Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/03/2022

Mẹ bầu chán ăn khi mang thai: Nguyên nhân đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai và cách khắc phục

Mẹ bầu chán ăn khi mang thai: Nguyên nhân đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai và cách khắc phục
Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai là hiện tượng này là phổ biến. Để hạn chế hiện tượng này, bố mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân.

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai sẽ gây tâm trạng ức chế lẫn hoang mang cho cả mẹ bầu lẫn bố. Nếu lo lắng rằng chán ăn khi mang thai nguy hiểm không thì câu trả lời là không. Nhưng mẹ bầu và bố nên xem ngay các nguyên nhân dưới đây nhằm giải đáp bà bầu chán ăn phải làm sao. Điều này tốt cho sức khỏe mẹ lẫn bé nhé.

1. Nguyên nhân gây chán ăn khi mang thai

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai ăn do ốm nghén

Sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến thức ăn mẹ vốn thấy hấp dẫn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Human Chorionic Gonadotropin (hCG) – loại hormone được sản xuất trong thời kỳ mang thai – được biết đến là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn, thay đổi cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai.

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai còn là một trong các kiểu nghén khi mang thai. Tình trạng bà bầu chán ăn 3 tháng giữa vẫn sẽ có khả năng tiếp diễn đến các tháng cuối thai kỳ với tỷ lệ từ 15% – 20% mẹ bầu, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y học Thai nhi Phật Sơn (Trung Quốc) năm 2020 trên 1739 mẹ bầu tham gia.

đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai 3

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai do rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá dưới đây cũng khiến cho mẹ bầu không muốn ăn gì mặc dù đói bụng:

  • Buồn nôn, nôn mửa: Buồn nôn là triệu chứng điển hình của ốm nghén. Tuy nhiên khi hiện tượng này xuất hiện những thái cuối thai kỳ, mẹ cần lưu ý dấu hiệu để phân biệt với nguyên nhân rối loạn tiêu hóa.

  • Ợ nóng: Do trào ngược acid dạ dày khi mang thai. Nó xảy ra với phần lớn các mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ngoài cảm giác vị chua, đắng ở miệng, mẹ bầu bị ợ nóng còn cảm thấy nóng rát ở phần ngực dưới và cuống họng.
  • Táo bón: Táo bón sẽ là nguyên nhân gây chán ăn khi mang thai nếu mẹ bổ sung sắt và canxi một cách quá mức. Trường hợp này mẹ cần gặp bác sĩ để điều chỉnh lại việc bổ sung vitamin và khoáng chất một cách hợp lý hơn.

Nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai

Chán ăn khi mang thai đôi khi đi kèm một số dấu hiệu bệnh lý, mẹ bầu lưu ý để thăm khám và được điều trị kịp thời.

  • Suy giáp cũng làm giảm cảm giác ngon miệng (1), khiến mẹ đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai.
  • Căng thẳng quá mức, thay đổi tâm lý khi mang thai. Nếu dẫn đến trầm cảm, mẹ bầu sẽ dễ rơi vào cảm giác chán ăn các loại thực phẩm lành mạnh. Khi đó các chất dinh dưỡng quan trọng như acid folic, axit béo, sắt và kẽm sẽ có nguy cơ bị thiếu hut. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi và bà mẹ (2)
  • Mẹ bầu bị hội chứng rối loạn ăn uống trong thai kỳ (3) cũng là nguyên nhân gây chán ăn.

2. Chán ăn khi mang thai nguy hiểm không?

Hiện tượng đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, như trong tam cá nguyệt thứ nhất và không diễn ra một cách tiêu cực (mẹ sụt cân nghiêm trọng) thì có thể là không nguy hiểm và sẽ dần cải thiện khi thai nhi lớn hơn. Tuy nhiên mẹ sẽ phải lưu ý các trường hợp bệnh lý trên. Nếu trường hợp đói nhưng không thể ăn được gì, hoặc nặng hơn là nôn ra nhiều sau khi ăn, mẹ nhất thiết nên gặp bác sĩ để được tham vấn kịp thời.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Tam cá nguyệt thứ nhất và những điều mẹ cần biết

đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai 2
Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng đầu, sẽ dần cải thiện khi thai nhi lớn lên.

3. Bà bầu chán ăn phải làm sao?

Đây là một câu hỏi khiến cả gia đình tìm kiếm, nhất là những người lần đầu làm bố mẹ. Dưới đây là các giải pháp để hạn chế tình trạng đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai.

Chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ép ăn để dẫn đến đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai

Nhiều người cứ nghĩ có bầu là phải ăn nhiều, thế là càng ép mẹ bầu ăn đồ bổ. Có thể vì cả nể, bầu ráng ăn nhưng sau một thời gian sẽ bị ám ảnh bởi đồ ăn. Do đó, bố và người thân hãy là một người chăm sóc bầu tâm lý, chia nhỏ các bữa ăn có nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu. Điều này sẽ tốt cho sức khoẻ và tâm trạng của mẹ bầu nữa.

Tránh thực phẩm mẹ không thích hoặc có mùi nồng khó chịu

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao? Bất cứ món ăn nào làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, buồn nôn thì mẹ hãy tránh xa. Mẹ bầu cần tránh các món ăn có dễ làm tác động đến khứu giác nhạy cảm của mẹ như: cá, cà ri, những đồ ăn nhiều dầu mỡ,… hoặc món ăn nào khiến mẹ cảm thấy nặng mùi. Đừng chỉ vì nghe mọi người khuyên ăn cái gì tốt và cố gắng để rồi căng thẳng tâm lý hơn nhé.

Ăn món nào mẹ cảm thấy ngon miệng

Sẽ có rất nhiều kiểu nghén đối với mẹ bầu, đôi khi một món mẹ bầu từng rất ghét nhưng lại thích lúc mang thai. Do đó nếu đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai, mẹ bầu có thể ăn món gì mình thèm. Tuy nhiên đây là giai đoạn dễ gặp biến chứng tiểu đường thai kỳ nếu mẹ dùng nhiều thực phẩm không lành mạnh nên cần cẩn thận. Mặc dù thèm ngọt nhưng hãy mẹ bầu nhớ kiểm soát lượng đường mẹ nhé, thay trái cây cho bánh kẹo là giải pháp mẹ cần lưu ý.

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai

đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai 4
Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao? Mẹ nên tranh thủ ăn bất cứ khi nào, bất cứ món nào mẹ thèm nhé.

Thay đổi cách chế biến, tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng

Có thể việc lặp lại thực đơn khiến mẹ bầu chán, đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai. Nếu thế, mẹ hãy thử thay đổi công thức mới. Đơn giản bằng cách thêm vào chế độ ăn uống của mẹ với các loại thực phẩm lành mạnh. Sách công thức dành riêng cho bà bầu có thể rất hữu ích trong việc mang lại sự đa dạng cho thực đơn của giai đoạn này. MarryBaby sẽ cung cấp thêm cho mẹ nhiều dạng thực đơn dinh dưỡng khác nhau. Lưu ý là phải tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng mẹ nhé.

Luyện tập nhẹ nhàng để tăng cảm giác thèm ăn

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, tâm lý thoải mái thì tập luyện thể dục thể thao hợp lý là bí quyết giúp thai phụ giảm nghén, tăng khẩu vị một cách hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, tập luyện nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe ở thai phụ, vừa giảm các triệu chứng ốm nghén, nhất là tốt cho các mẹ bầu thừa cân. Các bài tập như tập hít thở, đi bộ, bơi lội, yoga đều có lợi ích cho thai kỳ mà mẹ có thể tham khảo.

Câu hỏi “Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao?” từ nay sẽ không còn làm bố mẹ đau đầu nữa đúng không. Ngoài các giải pháp trên, mẹ bầu còn có thể tham khảo các món ăn vặt tốt cho sức khoẻ như: phô mai, khoai lang sấy, sữa chua… để tranh thủ nạp dinh dưỡng cho em bé với các món nhanh và tốt nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Human Chorionic Gonadotropin
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532950/#:~:text=Human%20chorionic%20gonadotropin%20is%20a,the%20liver%2C%20and%20the%20colon.
Truy cập ngày 21/02/2022

2. Appetite changes and food aversions during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/appetite-changes-and-food-aversions-during-pregnancy#:~:text=Is%20it%20normal%20to%20lose,a%20food%20aversion%20while%20pregnant.
Truy cập ngày 21/02/2022

3. Nausea and vomiting in early pregnancy: Effects on food intake and diet quality
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5400073/
Truy cập ngày 21/02/2022

4. Nutrients and perinatal depression: a systematic review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5738654/
Truy cập ngày 21/02/2022

5. Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route)
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/side-effects/drg-20070148?p=1
Truy cập ngày 21/02/2022

6. Could it be my thyroid?

https://www.health.harvard.edu/healthbeat/could-it-be-my-thyroid

Truy cập ngày 21/02/2022

7. Nutrients and perinatal depression: a systematic review

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5738654/

Truy cập ngày 21/02/2022

8. Signs and symptoms of disordered eating in pregnancy: a Delphi consensus study

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6019208/

Truy cập ngày 21/02/2022

x