Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ốm nghén là thử thách lớn nhất mà các mẹ bầu phải trải qua trong những tháng đầu. Mẹ bị "bao vây" bởi biết bao triệu chứng khó chịu, từ mệt lử, buồn ngủ không dứt đến chán ăn, buồn nôn, đau lưng... Liệu bà bầu bị ốm nghén nên ăn gì để tiếp năng lượng cho cơ thể vượt qua những ngày "bão tố" này?
Hai chữ “ốm nghén” đã trở thành nỗi ám ảnh với các mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ và được đặc trưng bởi tình trạng buồn nôn và nôn kéo dài, kèm theo đó là sự nhạy cảm quá mức với mùi và vị thực phẩm. Nhiều mẹ bầu hầu như không ăn uống được gì trong suốt những tuần đầu tiên mang thai. Những cơn nghén thường xảy ra nhất vào buổi sáng, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày khiến cho cuộc sống của mẹ bầu bị đảo lộn. Thật khó tin, nhưng lời khuyên dành cho mẹ bầu bị ốm nghén lại là: Nên tích cực ăn uống. Thực phẩm chính là những “phương thuốc” hiệu quả nhất giúp mẹ bầu mau lấy lại sự khỏe khoắn và vượt qua tình trạng ốm nghén. Nhưng không phải bất kỳ món ăn nào cũng đem lại lợi ích cho mẹ đâu nhé. Những mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì để mau trở lại tươi tắn, rạng rỡ?
Kem trái cây thanh mát làm giảm buồn nôn
Mẹo hay dành cho các mẹ bị ốm nghén là nên ăn một ít những món lạnh như kem trái cây. Thực tế đã chứng minh, các thực phẩm nóng, cay chỉ làm cho tình trạng càng tồi tệ mà thôi. Nếu có thể, mẹ nên tự làm một số món kem đơn giản bằng cách ép nước trái cây và để đông đá. Nếu thích nhai những miếng trái cây giòn, ngọt thì thay vì ép, mẹ chỉ cần thái nhỏ trái cây và trộn cùng sữa rồi cho vào khuôn làm kem. Chỉ mất khoảng 15 phút để chuẩn bị và để đông lạnh qua vài giờ đồng hồ là đã có được món ăn vừa thơm ngon, vừa giúp mẹ sẵn sàng vượt qua những cơn nghén thường trực.
Quả thanh long củng cố hệ tiêu hóa
Thanh long là một trong những loại quả mát lành và đầy lợi ích cho sức khỏe. Với lượng vitamin phong phú, thanh long giúp mẹ không bị thiếu hụt những chất vi lượng cần thiết cho thai kỳ. Đồng thời, bà bầu ăn thanh long sẽ có được chất xơ dồi dào và nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm các triệu chứng đầy hơi và buồn nôn.
Quả thanh long là một loại trái cây rất dễ tìm
Quả nho giúp ổn định dạ dày
Nếu mẹ bầu thường có cảm giác nôn nao, khó chịu nơi cổ họng, một ít quả nho với vị chua ngọt sẽ giúp đẩy lùi khó chịu nhanh chóng. Đây cũng là một thực phẩm tốt cho bà bầu, cung cấp cho các mẹ vitamin C, đường glucose dễ tiêu hóa. Nho cũng nhiều chất xơ nên giúp ổn định dạ dày và hệ tiêu hóa. Một đáp án thật hoàn hảo cho câu hỏi “ốm nghén nên ăn gì”, mẹ nhỉ?
Nước trái cây thổi bay cơn nghén
Đừng mãi băn khoăn với câu hỏi ốm nghén nên ăn gì khi mẹ đã có hàng chục, hàng trăm loại trái cây thơm ngọt xung quanh. Hiệu quả giảm ốm nghén của nước ép trái cây đã được rất nhiều mẹ xác nhận. Những loại quả mà mẹ nên ưu tiên là nước chanh, táo, cà chua, chuối. Những món này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cung cấp vitamin C, protein và nhiều chất chống oxy hóa giúp mẹ vừa khỏe mạnh, vừa rạng rỡ.
Bánh mặn – Trợ thủ không thể thiếu của các mẹ bị nghén
Vị mặn là một trong những vị cơ bản mà cơ quan vị giác của chúng ta có thể cảm nhận. Những món có vị mặn là “cứu tinh” của các mẹ đang chịu đựng cảm giác buồn nôn. Các mẹ bầu nên để một hộp bánh quy giòn và có chút vị mặn ngay gần mình để có thể sử dụng bất cứ khi nào cần thiết. Một lưu ý nhỏ cho các mẹ, đó là ăn quá mặn sẽ dễ gây tăng huyết áp, do đó, dù bánh mặn có thể giúp khắc phục tình trạng ốm nghén, mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm khác và không nên ăn quá nhiều.
Những chiếc bánh nhỏ là “người hùng” của các mẹ bầu
Đừng quên các loại ngũ cốc nguyên hạt
Một trong những đáp án đơn giản nhất cho câu hỏi ốm nghén ăn gì là các món ăn từ ngũ cốc. Chúng là thành phần chính trong thực đơn hàng ngày của tất cả mọi người. Các món ăn làm từ ngũ cốc nguyên hạt cực kỳ hiệu quả trong việc đẩy lùi khó chịu do ốm nghén. Mẹ có thể mang theo một ít bánh quy từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nướng hay các món ngũ cốc hỗn hợp. Chát bột đường trong các món ăn này giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm ợ nóng, trào ngược cho mẹ.
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
Với những lựa chọn kể trên, mẹ sẽ không còn phải vất vả tìm kiếm những giải pháp cho tình trạng ốm nghén. Chuyện “ốm nghén nên ăn gì” trở thành một vấn đề đơn giản với những thực phẩm ở ngay gần quanh mẹ đấy!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.