Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 20/02/2024

Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám?

Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám?
Việc mang thai có thể không dễ dàng gì với nhiều chị em dù đã làm nhiều cách, thử nhiều phương pháp, “thả” thoải mái trong 2 tháng, 3 tháng, thậm chí 1 năm. Bạn cần biết rằng, nếu thả trong một thời gian nhất định mà chưa có thai, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân sớm.

Vậy thả bao lâu không có thai thì nên đi khám? Có cách nào cải thiện tỷ lệ mang thai không? Và liệu bạn có đang vô sinh không? Hãy đọc bài viết này ngay.

1. Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám?

Thời gian thả bao lâu không có thai thì nên đi khám sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ. Tiến sĩ – Bác sĩ Goldberg cho biết rằng phụ nữ dưới 35 tuổi nên đi khám bác sĩ nếu thả 1 năm chưa có thai. Đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên nên đi khám sau khi thả 6 tháng mà không có thai vì lúc này khả năng sinh sản của bạn đã giảm đi nhiều do tuổi tác. Thông thường, phụ nữ 30 tuổi có khả năng thụ thai thành công khoảng 20% trong mỗi chu kỳ. Còn phụ nữ ở tuổi 40, cơ hội đó đã giảm xuống còn khoảng 5%.

Ngoài ra, có một số trường hợp bạn cũng cần đi khám bác sĩ sớm hơn 1 năm như:

  • Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có. Đây là dấu hiệu cho thấy rụng trứng không bình thường.
  • Phụ nữ có màu máu kinh nguyệt bất thường như màu nâu, đen, xám, cam báo hiệu âm đạo đang mắc bệnh.
  • Phụ nữ có tiền sử lạc nội mạc tử cung, dính vùng chậu (mô sẹo) hoặc nhiễm trùng vùng chậu.
  • Phụ nữ đã từng mang thai ngoài tử cung ở ống dẫn trứng, nhiễm trùng vùng chậu hoặc cần thắt ống dẫn trứng.
  • Đàn ông đã đi khám trước đó và phát hiện tinh dịch bất thường hoặc có vấn đề về cương dương hoặc xuất tinh.
  • Những người đàn ông cần phẫu thuật để đảo ngược việc thắt ống dẫn tinh hoặc lấy tinh trùng.
  • Phụ nữ đồng tính nữ hoặc độc thân cần tinh trùng của người hiến tặng.
  • Mặc dù không phải là vấn đề vô sinh nhưng những phụ nữ đã từng sẩy thai từ hai lần trở lên cũng nên đi khám bác sĩ sớm nếu thả mà vẫn không có thai.
Thời gian thả bao lâu không có thai thì nên đi khám sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ
Thời gian thả bao lâu không có thai thì nên đi khám sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ

2. Dấu hiệu vô sinh ở nam và nữ

Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám thì bạn đã biết rồi. Nhưng tại sao thả mãi mà không có thai? Nếu thả 1 năm chưa có thai thì có khả năng bạn gặp vấn đề về khả năng sinh sản hoặc có nguy cơ vô sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu vô sinh ở cả nữ và nam mà bạn cần nên quan tâm.

Dấu hiệu vô sinh thường gặp ở nữ: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, mất kinh kéo dài, mất cân bằng nội tiết tố (gặp vấn đề về da, giảm ham muốn, mọc lông ở mặt, tăng cân bất thường…), đau khi quan hệ tình dục

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số nguyên nhân chính gây nên dấu hiệu vô sinh ở nữ:

  • Tắc nghẽn ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng bị tắc hoặc bị sẹo ngăn cản tinh trùng đến gặp trứng là nguyên nhân thường gặp gây vô sinh. Ngoài ra nếu bạn bị nhiễm trùng vùng chậu, bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc lạc nội mạc tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn trứng dẫn đến vô sinh.
  • Rối loạn rụng trứng: Đôi khi phụ nữ không rụng trứng đúng chu kỳ cũng dẫn đến vô sinh. Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng hoặc trọng lượng cơ thể thấp. Béo phì cũng có thể dẫn đến các vấn đề về rụng trứng.
  • Những bất thường ở tử cung: Một số tình trạng khiến trứng đã thụ tinh (phôi) khó bám vào thành tử cung như u xơ tử cung, mô sẹo, polyp nội mạc tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường có thể làm giảm cơ hội mang thai.
  • Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám? Dấu hiệu vô sinh ở nữ
    Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám? Dấu hiệu vô sinh ở nữ

    Dấu hiệu vô sinh thường gặp ở nam: Dấu hiệu vô sinh thường gặp ở nam bao gồm rối loạn cương dương, xuất tinh bất thường, tổn thương ở đầu hoặc thân dương vật, đi tiểu bất thường… Nếu muốn tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây vô sinh nam, bạn có thể đọc thêm tại đây.

    3. Cách tăng khả năng thụ thai

    Để tăng khả năng thụ tinh và giải quyết phiền não từ vấn đề thả bao lâu không có thai thì nên đi khám, bạn có thể thử một số cách sau:

    • Duy trì một lối sống lành mạnh: Hãy đảm bảo rằng bạn duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng và đủ vitamin và khoáng chất. Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine, thuốc lá, và tránh uống quá nhiều rượu.
    • Thực hiện việc tập thể dục đều đặn: Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường lưu thông máu đến cơ quan sinh dục. Hãy chọn một hoạt động thể thao mà bạn thích và thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
    • Điều chỉnh cân nặng: Cân nặng quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng. Hãy cố gắng duy trì cân nặng trong khoảng phù hợp để tăng khả năng mang thai.
    • Xem xét sức khỏe tổng thể: Nếu bạn hoặc chồng có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hoặc mắc một số dấu hiệu vô sinh như trên đã đề cập thì cần đến bác sĩ chữa trị. Điều trị các vấn đề sức khỏe như rối loạn nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt không đều, chất lượng tinh trùng không ổn định có thể giúp tăng khả năng thụ thai.
    • Xác định chu kỳ rụng trứng: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để xác định thời điểm rụng trứng. Quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này có thể tăng khả năng thụ tinh. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, tần suất quan hệ phù hợp để mang thai nên là 2 ngày/1 lần.
    • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Hãy thử các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định, hoặc tham gia các hoạt động giảm căng thẳng khác để giảm áp lực và cân bằng tâm trạng của bạn.
    • Hạn chế việc sử dụng thuốc tránh thai: Nếu bạn đang sử dụng các phương pháp tránh thai như bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai nội tiết tố, hãy xem xét ngừng sử dụng chúng để dễ mang thai.

    >> Bạn nên xem: 15 cách tăng khả năng thụ thai tự nhiên một phát ăn ngay

    Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám thì câu trả lời là 12 tháng đối với phụ nữ dưới 35 tuổi và 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi. Bạn cần lưu ý đi khám kịp thời để bác sĩ có thể tìm ra cách tăng khả năng thụ thai phù hợp cũng như duy trì lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Not Pregnant Yet? When to Seek Help
    https://health.clevelandclinic.org/not-pregnant-yet-when-to-seek-help
    Ngày truy cập: 30/01/2023

    2. Why Can’t I Get Pregnant? | Johns Hopkins Medicine
    https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/why-cant-i-get-pregnant
    Ngày truy cập: 30/01/2023

    3. Why Can’t I Get Pregnant? | Johns Hopkins Medicine
    https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/why-cant-i-get-pregnant
    Ngày truy cập: 30/01/2023

    4. Female infertility – Symptoms & causes – Mayo Clinic
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/female-infertility/symptoms-causes/syc-20354308
    Ngày truy cập: 30/01/2023

    5. How to Get Pregnant Naturally | American Pregnancy Association
    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/planning/how-to-get-pregnant-naturally/
    Ngày truy cập: 30/01/2023

    6. Infertility – Diagnosis and treatment
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/diagnosis-treatment/drc-20354322
    Ngày truy cập: 30/01/2023

    x