Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/11/2020

Khi con thét lên “Con ghét mẹ”, trẻ đang sốc tâm lý!

Khi con thét lên “Con ghét mẹ”, trẻ đang sốc tâm lý!
"Con ghét mẹ" - hẳn bạn sẽ vô cùng khó chịu khi nghe con gào lên như vậy. Nhưng bạn có biết rằng đằng sâu câu nói đó là những biến động tâm lý mà trẻ đang tự trải qua, rất cần cha mẹ bên cạnh hỗ trợ con lúc này.

Nếu con bạn luôn miệng nói không với những yêu cầu của cha mẹ thì đó cũng là điều bình thường. Có khi trẻ gào lên “Con ghét mẹ”, điều đó cho thấy con đang trong giai đoạn muốn khẳng định độc lập

Tình yêu thương cha mẹ dành cho con là rất thiêng liêng và vô bờ bến, bởi thế, sẽ có lúc bạn cảm thấy sốc khi con yêu bảo “Con ghét mẹ”, đồng thời có những hành động và thái độ bất hợp tác. Trong những trường hợp đó, bạn nên giữ sự bình tĩnh và ứng phó khôn khéo nhất để con lấy lại được sự cân bằng sau cú sốc tâm lý và trở thành một đứa trẻ ngoan hơn.

Lý giải tại sao trẻ bảo “Con ghét mẹ”

Chắc chắn là các bạn có lúc không hiểu được lí do gì mà con hành xử như vậy, vì trẻ biết cha mẹ rất yêu thương mình và không bao giờ bỏ rơi trẻ. Con của bạn cố thể hiện tất cả mọi điều, bao gồm là những bực tức lên người bạn. Điều này là dấu hiệu cho thấy con đang gặp phải một cú sốc tâm lý.

Một số lý do dẫn đến sự lo lắng và tức giận ở trẻ:

  • Thứ nhất là trẻ đang sợ hãi

Đây là điều dễ gặp ở trẻ khi mà trong gia đình của bạn có một biến động nào, như ba mẹ cãi nhau trước mặt trẻ, bạn quyết định một việc gì đó không vừa ý chúng,… thường thì những đứa trẻ còn quá nhỏ để nói lên ý kiến của mình cho người lớn về những thay đổi trong cuộc sống.

  • Thứ hai: trẻ đang gặp khó khăn trong việc học tập

Trẻ sẽ được thầy, cô dạy rất nhiều ở trường mà không phải đứa nào cũng tiếp thu một cách nhanh chóng. Khi không tiếp thu nhanh như các bạn, làm thủ công không bằng các bạn, vẽ không đẹp như các bạn,… trẻ cảm thấy chán nản, bực dọc.

Nguyên nhân xảy ra điều này là khi mà thầy cô và cha mẹ tỏ ra quá trông đợi vào kết quả của con. Điều đó vô tình tạo áp lực, trẻ có cảm giác mình phải học vì kỳ vọng của cha mẹ.

  • Cuối cùng là trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe thể chất

Trẻ có thính giác hoặc thị giác kém thường có xu hướng tỏ ra bực dọc, con luôn tỏ ra khó chịu với khả năng nghe nhìn của mình. Đặc biệt, nếu bạn vô tình không biết điều đó mà la mắng hoặc trách phạt khi con không nghe hoặc làm theo người lớn, trong khi con không biết làm thế nào để nêu lên ý kiến cho bạn biết.

Ứng phó khi con bảo Con ghét mẹ
Càng to tiếng và đưa câu ra lệnh, bạn sẽ làm tăng sự khủng hoảng tâm lý của con

Cách ứng phó khôn khéo của bạn với những cú sốc tâm lý ở trẻ

Đừng tỏ vẻ thất vọng trước mặt trẻ

Khi con đột nhiên nói “con ghét mẹ”, hoặc là “mẹ thật đáng ghét”, bạn không tránh được cảm giác thất vọng tràn trề. Nhưng hãy nhớ rằng bạn là người lớn còn con chỉ là một đứa trẻ. Sự thật là trẻ không hề ghét bạn mà vì đơn giản bạn không đáp ứng nhu cầu của trẻ, khi đó và theo quán tính của một đứa trẻ chưa đủ lớn nó sẽ nói điều đó ngay lập tức.

Một điều mà bạn nên ghi nhớ là con rất yêu bạn rất nhiều, có nghĩa rằng nó sẽ cảm thấy an toàn, tin cậy khi luôn ở bên bạn nên bé càng muốn bạn phải chú ý và quan tâm chúng ở bất kì lúc nào, ở đâu.

>> Cách đối xử của cha mẹ ảnh hưởng đến con như thế nào?

Can thiệp ngay lập tức

Nếu thấy con có sự kích động thì bạn nên dang rộng vòng tay ôm chúng hoặc ngồi xuống nắm lấy bàn tay để dỗ dành con của mình. Sau đó, hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng hành động của con là không đúng và sẽ làm cho bạn buồn.

Bạn nên hứa với chúng rằng ba mẹ sẽ không nói những lời như vậy một lần nào nữa để chúng an tâm và cảm thấy được sự quan tâm hơn từ bạn. Nói cách khác, bạn nên cho con hiểu rằng mình đang làm tổn thương người khác và cách hành xử như thế là không đúng. Cuối cùng là bạn nên đính chính lại xem con có hiểu mình đã làm sai hay không.

Ứng phó khi con bảo Con ghét mẹ
Ôm con vào lòng khi bé đang giận dữ, buồn bã giúp con nhanh chóng bĩnh tĩnh lại, và cảm nhận được tình yêu thương của mẹ

Hướng dẫn việc làm đúng cho con

Không có gỉ có thể chia cắt tình mẫu tử, nếu các bạn biết cách chăm sóc và hiểu tâm lý của trẻ thì tình cảm gia đình sẽ ngày càng được gắn khít. Từ đó, sẽ không có một cú sốc tâm lý nào ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ nữa.

Bạn cần hướng dẫn cho trẻ những cách nói khác phù hợp hơn để thể hiện cảm xúc của mình. Thay vì nói “con ghét mẹ” thì bé có thể nói “Mẹ ơi, con không thích điều này” để chúng trở nên lễ phép ở bất kì hoàn cảnh nào. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương nhiều hơn từ bạn qua những sự quan tâm và chia sẻ từ ba mẹ

Thanh Tiến

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x