Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 18/05/2022

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không?

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không?
Hoa mắt chóng mặt là một tình trạng phụ nữ thường hay gặp. Các mẹ bầu thường sẽ gặp triệu chứng này ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên, và có thể kéo dài suốt thai kỳ.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi là gì? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt và cách khắc phục. Các mẹ hãy theo dõi để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi

1. Huyết áp thấp

Theo tổ chức Mang thai Hoa Kỳ, nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi là do nội tiết tố tăng cao. Điều này dẫn đến các mạch máu bị giãn ra làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi trong bụng. Nhưng tình trạng này lại làm chậm sự trở lại của máu trong tĩnh mạch; khiến huyết áp bị thấp hơn bình thường. Điều này cũng có thể làm giảm lưu lượng máu lên não khiến bà bầu bị chóng mặt.

2. Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi do đường trong máu thấp

Tổ chức Mang thai Hoa Kỳ còn cho biết; chóng mặt khi mang thai cũng là do lượng đường trong máu thấp. Điều này có thể diễn ra khi cơ thể của mẹ bầu đang dần thích nghi với những thay đổi trong quá trình trao đổi chất.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bầu uống men tiêu hoá được không? Điều mẹ bầu nên biết!

3. Thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân khiến thiếu tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến não và các cơ quan khác. Bệnh viện Lancaster General tại Mỹ cho biết, thiếu máu có thể cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hoa mắt chóng mặt.

4. Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi do đứng lên đột ngột

Khi ngồi máu sẽ dồn lại ở bàn chân và cẳng chân. Vì thế, khi mẹ bầu đứng lên nhanh chóng, cơ thể có thể không cung cấp đủ máu cho tim. Do đó, điều này cũng là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi trong thai kỳ. Tình trạng này hay được gọi với tên “Hạ huyết áp tư thế”.

hoa mắt chóng mặt

5. Do tử cung lớn dần mỗi ngày

Trong quá trình mang thai, tử cung của mẹ bầu sẽ lớn dần mỗi ngày theo sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể khiến tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch đưa máu từ phần dưới cơ thể về tim); các tĩnh mạch vùng chậu; và làm chậm lưu thông ở chân. Ngoài ra, việc mẹ bầu nằm ngửa có thể khiến điều này trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu mẹ bầu ngủ nghiêng về bên trái sẽ làm tăng lưu lượng máu trở về tim và có thể hạn chế hoa mắt chóng mặt.

6. Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi do thiếu dưỡng chất

Việc bổ sung và xây dựng chế độ dinh dưỡng trong trong thai kỳ rất quan trọng. Nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi; bệnh viện Lancaster General còn chia sẻ thêm.

7. Sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột

Bệnh viện Lancaster General cũng cho biết, mẹ bầu có thể cảm thấy chóng mặt nếu thời tiết quá nóng; hoặc khi đang tắm nước nóng. Nhiệt độ cao có thể làm cho các mạch máu của giãn ra và làm giảm áp lực của máu. Vì thế, tình trạng này sẽ khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt.

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm đến thai nhi không?

chóng mặt khi mang thai

Vấn đề này là điều khiến các mẹ bầu quan tâm nhiều nhất. Theo chia sẻ của bệnh viện Narayana ở Ấn Độ, thông thường tình trạng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có thể dẫn đến ngất xỉu và ngã; thậm chí có thể mẹ bầu bị thương và dẫn đến thai nhi cũng bị tổn thương.

Ngoài ra, bà bầu bị huyết áp thấp có thể làm giảm lượng máu mà thai nhi nhận được trong thời gian huyết áp tụt xuống thấp. Tình trạng này có thể gây tổn thương não cho thai nhi; và cũng có thể dẫn đến thai chết lưu trong một số trường hợp. Vì thế, nếu mẹ bầu có dấu hiệu bị huyết áp thấp phải đi khám bệnh ngay nhé.

Bên cạnh đó, việc bà bầu bị chóng mặt do thiếu dinh dưỡng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần phải lưu ý bổ sung dưỡng chất thiết yếu và xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý để giúp thai nhi phát triển mỗi ngày.

Cách khắc phục tình trạng hoa mắt chóng mặt khi mang thai

Khi đã biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi. Mẹ bầu cần phải lưu ý cách khắc phục theo hướng dẫn của tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh tại Úc như sau:

  • Mẹ bầu hãy chú ý đứng dậy từ từ khi đang ngồi hoặc đang nằm.
  • Nếu mẹ bầu cảm thấy hoa mắt chóng mặt hãy ngồi hoặc nằm nghiêng.
  • Mẹ bầu không nên nằm ngửa khi mang thai, hãy nằm nghiêng sang trái sẽ tốt hơn.
  • Uống nhiều nước và tuyệt đối không bỏ bữa để kiểm soát lượng đường trong máu.

Trong trường hợp bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi và kèm thêm các dấu hiệu như chảy máu âm đạo; đau bụng; hoặc khó thở thì hãy đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe và tìm cách điều trị kịp thời cho mẹ bầu.

Hy vọng bài viết về tình trạng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Dizziness During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/dizziness-during-pregnancy/

Truy cập ngày 25/04/2022

2. Pregnancy Got You Dizzy? It Could be Your Blood Pressure

https://www.lancastergeneralhealth.org/health-hub-home/motherhood/your-pregnancy/pregnancy-got-you-dizzy-it-could-be-your-blood-pressure

Truy cập ngày 25/04/2022

3. LOW BLOOD PRESSURE: CAN IT AFFECT YOUR PREGNANCY?

https://www.narayanahealth.org/blog/low-blood-pressure-can-it-affect-your-pregnancy

Truy cập ngày 25/04/2022

4. Dealing with fatigue during your pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/dealing-with-fatigue-during-your-pregnancy

Truy cập ngày 25/04/2022

5. Dizziness or Syncope (Fainting) During Pregnancy

https://www.mountnittany.org/wellness-article/dizziness-or-syncope-fainting-during-pregnancy

Truy cập ngày 25/04/2022

x