Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/05/2021

Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Việc xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên là điều hết sức quan trọng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hãy để MarryBaby giúp mẹ bầu lên kế hoạch dinh dưỡng nhé!

Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên thai kỳ là vấn đề mà nhiều mẹ bầu còn băn khoăn. Mời bạn tham khảo bài viết sau của MarryBaby để biết chế độ ăn đủ chất cho cả mẹ và bé trong tam cá nguyệt đầu tiên này nhé!

chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên

Xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên quan trọng như thế nào?

Ba tháng đầu mang thai, phần lớn mẹ bầu gặp vấn đề về ốm nghén. Vậy nên mẹ thường rất kén ăn. Không phải món nào bà bầu cũng có thể ăn được. Thế nhưng, mẹ đừng vì tình trạng ốm nghén mà ăn uống qua loa, sơ sài.

Ngược lại, cần phải xây dựng một chế độ ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu một cách khoa học, hợp lý. Bởi giai đoạn này được coi là thời kỳ vàng đối với sự hình thành của thai nhi trong bụng mẹ.

Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của em bé bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống cũng hình thành, song song với đó là sự phát triển của tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác.

Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, tức là giai đoạn cuối của tam cá nguyệt đầu tiên thì hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như mắt, mũi, chân, tay… đều hoàn thiện.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Để phát triển toàn diện, em bé cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, các loại vitamin… Nếu người mẹ không có chế độ ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu đủ chất thì thai nhi có thể gặp các vấn đề như suy dinh dưỡng, dị tật, thậm chí mẹ bầu có thể bị sảy thai.

Vậy nên, việc xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên một cách khoa học là rất cần thiết và quan trọng để thai nhi được phát triển toàn diện và mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Một số mẹ bầu biết rằng giai đoạn này ăn uống đủ chất rất quan trọng cho cả mẹ và bé, nhưng vẫn còn loay hoay trong việc thiết lập chế độ ăn cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào để đủ chất. Để làm được điều này, mẹ cần lưu ý tới nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên này.

chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ cần chú ý bổ sung những dưỡng chất quan trọng sau:

♦ Năng lượng: Theo nghiên cứu, trung bình, trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần cung cấp khoảng 2.300 – 2.400 kcal/ngày. Mặc dù giai đoạn này mẹ phải bổ sung thêm năng lượng so với bình thường, thế nhưng đừng vì tâm lý “ăn cho hai người” mà ăn quá nhiều để dẫn tới tăng cân nhanh chóng. Bởi vì đây là giai đoạn mẹ bầu tăng cân càng ít càng tốt.

♦ Protein: Protein không chỉ đảm bảo cho sự phát triển nhanh của mô bào thai mà còn giúp tăng trưởng mô vú, tử cung trong thai kỳ cũng như tăng cường sản sinh máu để nuôi dưỡng thai nhi.

Vậy nên, mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những thực phẩm giàu protein như sữa, thịt bò, trứng, đậu phụ… Giai đoạn này, mẹ bầu cần khoảng 85 – 90g protein/ngày (cao hơn bình thường 10-15g/ngày).

♦ Sắt: Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu của mẹ bầu cần cung cấp 36 – 40mg sắt mỗi ngày. Ngoài việc sử dụng các loại vitamin tổng hợp cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như các loại rau màu xanh đậm, thịt đỏ, các loại hạt…

♦ Axit folic: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ chắc chắn không thể thiếu axit folic. Bởi vì vi chất này giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc nứt đốt sống bào thai.

Các loại rau màu xanh thẫm (rau chân vịt, rau muống, bông cải xanh, súp lơ…), ngũ cốc (yến mạch, khoai lang, ngô…), thịt gia cầm (gà, vịt…) rất giàu axit folic nên mẹ bầu chớ bỏ qua nhé.

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung axit folic bằng đường uống theo bác sĩ kê đơn.

♦ Canxi và vitamin D: Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ cần bổ sung canxi và vitamin D để đảm bảo cho sự hình thành hệ xương của bé. Có rất nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh, quả khô, tôm, cua cá… Bên cạnh đó, mẹ cần tắm nắng vào mỗi sáng sớm để cơ thể có thể hấp thu vitamin D.

Ngoài ra, cần xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên hợp lý để bổ sung đủ các nguyên tố vi lượng như selen, magie, iốt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, DHA/EPA…

Xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên như thế nào qua từng tháng?

Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu trên, mẹ có thể xây dựng cho mình được chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên đủ chất trong giai đoạn này. Nhìn chung, trong cả 3 tháng, mẹ bầu sẽ có thực đơn ăn uống khá giống nhau. Tuy nhiên, vì đặc thù của từng tháng, mẹ cũng cần có sự điều chỉnh nho nhỏ.

chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên

1. Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng đầu tiên

Trong tháng thứ nhất của thai kỳ, do hormone nội tiết tố tăng cao, thế nên mẹ bầu thường bị ốm nghén như buồn nôn, chán ăn, kén ăn… Để khắc phục tình trạng khó chịu này, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm sau:

– Bổ sung protein: Mẹ cần tăng cường ăn các loại thịt, cá và tinh bột.

– Cung cấp canxi: Mẹ có thể uống thêm sữa vào các bữa phụ (bữa sáng, tối) để bổ sung đầy đủ canxi cho mẹ và bé.

– Bổ sung sắt: Mẹ nên tăng cường ăn các loại thịt đỏ và uống thêm viên sắt để hạn chế thiếu máu.

– Trong tháng đầu tiên này, bà bầu cũng nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh.

2. Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng thứ hai

Trong tháng thứ hai của thai kỳ, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đa dạng và phong phú hơn:

– Tiếp tục bổ sung sắt và axit folic thông qua việc ăn nhiều thịt lợn nạc, thịt bò, các loại rau như măng tây, súp lơ, củ dền, đậu bắp hoặc các loại quả như cam, quýt.

– Tăng cường cung cấp canxi cho cơ thể với các loại thực phẩm như sữa, trứng, hạt óc chó…

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể.

3. Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng thứ 3

Đây là tháng cuối của giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu phần lớn đã bớt ốm nghén, vậy nên có thể ăn uống tốt hơn. Lúc này, mẹ cần chú ý những điều sau:

– Tăng cường ăn đa dạng các loại rau, củ quả. Mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau như bí đỏ, cà rốt, rau cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, bông cải xanh, măng tây…

– Mẹ bầu cũng cần tăng cường uống nhiều nước hơn để hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài nước đun sôi để nguội, mẹ có thể uống các loại nước ép trái cây như nước cam, táo…

– Tháng thứ 3 của thai kỳ khác với hai tháng trước là mẹ có thể bổ sung thêm vitamin C theo chỉ định của bác sĩ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần làm khi mang thai 3 tháng đầu

Những lưu ý về chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên

Mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé:

– Mẹ bầu cần ăn đủ bữa, tốt nhất là chia nhỏ các bữa ăn để giảm tình trạng ốm nghén (ngày ăn 5 – 6 bữa).

– Phải ăn chín, uống sôi và hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu.

– Có chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ chất dinh dưỡng.

– Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường.

– Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày (2,5 – 3 lít nước).

Tóm lại, xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên của thai kỳ rất quan trọng. Chỉ cần một chút lưu ý nhỏ là bạn đã có cho mình được một chế độ ăn uống hợp lý, tốt cho cả mẹ và bé. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc gì, mẹ bầu có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Sản để có được những lựa chọn đúng đắn nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Hương Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Pregnancy week by week https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082 Truy cập ngày: 19/05/2021 2. Eating During Pregnancy https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html Truy cập ngày: 19/05/2021 3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/ Truy cập ngày: 19/05/2021 4. Nutrition During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy Truy cập ngày: 19/05/2021 5. Eating right during pregnancy https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm Truy cập ngày: 19/05/2021
x