Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn
Cập nhật 26/08/2022

Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và bảo vệ bản thân

Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và bảo vệ bản thân
Ngày 23/7, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do tốc độ lây truyền nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa tới các quốc gia khác.

Vậy liệu loài vi khuẩn nhỏ bé mang tên bệnh đậu mùa khỉ, có đang lần theo đường mòn của Sar-Covid-2 để khiến cả thế giới một lần rơi vào bế tắc hay không? Hãy cùng MarryBaby trang bị cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ ngay nhé.

1. Nhận biết triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một dạng bệnh do 1 loại virus thuộc giống Orthopoxvirus của họ Poxviridae; truyền từ động vật sang người gây ra với các triệu chứng tương tự bệnh đậu mùa.

Sự lây truyền cung có thể từ người sang người qua tiếp xúc với chất tiết ở vị trí tổn thương trên cơ thể, tổn thương trên da hoặc trên bề mặt niêm mạc bên trong, chẳng hạn như trong miệng hoặc cổ họng, các giọt đường hô hấp và các vật dụng bị nhiễm bẩn. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu,…

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Những con đường khiến bạn bị lây lan bệnh đậu mùa khỉ là:

  • Chạm vào vật dụng, vết thương hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
  • Chạm vào động vật có nguy cơ mang mầm bệnh như khỉ, chuột và sóc cây.
  • Ăn thịt các loài động vật lạ và con vật có nguy cơ nhiễm bệnh trước đó.

Để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ; bạn sẽ cần hạn chế các con đường lây lan của bệnh.

nhận biết triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có những triệu chứng nào?

Trong 5 ngày đầu tiên, bệnh nhân có các triệu chứng tương tự bệnh cúm, bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Đau lưng.
  • Khó chịu (thiếu năng lượng).
  • Nổi hạch/sưng hạch bạch huyết (Sự hiện diện của nổi hạch là dấu hiệu chính để phân biệt bệnh thủy đậu với bệnh thủy đậu).

Sau giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những bọng nước giống với bệnh thủy đậu. Các nốt ban có đường kính từ 2-5mm, bên trong chính là nước dịch (mụn mủ) gây lây lan cho người tiếp xúc. Tình trạng có thể kéo dài từ 14 đến 21 ngày.

2. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Theo UN, trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của bệnh đậu khỉ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần.

Nhưng trong khoảng từ 3 đến 6% các trường hợp được báo cáo ở các quốc gia có dịch bệnh lưu hành; nó có thể dẫn đến các biến chứng y tế và thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ em và những người bị thiếu hụt hệ thống miễn dịch có thể có nguy cơ bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh này.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị lực.

Nhiều trường hợp tử vong là trẻ em; hoặc những người có thể có các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, chúng ta cần biết phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

3. Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ là gì?

3.1 Tiêm phòng

"Tiêm

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Thế nhưng theo nghiên cứu, vắc xin tiêm phòng đậu mùa có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ với hiệu quả lên đến 85%. Ngoài ra, một loại vắc xin giúp giảm độc lực (chủng Ankara) đã được phê duyệt để phòng bệnh đậu mùa khỉ vào năm 2019.

Tuy nhiên, mọi người cần áp dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ khác nữa vì hiệu quả của 2 loại vắc xin này vẫn còn hạn chế.

>> Bạn nên đọc thêm: Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4? Đối tượng tiêm là ai?

3.2 Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Khi phát hiện những người xung quanh có các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ như sốt, ho, phát ban… bạn cần đề phòng bằng cách tránh tiếp xúc gần; hoặc nếu có tiếp xúc gần; bạn cần chủ trương theo dõi sức khỏe bản thân trong 2 tuần tiếp theo để phòng ngừa lây lan bệnh đậu mùa khỉ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn; đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác. Đồng thời kiêng quan hệ tình dục hoặc luôn đảm bảo sử dụng bao cao su trong giai đoạn này.

3.3 Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã

Nguyên nhân của bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu là do lây truyền từ động vật sang người. Nên tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật ốm hoặc chết, kể cả thịt, máu và các bộ phận khác của chúng. Ngoài ra, tất cả các thực phẩm có liên quan đến thịt hoặc các bộ phận của động vật phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.

3.4 Hạn chế buôn bán động vật để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Chúng ta nên hạn chế nhập khẩu các loại động vật có khả năng gây bệnh cao như các loài gặm nhấm và các loài linh trưởng. Những động vật này có thể mang mầm bệnh mà bạn rất khó để kiểm chứng được. Những động vật nuôi có khả năng bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cũng cần được cách ly với các động vật khác và đưa vào kiểm dịch ngay lập tức.

>> Bạn nên đọc thêm: Vi khuẩn ăn thịt người là gì?

3.5 Giữ vệ sinh cho bản thân và cộng đồng

Giữ vệ sinh chung
Luôn rửa tay sạch là cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Để chủ động phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

  • Che miệng và mũi khi hắt hơi.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
  • Chủ động tự cách ly và kiêng quan hệ tình dục nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc gần, hoặc chạm vào vết thương của người bệnh.
  • Không di chuyển đến những quốc gia Trung và Tây Phi.
  • Tăng cường hoạt thể thao, rèn luyện thể chất (7 hoạt động gắn kết gia đình nâng cao thể lực)

>> Bạn nên đọc thêm: Biến chủng BA.5 nguy hiểm như thế nào? Không nên chủ quan

4. Nếu bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cần làm gì?

Bộ Y Tế khuyến nghị người dân cần khẩn trương nâng cao ý thức khi quốc gia có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Theo đó, nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh đậu mùa khỉ, cách phòng ngừa cần thực hiện lúc này bao gồm:

  • Lập tức tự cách ly bản thân khỏi mọi người từ 14 – 21 ngày.
  • Thông báo cho cơ sở y tế trong 24 giờ đầu tiên.
  • Báo cáo các thông tin cho cơ sở y tế bao gồm: lịch sử di chuyển; ngày phát bệnh; nơi cách ly; lịch sử tiếp xúc,..
  • Người chăm sóc cho bệnh nhân chỉ nên chạm vào vết thương khi vùng da ấy có dấu hiệu phục hồi. Đồng thời cần được theo dõi chéo để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trở lại.

Cho đến nay, các quốc gia vẫn chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để đánh chặn cơ hội phát triển của vi khuẩn.

Cuối cùng, chúng ta có thể hiểu rằng, cách phòng ngừa đầu tiên dù là bệnh đậu mùa khỉ hay bất kỳ bệnh nào khác; phần lớn thuộc về ý thức bản thân; cũng như chủ động trang bị kiến thức; thay vì chủ quan và xem nhẹ. Hy vọng bài viết đã giải đáp phần nào thắc mắc của người dân về bệnh đậu mùa khỉ là gì, có nguy hiểm không; lây qua những đường nào; và cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Monkeypox
https://dermnetnz.org/topics/monkeypox
Ngày truy cập: 29/07/2022

2. Monkeypox
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/monkeypox
Ngày truy cập: 29/07/2022

3. Multi-country monkeypox outbreak in non-endemic countries
https://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2022-DON385
Ngày truy cập: 29/07/2022

4. Monkeypox
https://www.nhs.uk/conditions/monkeypox/
Ngày truy cập: 29/07/2022

5. Monkeypox
https://dermnetnz.org/topics/monkeypox
Ngày truy cập: 29/07/2022

6. Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ?
https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/lam-the-nao-e-bao-ve-ban-than-khoi-nguy-co-mac-benh-au-mua-khi-
Ngày truy cập: 29/07/2022

x