Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 18/07/2022

Ốm nghén có tốt không? Giải đáp theo góc nhìn khoa học

Ốm nghén có tốt không? Giải đáp theo góc nhìn khoa học
Với hầu hết các mẹ, ốm nghén là một trong những trải nghiệm kinh khủng và vất vả nhất trong suốt thời gian mang thai. Thậm chí ngay cả các ông bố cũng không thích thú mấy với việc vợ bầu bị ốm nghén. Tuy nhiên, bạn sẽ nghĩ sao khi các chuyên gia nói rằng, mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn?

Bất kỳ phụ nữ nào từng trải qua chứng ốm nghén đều sẽ nói với bạn rằng đây là một trong những giai đoạn mang thai vất vả nhất. Vậy ốm nghén có tốt không? Nó tác động như thế nào đến sức khỏe của thai nhi? Và liệu mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn có đúng không?

Trước khi biết ốm nghén có tốt không, mẹ bầu cần hiểu ốm nghén là gì

Để trả lời cho câu hỏi ốm nghén có tốt không, trước hết, mẹ bầu cần hiểu tình trạng này. Ốm nghén là cảm giác buồn nôn và nôn ói trong quá trình mang thai; . Tình trạng này rất phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Cơn ốm nghén có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm; thường gặp khi thai phụ ngửi thấy mùi hay ăn thức ăn gây khó chịu. Một số mẹ bầu có thể cảm thấy ốm nghén suốt cả ngày. Ốm nghén có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể rất nặng nề; và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.

Trước khi biết ốm nghén có tốt không, mẹ bầu cần hiểu ốm nghén là gì
Trước khi biết ốm nghén có tốt không, mẹ bầu cần hiểu ốm nghén là gì

Nguyên nhân gây ốm nghén ở bà bầu?

Những thay đổi nội tiết tố trong 12 tuần đầu của thai kỳ có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ốm nghén.

Nhưng mẹ bầu có rủi ro bị ốm nghén cao hơn khi:

  • Mang đa thai (song thai, tam thai,…) hoặc bị bệnh lý thai trứng.
  • Đã bị ốm nặng và nôn mửa trong lần mang thai trước.
  • Có xu hướng bị say tàu xe.
  • Có tiền sử đau nửa đầu.
  • Ốm nghén “di truyền” trong gia đình.
  • Từng cảm thấy buồn nôn khi dùng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen.
  • Lần mang thai đầu tiên.
  • Béo phì (Chỉ số khối lượng cơ thể – BMI từ 30 trở lên).
  • Đang bị căng thẳng.
  • Mang thai với bào thai là con gái

Bà bầu bị ốm nghén có tốt không?

Các nhà chuyên môn nói gì về việc ốm nghén có tốt không? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên ít có nguy cơ sẩy thai hơn so với mẹ bầu không có triệu chứng này.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Stefanie N.Hinkle năm 2016 cho thấy; thai phụ bị nghén có tỷ lệ sảy thai thấp hơn khoảng 50 – 70% so với những thai phụ không bị nghén. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá các triệu chứng ở những tuần đầu tiên của thai kỳ; ngay sau khi các dấu hiệu mang thai sớm xuất hiện, khẳng định có sự liên hệ mật thiết giữa buồn nôn, nôn ói với nguy cơ sảy thai thấp ở thai phụ.

Vì sao lại như vậy? Ốm nghén trong thời kỳ đầu mang thai có thể cho thấy mẹ bầu đang trải qua sự gia tăng các hormone cần thiết để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Triệu chứng ốm nghén có liên quan đến một hormone rất quan trọng trong thai kỳ đó là hCG (human Chorionic Gonadotropin); được bánh nhau tiết ra khi phôi xâm nhập và làm tổ thành công. Tuy nhiên trong bệnh lí thai trứng, nồng độ cao của hCG đi kèm với bất thường thai kỳ trầm trọng và nguy hiểm, cũng gây ra triệu chứng ốm nghén và thường vừa đến nặng.

Nhưng không bị ốm nghén có tốt không? Mẹ bầu cần lưu ý rằng; không bị ốm nghén khi mang thai không phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Một số phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh không bao giờ bị ốm nghén.

Làm thế nào để biết ốm nghén có tốt không? Chứng ốm nghén nặng là gì?

1. Triệu chứng ốm nghén thường

Để biết ốm nghén có tốt không, mẹ bầu hãy lưu tâm đến một số những triệu chứng sau đây nhé. Trải nghiệm ốm nghén của mỗi mẹ bầu mỗi khác. Một số phụ nữ mang thai cảm thấy rất ít khi bị buồn nôn hoặc chỉ nôn trong một khoảng thời gian ngắn; trong khi một số mẹ bầu có thể bị chứng nôn nghén nặng (hyperemesis gravidarum – HG).

Các triệu chứng ốm nghén có thể từ nhẹ đến nặng và bao gồm:

  • Cảm giác buồn nôn, nôn nao giống như bị say xe.
  • Nhạy cảm với một số mùi và thực phẩm.
  • Buồn nôn dẫn đến nôn mửa.

Thông thường, các triệu chứng ốm nghén bắt đầu trung bình vào tuần thứ sáu của thai kỳ; và thường giảm dần vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên khoảng tuần 14. Một số mẹ bầu sẽ bị ốm nghén kéo dài trong khoảng 20 tuần; và một số ít sẽ có cảm giác buồn nôn cho đến khi sinh nở.

Làm thế nào để biết ốm nghén có tốt không? Chứng ốm nghén nặng là gì?
Làm thế nào để biết ốm nghén có tốt không? Chứng ốm nghén nặng là gì?

>>>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm 5 “trạng thái cảm xúc” đặc trưng của ốm nghén khi mang thai để tìm ra cách chăm sóc tinh thần tốt hơn khi bị nôn ói liên tục nhé.

2. Triệu chứng ốm nghén nặng

Phụ nữ bị ốm nghén, thậm chí thỉnh thoảng bị nôn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng đến mức mẹ bầu bị nôn nhiều lần trong ngày; và không thể uống đủ nước; mẹ bầu cần tìm kiếm bác sĩ ngay lập tức.

Khoảng 2% phụ nữ sẽ bị ốm nghén nặng khi mang thai. Chứng ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum – HG) được định nghĩa là cơn buồn nôn và nôn mửa dẫn đến giảm trọng lượng từ 5% trở lên so với trọng lượng cơ thể của phụ nữ.

Điều quan trọng là phải xác định sớm tình trạng này; vì ốm nghén nặng có thể dẫn đến mất nước; mất cân bằng điện giải và suy dinh dưỡng.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải HG bao gồm:

  • Nôn nhiều hơn bốn lần một ngày.
  • Buồn nôn và nôn liên tục kéo dài sau ba tháng đầu mang thai.
  • Không có khả năng làm việc hoặc hoàn thành công việc hàng ngày.
  • Nước tiểu sẫm màu, có mùi nồng hơn bình thường.
  • Cảm thấy yếu, chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Giảm cân, đặc biệt là giảm trên 5% nếu trọng lượng cơ thể ban đầu.

HG có thể được điều trị bằng các loại thuốc chữa ốm nghén; nhưng đôi khi mẹ bầu cần phải nhập viện để bổ sung nước, điện giải; và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ; thậm chí, trong trường hợp nghiêm trọng nhất; một số mẹ bầu phải bơm truyền tĩnh mạch thuốc chống buồn nôn và chăm sóc sức khỏe tại nhà.

May mắn thay, HG hiếm khi gây hại cho em bé; miễn sao mẹ bầu được chăm sóc y tế đầy đủ, uống đủ nước và được nuôi dưỡng tốt. Theo thời gian, các triệu chứng thường cải thiện và hết em bé ra đời.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm bài viết Bà bầu nghén nặng – Cẩn thận không nguy! để nắm trong tay những phương pháp tự nhiên giúp xoa dịu ốm nghén nhé.

Ốm nghén có tốt không? Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn có đúng không?

Ốm nghén có tốt không? Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn có đúng không?
Ốm nghén có tốt không? Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn có đúng không?

Ốm nghén là một trải nghiệm thường gặp và không hề dễ chịu đối với phụ nữ mang thai; mặc dù nó liên quan đến giảm nguy cơ sẩy thai với những bằng chứng nghiên cứu rất rõ ràng. Nhưng người phụ nữ không cần thiết phải có những triệu chứng này; vì theo hướng ngược lại, không ốm nghén không có nghĩa thai kỳ không khoẻ mạnh và bình thường. Vậy nên nếu gặp bất kì khó chịu nào, hãy tìm đến sự trợ giúp và tư vấn của bác sĩ.

Có ý kiến cho rằng mẹ bị ốm nghén thì sinh con sẽ thông minh hơn, có đúng hay không?

Theo một nghiên cứu tại Canada công bố 2009 trên 121 phụ nữ mang thai thì thấy những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ có ốm nghén có điểm IQ cao hơn. Nhưng một nghiên cứu khác được công bố 2014 và đăng trên trang wed của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ với cỡ mẫu lớn hơn đã cho kết quả đối lập: có sự khác biệt nhỏ về phát triển tâm thần trí tuệ của trẻ sinh ra từ bà mẹ có và không có ốm nghén theo chiều hướng kém hơn ở nhóm mẹ bị ốm nghén. Vậy để trả lời cho câu hỏi trên cần có thêm nhiều nghiên cứu với thiết kế tốt và cỡ mẫu lớn hơn nữa.

Vậy ốm nghén có tốt không? Tuy cảm thấy nôn nao và bị nôn ói trong khi mang thai gây ra nhiều sự khó chịu cho mẹ bầu. Nhưng đây lại là một giai đoạn tự nhiên trong thời gian thai kỳ. Do đó, các mẹ hãy vững tâm, kiên trì vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chăm sóc sức khỏe thật tốt; tìm những phương pháp để giảm ốm nghén hiệu quả; và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần chào đón con vào đời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Is nausea during pregnancy a good sign?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/nausea-during-pregnancy/faq-20057917
Ngày truy cập: 14/12/2021

Vomiting and morning sickness
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/
Ngày truy cập: 14/12/2021

Pregnancy – morning sickness
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness
Ngày truy cập: 14/12/2021

Nausea and Vomiting during Pregnancy and Neurodevelopmental Outcomes in Offspring
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4232991/
Ngày truy cập: 14/12/2021

x