Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/10/2020

Đặt vòng tránh thai "thấy mà thương", sao chị em vẫn chọn?

Đặt vòng tránh thai "thấy mà thương", sao chị em vẫn chọn?
Đặt vòng tránh thai tuy rất nhanh nhưng vẫn được xem là tiểu phẫu, mẹ vẫn phải chịu những cơn đau nhói. Đó là lý do chỉ cần nghĩ đến quy trình thực hiện thôi nhiều mẹ cũng nổi da gà.

Có vô số cách tránh thai khác nhau lưu truyền trong dân gian hay y học hiện đại nhưng tại sao nhiều chị em sau khi sinh vẫn trung thành với cách đặt vòng tránh thai truyền thống?

Phải chăng vì giá thành thấp mà vẫn đảm bảo chuyện ấy diễn ra suôn sẻ, cao trào và kịch tính như không có gì? Có trực tiếp trải qua quy trình đặt vòng tránh thai mới hiểu được chưa bao giờ là dễ dàng khi phải đối diện với bác sĩ và cho vật gì đó vào cơ thể.

Quy trình đặt vòng tránh thai “thấy mà thương”

Ngay khi bạn đến bệnh viện và quyết định chọn cách tránh thai là đặt vòng, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách đặt một tay trên bụng và dùng hai ngón tay kia chèn vào trong âm đạo để cảm nhận các cơ quan vùng chậu. Tiếp đó thực hiện các bước như sau:

đặt vòng tránh thai
Dùng một dụng cụ dạng mỏ vịt để giữ cho âm đạo mở và tiến hành làm sạch âm đạo để tránh nhiễm trùng
Đặt vòng tránh thai 1
Sau khi đã xác định chiều dài buồng tử cung, bác sĩ đưa nhẹ vòng tránh thai qua cổ tử cung rồi đến định vị tại buồng cổ tử cung.
đặt vòng tránh thai 2
Trên mỗi vòng đều có chất đồng và có 2 sợi dây cước ở chân vòng, sợi dây này giúp xác định vòng định vị đúng.
đặt vòng tránh thai 3
Sau khi đặt vòng vào buồng tử cung, bác sĩ sẽ cắt bớt sợi dây cước nằm trong âm đạo, nhằm tránh vướng và bất tiện trong giao hợp, phần còn lại của sợi dây chỉ 3-4cm.

Để kiểm tra vòng có đặt đúng vị trí hay không, mẹ có thể làm theo cách: Rửa sạch tay, đặt ngón tay vào trong âm đạo cho đến khi cảm nhận được cổ tử cung của mình. Nếu bạn sờ thấy sợi dây ở cổ tử cung thì vòng tránh thai đã ở vị trí phù hợp. Bạn không nên kéo chiếc dây này vì có thể làm thay đổi vị trí của vòng tránh thai.

Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai

Vòng tránh thai không giúp mẹ an toàn 100% trong cả chuyện tránh thai và bảo vệ khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Ưu điểm

  • Mang lại hiệu quả tránh thai cao khoảng 99%, có tác dụng tức thì và lâu dài cho phái đẹp khoảng từ 5 đến 10 năm
  • Chi phí phải chăng, dễ sử dụng và thường không có cảm giác đang mang vật thể lạ trong người
  • Không ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục như các phương pháp tránh thai khác
  • Không gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của phái đẹp và an toàn trong giai đoạn cho con bú

Nhược điểm

  • Tăng tiết dịch âm đạo và cổ tử cung
  • Nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa: Vì khi đặt vòng sẽ làm thay đổi về sinh hóa và tế bào của nội mạc tử cung dẫn đến việc sức đề kháng của cơ quan sinh dục suy yếu, điều này vô tình trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn lây bệnh xâm nhập
  • Sau khi đặt vòng, máu kinh nguyệt trong những lần đầu sẽ xuất nhiều hơn, có thể gây rối loạn và kéo dài kỳ kinh nguyệt

Làm sao để đặt vòng tránh thai hiệu quả nhất?

Đặt vòng tránh thai tuy đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật và mẹ cũng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Sau khi đặt vòng cần nằm nghỉ ngơi khoảng 3-4 ngày, tránh làm việc nặng 7 ngày.
  • Đặt vòng xong 1 tháng vẫn phải khám lại định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời phát hiện bất thường.
  • Nếu bị viêm nhiễm phụ khoa phải điều trị xong mới đặt vòng.
  • Trong thời gian mang vòng phát hiện dịch âm đạo chảy nước vàng, xanh, tanh hôi và ngứa rát phải đi khám ngay.

Không phải ai cũng đặt được vòng tránh thai

Không giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, vòng tránh thai khá “kén” người sử dụng. Nếu rơi vào một trong những trường hợp sau, mẹ cần phải chọn phương thức tránh thai khác:

  • Nghi ngờ có thai
  • Đang bị viêm vùng chậu
  • Bị bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng 3 tháng
  • Viêm cổ tử cung
  • Bệnh lý ác tính đường sinh dục
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung
  • U xơ làm biến dạng vòng tử cung
  • Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa điều trị
  • Người bị ung thư vú không dùng dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết.

6 cách tránh thai phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay

Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, hiện có nhiều biện pháp tránh thai hiệu quả dành riêng cho chị em.

  • Màng chắn cổ tử cung VCF
  • Vòng tránh thai IUD
  • Bao cao su cho nữ giới
  • Miếng dán tránh thai dành cho nữ giới
  • Cấy que tránh thai dưới da
  • Uống thuốc tránh thai kết hợp giữa estrogen và progesterone

Không nhất thiết phải đặt vòng tránh thai để tránh thai, mẹ có nhiều lựa chọn hơn, thậm chí cũng đã có những biện pháp tránh thai mà ông xã chủ động được, đừng nhận quá nhiều thiệt thòi cho mình nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x