Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/08/2017

Ốm nghén tuy khổ mẹ nhưng lại sướng con!

Ốm nghén tuy khổ mẹ nhưng lại sướng con!
Ốm nghén khi mang thai khó chịu không gì bằng, thế nhưng lại rất đáng để chịu đựng. Vì sao ư, vì vô cùng có lợi cho bé con trong bụng!

85% phụ nữ khi mang thai đều phải trải nghiệm cảm giác mệt mỏi, đau khổ vì sự hành hạ của cơn ốm nghén. Không chỉ cơ thể uể oải, bụng dạ khó chịu mà đến tâm lý, tinh thần cũng trồi sụt lên xuống thất thường. Tuy nhiên sự chịu đựng này của bạn cũng “đáng” lắm. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh sản Sinh học kết luận rằng nghén khi mang thai rất có lợi cho bé con trong bụng.

Ốm nghén cũng lợi đủ đường!

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát theo dõi trên hơn 850.000 phụ nữ mang thai. Dữ liệu thu thập được cho thấy bà bầu nào trải qua những cơn buồn nôn, ói mửa sẽ ít có nguy cơ đối diện với vấn đề sẩy thai. Hơn nữa, họ cũng sinh ra những bé con khỏe mạnh hơn. Đặc biệt chỉ 6,4% trong số đó không may mắn gặp phải tình trạng sinh non, còn đâu tất cả đều sinh nở rất suôn sẻ và bình thường.

ốm nghén, nghén khi mang thai
Nghén khi mang thai đem đến lợi ích bất ngờ cho bé con trong bụng

Ốm nghén là tình trạng gây ra do sự gia tăng đột ngột của hormone gonadotropin, được phóng thích ồ ạt từ nhau thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thông thường bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu nghén đâu đó khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, và những cơn ốm nghén bắt đầu giảm dần và dừng ở cuối tam cá nguyệt đầu tiên.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các biểu hiệu ốm nghén có thể kéo dài đến tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc thậm chí không may mắn là dai dẳng cho tới khi lâm bồn mới “buông tha” mẹ bầu.

Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng đầu, nhưng lại không thấy mình có bất cứ dấu hiệu nào của ốm nghén, không việc gì phải quá lo lắng, đôi khi lại là may mắn đấy chứ. Ốm nghén thật sự đem đến những cảm giác chẳng dễ chịu chút nào, ăn không ăn được, ngửi cũng không xong và rất nhiều những hệ lụy khác. Nhất là khi bạn ốm nghén nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống thường ngày.

Khi đó, không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, mà cả sự phát triển của thai nhi cũng bị tác động tiêu cực không kém. Do đó quan trọng nhất là biết cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập lành mạnh và khoa học, đặc biệt không bỏ qua lịch thăm khám thai kỳ. Đi thăm khám và tư vấn nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về tình trạng ốm nghén của bạn.

20 cách giảm nghén hiệu quả cho bà bầu

– Uống Vitamin B6 (25mg) cách 8 giờ để giảm nôn ói

– Tăng cường nạp thực phẩm chứa vitamin nhóm B và giàu sắt

– Uống viên kẽm (25mg) mỗi ngày

– Các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà bạc hà giúp giảm buồn nôn

– Ngậm gừng, ăn kẹo gừng hoặc uống trà gừng

ốm nghén, nghén khi mang thai
Gừng – Lựa chọn tuyệt vời giúp giảm cơn buồn nôn do ốm nghén

– Ngửi các loại tinh dầu thư giãn như oải hương, bạc hà, sả, chanh

– Nhỏ tinh dầu vào khăn ấm sau đó đắp lên bụng

– Trước khi ngủ ăn nhẹ với món giàu protein

– Đi dạo hoặc vận động nhẹ nhàng để cơ thể giải phóng hormone hạnh phúc

– Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, chưa chất kích thích, caffeine hay đường hóa học…

– Trang bị bánh quy không đường, không béo để nhâm nhi khi đói

ốm nghén, nghén khi mang thai
Nhâm nhi chút bánh quy để ngăn cơn ốm nghén bất thường

– Thức dậy từ từ không vội vã

– Hít thở khí trời trong lành thường xuyên

– Uống nước ép táo để giữ lượng đường trong máu ổn định

– Ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày, lưu ý cân bằng bột và đạm

– Nghỉ ngơi thư giãn thật nhiều, vì mệt mỏi sẽ làm tình trạng ốm nghén tồi tệ them

– Uống nước chanh

– Những món lạnh thường dễ chịu hơn món nóng

– Châm cứu khi mang thai có thể giúp giảm nghén hiệu quả

– Luôn cấp nước đầy đủ cho cơ thể

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x