Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 31/08/2023

Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng, và các vấn đề thường gặp

Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng, và các vấn đề thường gặp
Môi bé là hai lớp da kéo dài từ âm vật (hột le) xuống dưới đáy trước cửa âm đạo, và bao quanh cửa âm đạo. Môi bé là một phần của âm hộ và có chức năng quan trọng đối với việc quan hệ tình dục của chị em.

Vậy môi bé là gì? Môi bé có cấu tạo và chức năng như thế nào đối với cơ quan sinh dục của phụ nữ? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây!

1. Môi bé là gì?

Môi bé (labia minora/inner lips) là hai lớp da ở hai bên cửa âm đạo của âm hộ, nằm ngay bên trong môi lớn. Chiều dài của môi bé là từ 4 – 5 cm, rộng khoảng 0,5 – 1 cm. Trong một vài trường hợp, môi bé có thể dài hơn, rộng hơn và có thể bao phủ cả môi lớn.

2. Cấu tạo của môi bé là gì?

Môi bé là gì?
Môi bé như thế nào là bình thường? Hình ảnh minh họa môi bé phụ nữ là gì.

Về màu sắc, môi bé của mỗi người sẽ có màu sắc khác nhau như màu hồng, màu nâu, hoặc màu xám,..

Tương tự về hình dáng và kích thước của mỗi bé cũng vậy, sẽ có chút khác nhau ở mỗi người, và điều này hoàn toàn bình thường. Một số người sẽ có môi bé rộng và tràn ra môi lớn; và một số khác thì có môi bé nhỏ hơn; hoặc bên to bên nhỏ,..

Về cấu tạo của môi bé:

  • Môi bé nằm phía bên trong của môi lớn.
  • Môi bé là hai cặp môi phía bên trong âm hộ; kéo dài từ âm vật (hột le) đến phần đáy của cửa âm đạo.
  • Phía dưới cùng của môi bé được nối với nhau bằng một mô mềm có tính đàn hồi được gọi là da nôi môi nhỏ (the frenulum). Da nôi môi nhỏ này giống như dây hãm ở đầu dương vật của nam giới.

>> Cùng chủ đề môi bé: Màng trinh là gì? Và màng trinh nằm ở vị trí nào?

3. Chức năng của môi bé đối với phụ nữ là gì?

Chức năng của môi bé là gì?
Chức năng của môi bé đối với phụ nữ là gì?

Chức năng của môi bé là giữ ẩm, che chắn, và bảo vệ âm đạo khỏi nguy cơ bị viêm nhiễm. Đồng thời giúp che chắn cả vùng âm hộ như lỗ niệu đạo khỏi các kích ứng bên ngoài.

Trong quá trình kích thích và quan hệ tình dục, môi bé tham gia vào quá trình này bằng cách tăng tiết chất nhờn bôi trơn bên trong âm đạo; và xung quanh môi bé. Chất nhờn này được tạo ra nhờ vào tuyến Bartholin của âm đạo, giúp cho việc quan hệ thâm nhập được diễn ra trơn tru hơn.

Tuy nhiên, ở những phụ nữ càng lớn tuổi, hoặc người có hormone estrogen thấp; phần da ở môi bé sẽ dần mỏng và khô hơn. Việc này sẽ gây ra chút khó khăn trong lúc quan hệ tình dục.

>> Cùng chủ đề môi bé: Âm đạo là gì? Và sẽ thế nào ở giai đoạn 30, 40, 50 và 60 tuổi

4. Những vấn đề có thể xảy ra ở môi bé là gì?

những vấn đề có thể xảy ra với môi bé
Những vấn đề có thể xảy ra ở môi bé là gì?

Không những môi bé có chức năng bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm; mà còn giúp tạo ẩm cho âm đạo trong lúc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, môi bé cũng có thể gặp một số vấn đề về sinh lý và bệnh lý. Trong đó có tình trạng môi bé dài hoặc sẫm màu sau khi phụ nữ sinh em bé.

4.1 Tình trạng môi bé dài hơn môi lớn

Âm đạo của phụ nữ, cụ thể là môi bé có thể sẽ thay đổi trong quá trình phụ nữ mang thai; và sau khi sinh. Lý do là trong quá trình mang thai, lưu lượng máu đi đến cơ quan sinh dục của nữ cao hơn. Từ đó dẫn đến màu sắc của môi bé và âm đạo trông sẫm màu hơn.

Một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Môi bé dài hơn môi lớn do di truyền.
  • Kích thước của em bé cũng quyết định sự thay đổi môi bé của âm hộ.
  • Quan hệ tình dục và ma sát nhiều cũng sẽ làm cho môi bé trông tối màu hơn. Ma sát càng nhiều, tế bào ở da vùng kín càng tăng thêm các hắc tố melanin.

>> Cùng chủ đề: Cách nhận biết màng trinh còn hay rách chính xác

4.2 Môi bé bị phì đại

Môi âm hộ bị phì đại (Labial hypertrophy) là tình trạng một hoặc cả hai bên môi âm hộ to hơn bình thường; hoặc tình trạng môi bé to và dài ra bên ngoài môi lớn.

Nhìn chung, đây là một tình trạng bình thường, mang tính di truyền và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe của bạn. Thông thường, tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti và xấu hổ. Trường hợp môi lớn của bạn quá to, bạn nên đi khám bác sĩ Sản – Phụ khoa để có phương pháp điều trị phù hợp.

4.3 Các bệnh lý liên quan đến âm đạo khác

Ngoài những vấn đề có thể xảy ra với môi bé, thì nhìn chung, âm đạo cũng có thể gặp một số bệnh lý và có ảnh hưởng trực tiếp đến môi bé.

Những bệnh lý âm đạo có thể kể đến như:

>> Cùng chủ đề môi bé môi lớn là gì: Ngứa vùng kín ở nữ là do đâu? Cách chữa trị mau khỏi

5. Khi nào cần đi gặp bác sĩ để kiểm tra môi bé?

Trường hợp môi lớn và môi bé của bạn bị thâm đen đột ngột, hoặc tình trạng môi lớn môi bé của bạn không như ý muốn và bạn cần can thiệp phẫu thuật làm gọn; làm hồng,.. Cách tốt nhất là bạn cần đi khám bác sĩ Sản – Phụ khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.

Một số dấu hiệu cho thấy vùng kín cần được kiểm tra:

  • Đau khi giao hợp.
  • Đỏ hoặc ngứa âm đạo.
  • Một khối hoặc phình trong âm đạo.
  • Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết âm đạo.
  • Chảy máu âm đạo giữa các thời kỳ, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau khi mãn kinh.

>> Gợi ý: Top 7 bệnh viện, phòng khám phụ khoa TP.HCM tốt nhất hiện nay

6. Cách giữ vệ sinh vùng kín và môi bé

cách vệ sinh vùng kín
Cách vệ sinh vùng kín và môi bé là gì

Để hạn chế gặp những vấn đề môi bé và môi lớn, hoặc cơ quan sinh dục của phụ nữ, bạn nên biết cách giữ vệ sinh thật kỹ và thật an toàn.

Cách giữ vệ sinh vùng kín phụ nữ sạch và an toàn:

  • NÊN chọn đồ lót bằng cotton, kích cỡ thoải mái.
  • NÊN rửa xung quanh âm hộ bằng nước ấm và lau khô.
  • NÊN sử dụng bao cao su; và chất bôi trơn khi quan hệ tình dục.
  • NÊN sử dụng miếng lót thay cho băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt.
  • KHÔNG thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • KHÔNG tắm nước nóng quá thường xuyên vì dễ làm khô âm đạo.
  • KHÔNG sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm, cụ thể là các loại xà phòng và chất khử mùi mạnh.

>> Cùng chủ đề môi bé là gì: Vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ là do đâu?

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về môi bé là gì, chức năng và cấu tạo của môi bé; và những vấn đề thường gặp đối với môi bé. Sau khi đã hiểu, việc bạn cần làm chính là luôn chủ động giữ vệ sinh vùng kín thật sạch; đồng thời luôn chọn quan hệ tình dục an toàn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Anatomy of the Vulva
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia.aspx
Ngày truy cập: 13/12/2022

2. Picture of the Vagina
https://www.webmd.com/women/picture-of-the-vagina
Ngày truy cập: 13/12/2022

3. What are the parts of the female sexual anatomy?
https://www.plannedparenthood.org/learn/health-and-wellness/sexual-and-reproductive-anatomy/what-are-parts-female-sexual-anatomy
Ngày truy cập: 13/12/2022

4. Vagina
https://my.clevelandclinic.org/health/body/22469-vagina
Ngày truy cập: 13/12/2022

5. Disorders of the Vulva: Common Causes of Vulvar Pain, Burning, and Itching
https://www.acog.org/womens-health/faqs/disorders-of-the-vulva-common-causes-of-vulvar-pain-burning-and-itching
Ngày truy cập: 13/12/2022

6. Labia Minora
https://www.osmosis.org/answers/labia-minora
Ngày truy cập: 13/12/2022

7. Long-term impacts of childbirth
https://www.plunket.org.nz/being-a-parent/looking-after-you/health-and-care-after-birth/long-term-impacts-of-childbirth/
Ngày truy cập: 13/12/2022

x