Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 17/06/2022

Nhiễm trùng hậu sản: Tai biến nguy hiểm mẹ sau sinh cần cảnh giác

Nhiễm trùng hậu sản: Tai biến nguy hiểm mẹ sau sinh cần cảnh giác
Nhiễm trùng hậu sản không chỉ khiến mẹ đau càng thêm đau ngay sau khi sinh mà còn phải đối diện với nguy cơ về sức khỏe, điều trị bằng kháng sinh ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.

Vậy tình trạng nhiễm trùng hậu sản thực chất là gì? Nguyên nhân,triệu chứng và cách phòng ngừa nó như thế nào? Mời các mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nhiễm trùng hậu sản là gì?

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng nhiễm trùng khởi điểm từ đường sinh dục ( tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, tử cung), xảy ra trong thời kỳ hậu sản, tức trong khoảng 6 tuần sau sinh. Mẹ có thể mắc nhiễm trùng hậu sản khi sinh thường, cũng như khi sinh mổ.

Nhiễm trùng hậu sản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm và là một trong năm nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm 10-15% các ca tử vong trong thời kỳ hậu sản.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh và các bệnh hậu sản thường gặp đe dọa sức khỏe sản phụ

Nguyên nhân gây nhiễm trùng hậu sản

Tác nhân trực tiếp gây ra bệnh thường là nhóm liên cầu trùng, trực trùng đường ruột, tụ cầu trùng, vi trùng yếm khí. Đường xâm nhập có thể từ âm đạo đến cổ tử cung, qua vòi tử cung và vào phúc mạc. Vi khuẩn cũng có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết.

nhiễm khuẩn hậu sản

Các vi trùng này dễ dàng gây bệnh hơn ở những mẹ có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Mẹ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thiếu máu.
  • Mẹ mắc tiểu đường, tiểu đường thai kỳ.
  • Những trường hợp sản phụ bị thừa cân, béo phì.
  • Một số trường hợp phải khám âm đạo nhiều lần trong quá trình chuyển dạ.
  • Sản phụ bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục từ trước.
  • Vỡ ối sớm
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Sinh mổ
  • Sản phụ bị ứ sản dịch
  • Sót một phần nhau thai trong tử cung sau sinh
  • Mẹ bị băng huyết sau sinh.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản

Mẹ có thể nhận biết nhiễm trùng hậu sản thông qua các triệu chứng như:

  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc xương chậu.
  • Sốt cao trên 38oC.
  • Sản phụ ớn lạnh, cảm giác khó chịu, nhức đầu và chán ăn.
  • Dịch tiết ra từ âm đạo có mùi hôi, kèm mủ.
  • Tử cung mềm, co hồi kém, đau.
  • Xung quanh vết mở, vết rạch tầng sinh môn có hiện tượng sưng, đỏ, đau, tiết dịch.
  • Tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, có thể kèm theo máu.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách chữa hậu sản sau sinh, mẹ tham khảo ngay kẻo muộn

Nhiễm trùng hậu sản nguy hiểm như thế nào? Biến chứng của nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản có thể tiến triển rất nhanh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ở mức độ nhẹ, nhiễm trùng hậu sản khu trú ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu, quá trình bình phục sau sinh lâu hơn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Nhưng may mắn đây là thể ít nghiêm trọng nhất. Lúc này vết thương ở vùng nông, chưa nhiễm trùng ảnh hưởng tới những cơ quan khác. Vì vậy quá trình can thiệp điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nặng hơn nhiễm khuẩn hậu sản khởi phát ở những phần cao hơn ở đường sinh. Đầu tiên vi trùng có thể xâm nhập từ lớp nội mạc tử cung, lan rộng gây viêm tử cung, viêm phúc mạc. Triệu chứng lúc này của mẹ cũng rầm rộ hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn. Trong trường hợp không đáp ứng điều trị, có thể bệnh nhân phải cắt tử cung để phòng ngừa nhiễm trùng tiếp tục lan rộng. Từ đó ảnh hưởng tới việc làm mẹ trong tương lai.

Nặng nhất, vi trùng từ đường sinh dục xâm nhập vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tới các hệ cơ quan trong cơ thể, cuối cùng dẫn tới tử vong.

Phòng ngừa nhiễm trùng hậu sản

nhiễm trùng hậu sản

Bất cứ sản phụ nào cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hậu sản. Điều may mắn là tình trạng này hoàn toàn có thể phòng tránh được bởi các bác sĩ và sản phụ. Về phần các mẹ, có thể lưu ý những điểm sau đây để đề phòng nhiễm trùng hậu sản:

  • Trước khi mang thai: Khám phụ khoa, cũng như khám sức khỏe định kỳ. Điều trị các tình trạng dứt điểm các tình viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai, cũng như kiểm soát các bệnh lý đái tháo đường, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
  • Trong thai kỳ: Khám thai đều đặn để phát hiện sớm và kịp thời xử trí các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ, vỡ ối sớm, chuyển dạ kéo dài.
  • Sau khi sinh: Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng quan hệ vợ chồng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vết khâu tầng sinh môn, đường mổ ở thành bụng khô sạch, tránh để vết mổ nhiễm trùng sau sinh.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về nhiễm trùng hậu sản. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Postpartum complications: What you need to know

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-complications/art-20446702

Ngày truy cập: 09/06/2022

2. Puerperal sepsis

https://www.nhp.gov.in/disease/gynaecology-and-obstetrics/puerperal-sepsis

Ngày truy cập: 09/06/2022

3. Postpartum Infections

https://emedicine.medscape.com/article/796892-overview

Ngày truy cập: 09/06/2022

4. WHO recommendations for prevention and treatment of maternal peripartum infections

https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/186171/9789241549363_eng.pdf;jsessionid=ED055CC06FE9264D8600CFFC76F4A834?sequence=1

Ngày truy cập: 09/06/2022

5. Infectious Morbidity After Cesarean Delivery: 10 Strategies to Reduce Risk

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3410505/

Ngày truy cập: 09/06/2022

x