếu bị ho hoặc viêm phế quản, nên điều trị dứt điểm, càng sớm càng tốt.
  • Tránh làm các việc nặng. Không nên mang thai nhiều lần. Không lạm dụng các loại thuốc. Không nạo phá thai.
  • Theo dõi cân nặng và tránh việc tăng cân quá mức khi mang thai.
  • Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng trị sa tử cung như Kegel để tăng sức mạnh vùng chậu.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, bổ sung các loại hoa quả tươi mát. Tránh ăn đồ khô và đồ ăn nhanh để hạn chế táo bón.

Sa tử cung khi đang mang thai khá nguy hiểm nên mẹ lưu ý đến các dấu hiệu bệnh nhé. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. MarryBaby chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe.

AN HY

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x