Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 16/07/2022

Doạ sảy thai ra máu bao lâu và cách mẹ bầu xử trí thế nào?

Doạ sảy thai ra máu bao lâu và cách mẹ bầu xử trí thế nào?
Nếu chẳng may rơi mẹ bầu bị sảy thai, thì nên biết về những điều thường gặp để chăm sóc sức khỏe bản thân sao cho tốt nhất.

Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Vậy khi bị doạ sảy thai ra máu bao lâu? Bài viết này MarryBaby sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé.

Máu sảy thai có màu gì?

1. Các dấu hiệu sảy thai mẹ nên biết

Trước khi tìm hiểu vấn đề doạ sảy thai ra máu bao lâu; chúng ta cần nhận biết về máu sảy thai. Dấu hiệu ra máu sảy thai hay việc doạ sảy thai ra máu bao lâu khác nhau ở từng người và phụ thuộc nhiều vào thời gian mang thai. Chẳng hạn như, thai nhi 14 tuần sẽ lớn hơn nhiều so với thai nhi 5 tuần. Vì vậy, mẹ có thể bị chảy máu nhiều hơn và các triệu chứng sảy thai phổ biến nhất:

  • Chảy máu bất thường.
  • Đau bụng dưới.
  • Dịch nhầy âm đạo ra nhiều, có mùi khó chịu.
  • Xuất hiện các cơn co thắt tử cung.

Để biết doạ sảy thai ra máu bao lâu; mẹ nên có kiến thức để nhận biết các dấu hiệu của từng giai đoạn sảy thaigồm:

  • Dọa sảy thai: Máu có màu đỏ hoặc đen, có lẫn dịch nhầy, ra ít, ra từng đợt.
  • Sảy thai không hoàn toàn (một phần nhau thai vẫn còn trong tử cung): Ra máu âm ỉ và tiếp diễn.
  • Sảy thai hoàn toàn: Đau từng cơn ở bụng dưới, máu ra dữ dội, đột ngột theo từng cơn co tử cung. Máu vẫn tiếp tục chảy âm ỉ trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Sảy thai băng huyết: Máu ra nhiều, màu đỏ tươi có lẫn máu cục, có biểu hiện choáng váng.
  • >> Bạn có thể xem thêm: 7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm.

    2. Màu máu sảy thai theo từng giai đoạn

    Bên cạnh vấn đề doạ sảy thai ra máu bao lâu; thì máu sảy thai cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Máu sảy thai ban đầu có thể chỉ là một lượng nhỏ. Sau đó, máu sẽ chảy nhiều và ồ ạt hơn khi tử cung giãn ra. Tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 5 giờ.

    Vậy máu sảy thai có màu gì? Lúc này máu sảy thai có thể có màu từ hồng chuyển sang đỏ tươi rồi đến nâu. Máu đỏ tươi là máu ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng; còn máu có màu nâu là máu đã tồn tại trong tử cung một thời gian.

    doạ sảy thai ra máu bao lâu
    Dọa sảy thai ra máu bao lâu?

    Ngoài ra, tùy thuộc vào thời điểm sảy thai mà máu sảy thai cũng sẽ khác nhau:

    • Sảy thai 4 tuần đầu: sảy thai sớm ra máu như thế nào? Trong giai đoạn này, nếu sảy thaisẽ ra máu cục có lẫn với một số mô màu trắng hoặc xám. Vì lúc này, phôi thai chỉ có kích thước bằng hạt gạo nên rất khó nhìn thấy.
    • Doạ sảy thai ra máu bao lâu? Sảy thai 6 tuần: Lúc này thai phụ bị ra máu cục có phải sảy thaikhông? Nếu bị sẩy thai, mẹ có thể thấy cục máu đông với một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhìn thấy nhau thai ở bên cạnh túi.
    • Sảy thai 8 tuần: Giai đoạn này máu có lẫn mô có màu đỏ sẫm, có thể nhìn giống như gan. Mẹ bầu có thể thấy một túi có phôi bên trong, có kích thước bằng một hạt đậu nhỏ.
    • Sảy thai 10 tuần: Máu có lẫn mô màu đỏ sẫm, trông giống như thạch. Túi thai sẽ nằm bên trong một trong những cục máu đông.
    • Doạ sảy thai ra máu bao lâu? Sảy thai từ 12 đến 16 tuần: Khi vào giai đoạn này, nếu sảy thai, mẹ sẽ thấy chất nhầy hồng âm đạo chảy ra đầu tiên. Sau đó là một ít máu và cục máu đông. Lúc này, thai nhi đã hình thành đầy đủ, bé cũng có thể được gắn vào dây rốn và nhau thai.
    • Sảy thai từ 16 đến 20 tuần: Xuất hiện những cục máu đông lớn màu đỏ trông giống như gan; và các mảnh mô khác trông giống như màng tế bào. Khi ấy, mẹ bầu sẽ gặp các cơn đau giống như đau đẻ. Vì bé đã được hình thành đầy đủ và có thể nằm gọn trong lòng bàn tay.

    Vậy doạ sảy thai ra máu bao lâu? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải đáp cho bạn nhé.

    >> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh hơn?

    Doạ sảy thai ra máu bao lâu?

    Dọa sảy thai tự nhiên ra máu trong bao lâu? Dấu hiệu ra máu sảy thaivà đau quặn có thể kéo dài đến 2 tuần. Sau thời gian này, lượng máu sẽ giảm dần và có thể kéo dài thêm 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sảy thai chỉ ra máu trong vài giờ. Việc doạ sảy thai ra máu bao lâu sẽ phụ thuộc vào:

  • Tuổi thai ở thời điểm sảy thai: Nếu mang thai thời gian dài; nồng độ hormone thai kỳ có thể duy trì ở mức cao trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Mang đa thai hay không.
  • Thời gian cơ thể đào thải mô và nhau thai của thai nhi.
  • Doạ sảy thai ra máu bao lâu thì hết? Đa số, bạn sẽ mất khoảng một tháng để cơ thể phục hồi sau sảy thai. Và kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại sau 4 đến 6 tuần.

    Cách phân biệt máu sảy thai với kinh nguyệt

    Khi đã biết doạ sảy thai ra máu bao lâu; bạn nên biết cách phân biệt máu kinh và máu sảy thai. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa máu sảy thai và kinh nguyệt:

    • Với kinh nguyệt, lượng máu chảy ra sẽ tương đối giống nhau từ tháng này sang tháng khác; ngày nặng và ngày nhẹ. Sảy thai cũng có thể có ngày nặng và ngày nhẹ. Nhưng máu sẽ chảy nhiều hơn và kéo dài hơn bình thường
    • Chảy máu do sảy thai có thể có các cục máu đông lớn và mô mà bạn thường không nhìn thấy trong khi hành kinh
    • Khi hành kinh bạn sẽ thường bị đau bụng dưới. Nhưng khi sảy thai cơn đau này sẽ trở nên dữ dội hơn do cổ tử cung giãn ra.
    • Màu của máu trong kỳ kinh nguyệt có thể từ hồng sang đỏ đến nâu. Nhưng nếu bạn nhìn thấy một màu sắc lạ, đó có thể là dấu hiệu của sẩy thai.
    doạ sảy thai ra máu bao lâu
    Phân biệt máu kinh nguyệt và dọa sảy thai

    Mẹ nên làm gì khi bị sẩy thai?

    Nếu đã biết doạ sảy thai ra máu bao lâu; nếu gặp trường hợp này mẹ nên làm gì? Khi có các dấu hiệu sảy thai bạn nên đi khám. Việc đi khám sẽ giúp bác sĩ xác định bạn có bị sảy thai không và nguyên nhân gây sẩy thai.

    • Nếu chảy máu hoặc đau bụng cũng có thể chỉ là dấu hiệu dọa sảy thai. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định:
    • Bổ sung hormone nếu nguyên nhân chảy máu là do progesterone thấp.
    • Khâu cổ tử cung nếu vấn đề là do cổ tử cung mở sớm.

    >> Bạn có thể xem thêm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

    Ngoài ra nếu bạn bị sảy thai, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem có còn sót lại nhau thai hay không. Vì khi sảy thai không hoàn toàn một phần nhau thai vẫn còn trong tử cung. Khi ấy, bác sĩ sẽ tư vấn sau sảy thai bạn nên ăn gì để hết máu; hoặc chỉ định chờ đợi để quá trình tống xuất nhau thai diễn ra tự nhiên; hoặc đẩy nhanh quá trình này bằng cách dùng thuốc hoặc thủ thuật hút nạo buồng tử cung.

    Doạ sảy thai ra máu bao lâu sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng là bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe và nhận biết các dấu hiệu bất thường để kịp thời nhờ bác sĩ can thiệp. Sảy thai tự nhiên là điều không mong muốn. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, mẹ bầu hãy bình tĩnh và chăm sóc sức khỏe đúng cách để cơ thể nhanh phục hồi lại nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. What really happens during a miscarriage

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/what-really-happens-during-a-miscarriage

    Truy cập ngày 15/06/2022

    2. What happens miscarriage

    https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/what-happens/ 

    Truy cập ngày 15/06/2022

    3. Treating miscarriage

    https://www.thewomens.org.au/health-information/pregnancy-and-birth/pregnancy-problems/early-pregnancy-problems/treating-miscarriage 

    Truy cập ngày 15/06/2022

    4. How do I know if I’m having a miscarriage?

    https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/miscarriage/how-do-i-know-if-im-having-miscarriage

    Truy cập ngày 15/06/2022

    5. MISCARRIAGE

    https://www.marchofdimes.org/complications/miscarriage.aspx

    Truy cập ngày 15/06/2022

    x