Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 11/03/2024

Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Dấu hiệu thai vào tử cung nên biết

Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Dấu hiệu thai vào tử cung nên biết
Khi thai làm tổ có thể khiến mẹ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới. Đây là một hiện tượng sinh lí bình thường và gặp ở nhiều phụ nữ.

Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Mời các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao thai làm tổ lại gây đau bụng?

Trước khi muốn biết thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra tình trạng này nhé.

Quá trình mang thai bắt đầu từ việc trứng được thụ tinh với tinh trùng. Trứng đã được thụ tinh lúc này gọi là hợp tử và bắt đầu nhân lên, phát triển. vậy trứng thụ tinh bao lâu thì làm tổ? Trong quá trình nhân lên, hợp tử di chuyển dần xuống tử cung chuyển dần qua các giai đoạn trở thành phôi dâu, rồi phôi nang. Cuối cùng phôi nang đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của người mẹ để làm tổ.

Có thai bao lâu thì đau bụng dưới? Trong quá trình phôi đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của mẹ, các men ly giải được tiết ra để quá trình này diễn ra thuận lợi. Vậy quá trình thai làm tổ đau bụng bên nào? Bạn có thể gặp phải tình trạng đau vùng bụng dưới do thai làm tổ. Cảm giác đau bụng lâm râm, căng tức nhẹ, đau thường không tăng lên và có xu hướng giảm đi khi mẹ nghỉ ngơi.

Theo một nghiên cứu, có tới 28% phụ nữ có thai trải qua cảm giác đau bụng khi thai làm tổ. Tình trạng này là bình thường nên các mẹ không cần quá quan ngại đâu nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

Quá trình thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết?

Chắc hẳn các mẹ sẽ thắc mắc vậy đau bụng dưới do thai làm tổ bao lâu thì hết? Câu trả lời cho các mẹ là tình trạng này thường sẽ xảy ra trong vòng 2-3 ngày khi phôi làm tổ. Tiến trình làm tổ này diễn ra vào khoảng ngày 6-10 sau khi thụ tinh. Cơn đau thường không tăng lên mà còn giảm dần theo thời gian, khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn.

thai làm tổ bao lâu thì hết đau bụng
Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết và thai làm tổ đau bụng bên nào?

Thường cơn đau do thai làm tổ chỉ gây ra cảm giác lâm râm, căng tức nhẹ, tuy nhiên một số mẹ có thể cảm thấy đau nhiều hơn so với số khác. Lúc này, cần lưu ý không tự dùng thuốc giảm đau (NSAIDS, aspirin). Vì sử dụng các thuốc giảm đau này làm tăng nguy cơ thai không thể làm tổ, cũng như sảy thai.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề thai mấy tuần thì vào tử cung để hiểu hơn về vấn đề thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết nhé.

Các dấu hiệu nhận biết thai đã vào tổ an toàn

Sau khi tìm hiểu thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết; chúng ta cần nắm rõ thêm các dấu hiệu cho biết thai đã làm tổ kèm theo ở phần dưới đây:

  • Buồn nôn: Buồn nôn là triệu chứng của ốm nghén thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này là do sự thay đổi đột ngột của hormone thai kỳ.
  • Thay đổi tâm sinh lý: Một số phụ nữ khi mang thai trải qua quá trình thay đổi tâm sinh lý bất thường như tăng hoặc giảm ham muốn tình dục, dễ thay đổi cảm xúc,…
  • Sự thay đổi vùng ngực: Một số phụ nữ có thể có một số dấu hiệu thay đổi ở vùng ngực do sự gia tăng hormone thai kỳ. Chẳng hạn như sưng to, đau, hay nhạy cảm hơn,…
  • Thay đổi mùi vị: Một số thai phụ có thể bị thay đổi vị giác và khứu giác. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn dễ buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi hương.
  • Xuất hiện chất nhầy ở cổ tử cung: Sự gia tăng hormone progesterone sau khi thai bám vào niêm mạc tử cung sẽ làm cho cổ tử cung sưng to và tạo ra nhiều dịch nhầy có lẫn chút máu màu hồng hoặc hơi nâu.
  • Máu báo thai: Máu báo thai thường có màu hồng nhạt và ra lốm đốm ở quần lót không giống với màu đỏ đậm của kinh nguyệt. Thường ra máu báo thai chỉ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày không kéo dài ngày như kinh nguyệt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn, mẹ cập nhật để an tâm

Các trường hợp đau bụng dưới cần gặp bác sĩ

Ngoài việc để ý tới cơn đau bụng do thai làm tổ bao lâu thì hết, các mẹ cần lưu ý các trường hợp đau bụng sau cần đi gặp bác sĩ:

  • Đau bụng kèm sốt, ớn lạnh
  • Đau bụng kèm, đi ngoài tiêu chảy, buồn nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể choáng váng, thậm chí ngất xỉu
  • Đau bụng dưới kèm các tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt
  • Đau bụng dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian
  • Đau bụng kèm chảy máu âm đạo lượng nhiều, thấm băng vệ sinh (khác với máu báo thai chỉ chảy ít, lấm tấm)

Các trường hợp này, mẹ bầu cần đi khám ở các cơ sở y tế để tìm nguy nhân và có hướng xử trí phù hợp, kịp thời. Bởi tình trạng đau bụng lúc này không còn phải do thai làm tổ gây nên nữa.

Đau bụng do thai làm tổ, các mẹ nên làm gì?

Bên cạnh việc chú ý tới việc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ có thể thử một số phương pháp giúp làm giảm cảm giác khó chịu do cơn đau:

thai làm tổ đau bụng bao lâu
Thai làm tổ đau bụng bao lâu và mẹ nên làm gì?
  • Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc, căng thẳng.
  • Nghe nhạc, đọc sách, thư giãn giúp giảm căng thẳng làm cho mẹ bầu quên đi cảm giác đau bụng.
  • Bổ sung vi chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ nào.
  • Vận động thường xuyên. Có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu.
  • Chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây có thể làm giảm các cơn đau. Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Fertilization and implantation

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/multimedia/fertilization-and-implantation/img-20008656

Ngày truy cập: 03/06/2022

2. Exposure to non-steroidal anti-inflammatory drugs during pregnancy and risk of miscarriage: population based cohort study

https://www.bmj.com/content/327/7411/368

Ngày truy cập: 03/06/2022

3. Patterns and predictors of vaginal bleeding in the first trimester of pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2884141/

Ngày truy cập: 03/06/2022

4. The Process of Implantation of Embryos in Primates

https://embryo.asu.edu/pages/process-implantation-embryos-primates

Ngày truy cập: 03/06/2022

5. Is implantation bleeding common in early pregnancy?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/implantation-bleeding/faq-20058257

Ngày truy cập: 03/06/2022

x