Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/06/2022

Đau vùng kín khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Đau vùng kín khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và bé không?
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu có nhiều thay đổi. Các cơ quan nội tạng di chuyển để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Điều này đi kèm với những thay đổi về nội tiết tố, gây ra khó chịu và thay đổi nhịp sinh học.

Phụ nữ mang thai thường bị đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm cả lưng dưới; bụng; ngực và dạ dày. Một số phụ nữ bị đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu hoặc đôi khi kéo dài trong suốt thai kỳ. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa đau vùng kín khi mang thai.

Các loại đau vùng kín khi mang thai

Đau âm đạo (đau cửa mình, đau vùng kín) khi mang thai chia thành ba loại:

1. Đau như kim châm

Đây là một hiện tượng đau vùng kín khi mang thai thường xảy ra từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Hiện tượng này do sự kéo căng của các cơ tử cung. Một lý do khác cho cơn đau này là do mẹ bầu bị đầy hơi. Nếu cơn đau bắt đầu vào khoảng tuần thứ 37, thường là dấu hiệu sắp sinh.

2. Đau vùng kín khi mang thai dai dẳng

Đau dai dẳng là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ, không chỉ phụ nữ mang thai. Nguyên nhân thường là do viêm nhiễm xảy ra trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Nếu cơn đau thuyên giảm nhanh chóng sau khi điều trị thì không có lý do gì để lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó không ngừng tăng lên, bạn phải đến gặp bác sĩ.

3. Đau như cắt

Đau vùng kín khi mang như cắt là hiện tượng phổ biến và có thể là do tử cung phát triển về kích thước để chứa thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nếu cơn đau xuất hiện trong giai đoạn sau của thai kỳ, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức vì đó có thể là do nhau thai bị bong ra. Tình trạng này xuất hiện bất cứ lúc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, đặc biệt khi cơn đau gia tăng.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần.

Nguyên nhân gây đau cửa mình khi mang thai

đau cửa mình khi mang thai

Đau vùng kín khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân và chúng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào thời điểm và cường độ. Đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau cửa mình khi mang thai:

1. Mở rộng tử cung

Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu. Tử cung phát triển về kích thước để có thể chứa thai nhi. Chính điều này tạo ra áp lực lên âm đạo và các cơ xung quanh.

2. Đau cửa mình khi mang thai do thay đổi nội tiết tố

Mang thai là thời kỳ có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Và điều này có thể gây ra tình trạng khô âm đạo gây đau vùng kín khi mang thai; đặc biệt là khi quan hệ tình dục.

3. Thai nhi phát triển

Khi kích thước của thai nhi trong tử cung tăng lên, các dây chằng ở vùng xương chậu cũng căng ra để thích ứng với sự phát triển. Điều này gây ra sự căng giãn quá mức của các dây chằng và cơ xung quanh âm đạo; dẫn đến cảm giác đau buốt. Trọng lượng của thai nhi cũng có thể đè xuống sàn chậu, gây đau âm đạo.

4. Đau vùng kín khi mang thai do nhiễm trùng

Nếu cơn đau ở vùng sinh dục ngoài và âm đạo, nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn hãy đến gặp ​​bác sĩ để được khám và điều trị. Loại nhiễm trùng phổ biến nhất là nấm candida, dễ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai vì khả năng miễn dịch của họ thấp hơn nhiều. Hơn nữa quá trình điều trị cũng kéo dài, vì thuốc cortisone hiếm khi được kê đơn trong thai kỳ.

5. Giãn cổ tử cung

Cổ tử cung giãn ra có thể gây đau buốt khiến bà bầu bị thốn cửa mình. Sự giãn nở diễn ra trong giai đoạn sau của thai kỳ; vài tuần trước khi chuyển dạ. Đây không là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở vùng bụng dưới hoặc tăng lên, bạn nên đến gặp bác sĩ.

6. Sa nội tạng vùng chậu (POP)

POP là tình trạng mà các cơ quan trong hoặc gần khung chậu di chuyển xuống, đôi khi vào âm đạo hoặc trực tràng. Nếu bạn cảm thấy có gì đè nặng lên vùng chậu hoặc cảm giác nặng ở vùng kín khi mang thai; có thể đó là dấu hiệu của POP. Tình trạng này có thể điều trị được, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng và đau dữ dội nên cần đi khám ngay lập tức.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Nhói ở cửa mình khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng đau vùng kín khi mang thai mà mẹ bầu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bên cạnh đó, ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ bầu cũng có thể bị đau và đây cũng là triệu chứng khá phổ biến. Vì vậy các mẹ bầu hãy bình tĩnh mà tìm hiểu thêm chứ không nên quá lo âu, phiền muộn.

Tuy nhiên, tình trạng đau nhói ở cửa mình khi mang thai tháng đầu (cụ thể là 3 tháng đầu tiên) là điều không an toàn cho mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau vùng kín trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để khám bệnh ngay nhé.

nhói ở cửa mình khi mang thai tháng đầu

Điều trị đau vùng kín khi mang thai

Đau vùng kín khi mang thai chắc chắn sẽ xảy ra ở một số giai đoạn trong quá trình này. Vì vậy sẽ rất hữu ích nếu bạn biết cách giảm các cơn nhói ở cửa mình khi mang thai tháng đầu:

  • Nằm nghiêng về bên trái có thể cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực âm đạo.
  • Ngồi và chân nâng cao có thể làm giảm áp lực vùng khi mang thai.
  • Ở một số thai phụ, đau cổ tử cung có thể thuyên giảm khi nằm xuống và nâng hông cao.
  • Tắm nước ấm là một biện pháp tốt để giảm đau âm đạo.
  • Các bài tập đơn giản như bơi lội và yoga có thể cải thiện lưu thông máu trong cơ thể; tăng cường cơ bắp và giảm đau âm đạo.
  • Massage vùng chậu theo hướng dẫn của chuyên gia dành cho bà bầu là cách giúp giảm đau vùng kín khi mang thai và giúp tăng cường sức khỏe cơ.
  • Thực hiện các bài tập Kegel thường xuyên có thể giúp giảm áp lực và cơn đau cho âm đạo.
  • Nếu bụng to, có thể là do đầu của em bé đang tạo áp lực lên âm đạo. Đeo đai hỗ trợ mang thai sẽ giảm bớt áp lực đó.
  • Đau âm đạo khi mang thai có thể gây khó chịu mặc dù đây là vấn đề phổ biến ở phụ nữ. Một vài thay đổi lối sống có thể giúp giảm đau âm đạo. Nhưng nhớ tham vấn ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơn đau có dấu hiệu gia tăng bất thường.

Đau vùng kín khi mang thai là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Mẹ bầu hãy chịu khó thực hiện các cách trên đề có một hành trình đón bé nhẹ nhàng nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Lightning Crotch Pain During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/lightning-crotch-pain-during-pregnancy/

Truy cập ngày 21/06/2022

2. Vaginal Pain During Pregnancy: Causes & Ways To Get Relief

https://www.momjunction.com/articles/vaginal-pain-during-pregnancy_00476973/

Truy cập ngày 21/06/2022

3. Pelvic pain in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/pelvic-pain/

Truy cập ngày 21/06/2022

4. Vaginal Pain During Pregnancy

https://parenting.firstcry.com/articles/vaginal-pain-during-pregnancy-causes-and-cure/

Truy cập ngày 21/06/2022

5. Pelvic pain in pregnancy (SPD)

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/pelvic-pain-pregnancy

Truy cập ngày 21/06/2022

 

x