Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/03/2019

Đo độ mờ da gáy: Canh thời gian phải "chuẩn"!

Đo độ mờ da gáy: Canh thời gian phải "chuẩn"!
Đo độ mờ da gáy là một trong những cuộc kiểm tra quan trọng, nó giúp phát hiện thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không. Điều quyết định lần kiểm tra đó có thành công hay không còn phụ thuộc vào thời gian đo, vì sớm hay muộn quá đều không có kết quả như mong đợi.

Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện là khi thai nhi được 11-14 tuần tuổi. Nếu qua khoảng thời gian này kết quả sẽ không được chính xác, còn sớm quá thì khoảng mờ chưa hình thành. Vì vậy mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý khoảng thời gian này.

Đo độ mờ da gáy là gì?

Đo độ mờ da gáy hay còn gọi là đo khoảng sáng sau gáy là cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để phát hiện sớm hội chứng down.

Xét nghiệm này thông thường được tiến hành qua phương pháp siêu âm vùng bụng của thai phụ, rất đơn giản, nhanh gọn hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Những trường hợp thai phụ có tử cung ngả sau hoặc thừa cân béo phì bác sĩ sẽ cần tiến hành siêu âm đầu dò để có kết quả do độ mờ da gáy chính xác nhất.

Đo độ mờ da gáy 5
Đo độ mờ da gáy là phương pháp tiên tiến giúp mẹ biết rõ sức khỏe của bé

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ tiến hành đo chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối xương sống thai nhi và đo tiếp độ mờ da gáy.

Khoảng mờ này là đường trắng ở sau gáy thai nhi trong khi vùng xung quanh có màu tối sẫm hơn. Đây là lý do người ta còn gọi kỹ thuật đo độ mờ da gáy là đo khoảng sáng sau gáy.

Tại sao phải đo độ mờ da gáy?

Điều đầu tiên bạn cần biết rằng đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm sàng lọc chứ không phải xét nghiệm chẩn đoán.

Độ mờ da gáy hay còn gọi là khoảng sáng da gáy hoặc nếp gấp da gáy sẽ giúp đánh giá xem thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không.

Tất cả thai nhi đều có một lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ, nhưng với những bé có nguy cơ mắc Hội chứng Down, lượng chất lỏng này thường nhiều hơn hẳn.

Đo độ mờ da gáy 7
Phương pháp này giúp mẹ an tâm là é có nguy cơ bị down hay không

Nếu độ mờ da gáy nằm trong giới hạn bình thường, bà bầu không cần làm thêm những chẩn đoán khác. Ngược lại, nếu vượt ngưỡng cho phép, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một vài xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn.

Kết quả đo độ mờ da gáy trở nên chính xác hơn khi kết hợp với xét nghiệm máu (Đo nồng độ beta-hCG tự do và một protein PAPP-A). Kiểm tra này được gọi là thử nghiệm kết hợp, tỉ lệ phát hiện hội chứng Down tăng lên khoảng 90%.

Siêu âm độ mờ da gáy khi nào chính xác nhất

Nhiều trường hợp mẹ bầu đi siêu âm cho kết quả thai nhi vẫn đang phát triển tốt, nhưng khi sinh ra chẳng may bé lại gặp vấn đề bất thường nào đó. Nguyên nhân có thể do mẹ đã bỏ qua thời điểm quan trọng cho các cuộc kiểm tra. Chính vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý kiểm tra thai định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, trong đó có siêu âm độ mờ da gáy.

Việc đo độ mờ da gáy được chỉ định bắt buộc thực hiện ở tuần 11-14 của thai kỳ. Theo các chuyên gia nếu đo quá sớm, da gáy sẽ rất mờ vì thai nhi lúc này còn quá nhỏ.

Nếu để quá 14 tuần, kết quả độ mờ da gáy lại trở về mức bình thường, bởi sau 14 tuần bất kỳ chất lỏng gáy dư thừa sẽ được hấp thụ bởi hệ thống bạch huyết của bé.

Lúc này, kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa.

Phương pháp đo độ mờ da gáy

Đo độ mờ da gáy được thực hiện bằng cách thức siêu âm thai trên phần bụng. Tuy nhiên đối với một số trường hợp siêu âm đầu dò sẽ cho kết quả tốt hơn.

Để biết chính xác tuổi thai, bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối xương sống của bé. Sau đó tiếp tục đo độ mờ da gáy, da của bé có màu trắng còn khoảng mờ da gáy có màu đen. Lần siêu âm này còn giúp phát hiện những bất thường ở bụng hay hộp sọ của thai nhi.

Bên cạnh tìm hiểu phương pháp, mẹ cần biết cách đọc chỉ số đo độ mờ da gáy để hiểu thêm tình trạng sức khỏe của con.

Cách đọc chỉ số đo độ mờ da gáy

Sau khi tiến hành siêu âm, bạn sẽ nhận được kết quả ngay. Do đó, bạn nên có một số kiến thức nhất định để hiểu được ý nghĩa của những con số được ghi trên bảng kết quả.

  • Nếu bé có kích thước từ 45 – 84mm, độ mờ da gáy thông thường sẽ dưới 3,5mm.
  • Những thai nhi có độ mờ da gáy thấp hơn 1,3mm, nguy cơ mắc hội chứng Down khá thấp.
  • Còn nếu độ mờ da gáy là 6mm, nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật khác khá cao.
  • Thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.
  • Thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm.
Đo độ mờ da gáy 6
Độ mờ da gáy càng mỏng, bé sẽ càng an toàn

Các nghiên cứu cho thấy độ mờ da gáy cao là do lượng chất dịch kết tụ ở vùng cổ tăng lên đáng kể. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do một số điều kiện nhất định trong bào thai.

Do đó, việc siêu âm độ mờ da gáy là phương pháp hiệu quả nhất để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi độ mờ da gáy càng cao, nguy cơ bị dị tật vì nhiễm sắc thể bất thường càng cao (bệnh Down) và đi đôi với những bất thường về cấu trúc cơ thể, chẳng hạn như bé sẽ có một trái tim bất thường hay dị dạng ở tim.

Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down là hiện tượng phổ biến nhất trong các rối loạn bất thường nhiễm sắc thể. Trẻ mắc bệnh này thường có xu hướng chậm phát triển trí tuệ và khả năng vận động.

Điều đáng tiếc hơn là căn bệnh này không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn, chỉ có thể phát hiện sớm nguy cơ nhờ phương pháp siêu âm độ mờ da gáy.

Canh chuẩn thời điểm đo độ mờ da gáy
Siêu âm độ mờ da gáy là phương pháp giúp chẩn đoán nguy cơ dị tật thai nhi sớm nhất

Nếp gấp da gáy bao nhiêu là bình thường?

Để biết được độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường, mẹ cần nhớ những chỉ số sau:

  • Khi thai nhi được 11 tuần tuổi độ mờ da gáy là 2mm, 13 tuần là 2,8mm đây là chỉ số cho biết thai nhi bình thường.
  • Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, bé có nguy cơ mắc hội chứng Down. Kết quả kiểm tra này có thể phán đoán chính xác 75% nguy cơ.

Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp độ mờ da gáy bất thường đều có nguy cơ bị Hội chứng Down. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng, bởi siêu âm độ mờ da gáy chỉ là xét nghiệm sàng lọc.

Điều này đồng nghĩa, sau khi kết quả đo độ mờ da gáy bất thường, bầu cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác mới biết chính xác bé có bị Down hay không.

Thêm vấn đề nữa đó là nhiều mẹ có thể hiểu sai về xét nghiệm da gáy thai nhi nhằm xác định mức độ thông minh của trẻ nên khi đi khám thai ở tuần 11 đến 14 thường đặt câu hỏi “độ mờ da gáy bao nhiêu thì con thông minh”. Thực tế, chưa có chứng minh nào nói lên được mối liên hệ giữa độ mờ da gáy và chỉ số thông minh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng Down

Khi gặp 1 trong những yếu tố này, mẹ bầu càng phải chú ý kiểm tra độ mờ da gáy cẩn thận và đúng thời điểm

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc hội chứng Down thường tỷ lệ thuận với tuổi tác của mẹ. Tuổi mẹ càng cao, bé càng có nguy cơ cao hơn. Thống kê cho thấy, nếu mẹ bầu trong độ tuổi 25, tỷ lệ thai nhi mắc bệnh 1/1200. Tuy nhiên, nếu mẹ 40 tuổi, tỷ lệ sẽ tăng lên 1/100.
  • Thường xuyên làm việc hay tiếp xúc với các chất bức xạ, hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật.
  • Tiền sử thai chết lưu, hoặc người thân của vợ hay chồng có người bị bệnh.
  • Trong 3 tháng đầu mẹ bị nhiễm virus hoặc dùng thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn này.

Ngoài ra, nếu kết quả đo độ mờ da gáy của bé cao hơn so với mức bình thường, bé cũng có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cao. Do đó, trong thai kỳ, bạn sẽ được thực hiện một loại siêu âm đặc biệt gọi là siêu âm tim thai. Nếu thai nhi có bệnh tim, bé cần được theo dõi bằng siêu âm thường quy và khi sinh sẽ cần phải ở một trung tâm y tế có đủ phương tiện để hồi sức.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x