Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/11/2014

20 điều không thể bỏ qua trong tam cá nguyệt thứ nhất (P.1)

20 điều không thể bỏ qua trong tam cá nguyệt thứ nhất (P.1)
Vào những tháng đầu tiên khi mang thai hẳn bạn sẽ cảm thấy rất thú vị và cực kì phấn khích. Tuy nhiên, “Vui chơi không quên nhiệm vụ”, mẹ vẫn nên lên danh sách những việc cần làm trong giai đoạn này. Nếu vẫn đang hoang mang chưa biết mình nên làm gì, MarryBaby sẽ đưa ra cho mẹ vài bí quyết nhé!

Axit folic là một thành phần dưỡng chất quan trọng để bảo vệ thai nhi khỏi những vấn đề liên quan đến não và tủy sống chẳng hạn như hội chứng nứt đốt sống. Vì vậy, bạn cần cung cấp khoảng 400 mcg axit folic (vitamin B9) mỗi ngày.

Ngoài axit folic, bạn còn cần bổ sung thêm 10mcg vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể uống thêm vitamin tổng hợp dành cho thai phụ. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cân bằng vẫn là quan trọng nhất.

2/ Cẩn thận khi uống thuốc

Khi mang thai, bạn nên thận trọng với việc uống thuốc vì việc này có thể gây tác hại cho thai nhi.

Điều này không có nghĩa là lúc này, dù có mắc bệnh gì thì bạn sẽ phải “cắn răng” chịu đựng cho đến khi bệnh tự hết! Tốt nhất, khi cơ thể bạn không được khỏe, bạn nên đi gặp bác sĩ của mình hay nhờ các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và kê thuốc phù hợp với bạn.

tam ca nguyen thu nhat
Rượu và cà phê là hai loại đứng đàu trong danh sach đen của nhiều mẹ bầu

3/ Ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt

Hút thuốc trong lúc mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung và sẩy thai. Khói thuốc bạn hít vào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và hậu quả là bé sẽ chào đời trong tình trạng nhẹ cân.

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần hỗ trợ để cai thuốc. Bác sĩ sẽ trực tiếp điều trị cho bạn hoặc sẽ liên hệ hay tư vấn cho bạn những tổ chức y tế địa phương gần nơi bạn ở mà có thể giúp bạn.

4/ Hạn chế và tốt nhất là nên ngưng uống rượu bia

Hiện nay chưa có một con số cụ thể nào cho thấy mức rượu bia mà thai phụ có thể uống và vẫn an toàn. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên ngưng dùng hẳn bia rượu, nếu có thể hoặc ít nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nếu vẫn quyết định tiếp tục uống bia rượi khi mang thai, bạn nên dùng với lượng ít nhất có thể và không nên quá 1 đến 2 lần mỗi tuần.

5/ Giảm bớt caffein

Bạn vẫn có thể thưởng thức một ly cà phê thơm ngon khi mang thai. Tuy nhiên, bạn không được “nạp” quá 200 mg mỗi ngày, tương đương với hai ly cà phê hòa tan hay một ly cà phê ủ.

Lượng 200 gr caffein có thể sẽ được tích góp từ trà xanh, nước uống có ga, nước uống tăng lực và sô cô la mà bạn tiêu thụ.

6/ Danh sách những món bạn nên/không nên dùng

Một chế độ dinh dưỡng tốt và cân bằng sẽ giúp bạn có được những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và bạn nên tập thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu, bạn ko cần phải nạp thêm nhiều ca lo. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tránh một số loại thực phẩm nhất định vì chúng có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và độc tố mà sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Phô mai, các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng, thực phẩm còn sống hay nấu chưa chín như trứng, gan và pa-tê, và các loại nghêu ốc đều nằm trong “danh sách đen” đấy nhé!

7/ Sẵn sàng đối mặt với những khó chịu của thai kỳ

Đa số các bà mẹ tương lại sẽ cảm thấy “khó ở” trong những tháng đầu của thai kỳ. Để giảm bớt cảm giác buồn nôn, bạn nên ăn ít và ăn nhiều bữa. Thử cố gắng tìm ra loại thực phẩm nào có thể phù hợp với bạn cũng như loại nào sẽ dễ làm cho bạn buồn nôn.

Các loại bánh qui và bánh mì có thể là cứu cánh của bạn. Vào tuần thứ 12 hay 14 trở đi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu nôn mửa nhiều lần hay liên tục trong ngày, bạn cần trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp hỗ trợ bạn kịp thời vì có thể bạn đang bị ốm nghén nặng.

8/ Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm

Có một số dấu hiệu thai kỳ quan trọng mà bạn không được phép bỏ qua. Khi bào thai ngày một lớn thì tử cung của bạn cũng sẽ lớn theo và điều này sẽ làm bạn cảm thấy đau nhẹ hay co thắt ở vùng bụng dưới. Bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra xem liệu những cơn đau này có bình thường hay không.

Trong trường hợp bạn bị co thắt và ra máu, các bác sĩ sẽ tiến hành một số bước kiểm tra để đánh giá khả năng sinh sớm ở bạn như thế nào và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

9/ Tăng cường nghỉ ngơi

Vào tam cá nguyệt thứ nhất, thai phụ thường cảm thấy ít nhiều mệt mỏi vì hóc-môn trong cơ thể họ đang thay đổi một cách nhanh chóng. Vì vậy, dù bạn đang đi làm thì cũng nên tranh thủ nghi ngơi càng nhiều càng tốt.

Mỗi tuần, bạn nên đi ngủ sớm ít nhất một lần. Ngay cả khi không thể chợp mắt sớm được, bạn cũng nên nằm nghỉ rổi đọc sách hay nghe nhạc để thư giãn. Tắt điện thoại và tạm gác mọi suy nghĩ về công việc lại vì lúc nay giấc ngủ là điều quý giá cho cả hai mẹ con.

10/ Luôn sẵn sàng gặp mặt thiên thần nhỏ của mình

Trong phần lớn các trường hợp, nếu không có gì thay đổi bất thường thì bạn sẽ được nhìn thấy con mình qua kết quả siêu âm tuần thai tứ 10 đến 14.

Khi siêu âm, bác sĩ sẽ thường bôi một lớp gel mỏng lên bụng rồi dùng một thiết bị đầu dò siêu âm bằng tay di chuyển qua lại trên bụng bạn và bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên về bé. Bác sĩ siêu âm sẽ cho bạn biết nhịp tim và một số chỉ số sinh tồn khác của thai nhi.

(còn tiếp)

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x