Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng
Cập nhật 20/12/2023

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?
Đau bụng khi hành kinh là một triệu chứng mà hầu như phụ nữ nào cũng có thể gặp ít nhất 1 lần trong đời. Đây là một hiện tượng đau bụng dưới khi đến ngày hành kinh và có thể lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt.

Thời gian đau bụng kinh phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người; có người đau 1-2 ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn. Do đó, để giảm bớt cơn đau bụng nhiều người tìm đến việc uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, phụ nữ uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Hiện tại, MarryBaby chưa tìm được bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho vấn đề uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh hay không. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống thuốc đau bụng kinh khi thật cần thiết theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; hoặc sau khi áp dụng các cách giảm đau bụng kinh tự nhiên mà không có hiệu quả tích cực.

Trên thị trường hiện nay có các loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn có thể giúp giảm đau bụng kinh như ibuprofen (Advil, Motrin IB), naproxen (Aleve) và acetaminophen (Tylenol). Đối với những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc chống viêm theo toa (NSAID).

Ngoài ra, bạn có thể giảm đau bụng kinh bằng cách uống thuốc tránh thai, sử dụng miếng dán tránh thai và vòng âm đạo (vaginal ring). Vì các biện pháp này giúp kiểm soát lượng hormone ổn định không kích sản xuất hormone prostaglandin giúp giảm cơn đau bụng.

Liên quan đến vấn đề uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh không; bạn có thể tìm hiểu thêm về đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào trên MarryBaby nhé.

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?
Phụ nữ uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh

Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau bụng kinh là do hormone Prostaglandin tăng cao. Khi bạn có kinh, hormone Prostaglandin tăng cao gây ra các cơn co thắt ở cơ tử cung giúp đào thải lớp niêm mạc tử cung ra ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp hormone này trong cơ thể tăng cao hơn, các cơn co thắt sẽ mạnh hơn dẫn đến đau bụng kinh.

Đau bụng kinh được phân thành 2 loại:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Mức độ đau từ nhẹ đến trung bình và thường chỉ liên quan đến bong tróc niêm mạc tử cung.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Tình trạng này có biểu hiện đau đau dữ dội và là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

>> Bạn có thể xem thêm: Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

Đau bụng kinh thường xuyên có bị vô sinh không?

Tình trạng đau bụng kinh thứ phát có thể là dấu hiệu của bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn trong tương lai. Dưới đây là một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai gồm:

1. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bệnh viêm vùng chậu thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị. Điều này gây ra sẹo ở cơ quan sinh sản (ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc tử cung) dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. PID cũng có thể do nhiễm trùng cơ quan sinh sản gây ra.

2. Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)

Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh
Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh

Lạc nội mạc tử cung là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra chứng đau bụng kinh dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi lớp niêm mạc tử cung phát triển trên các bộ phận sinh sản khác như ống dẫn trứng và buồng trứng.

Điều này gây cản trở hoạt động của các bộ phận dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán thông qua nội soi. Nếu bạn bị đau ở lưng dưới, đau sau khi quan hệ tình dục hoặc buồn nôn thì đó có thể là dấu hiệu bị lạc nội mạc tử cung.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau bụng trước kỳ kinh mấy ngày có sao không?

3. Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)

Tình trạng này hơi giống với lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên trong trường hợp này, lớp niêm mạc tử cung lại phát triển trên thành tử cung thay vì ở các cơ quan sinh sản khác. Tình trạng bệnh lý này có dấu hiệu như đau bụng dưới dữ dội và đầy hơi trong thời kỳ kinh nguyệt.

4. U xơ tử cung và u nang buồng trứng

Khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 30-45 tuổi bị u xơ tử cung. Đây là những khối u lành tính xuất hiện bên trong hoặc gần niêm mạc tử cung. U xơ tử cung gây cản trở lưu lượng máu trong tử cung và gây đau bụng dữ dội. Do đó, bệnh có thể khiến bạn chậm có thai. Nếu bị u xơ tử cung khi mang thai thì có thể dẫn đến sảy thai.

U nang buồng trứng là những khối chứa dịch lỏng bên trong buồng trứng. Giống như u xơ, u nang buồng trứng là tình trạng vô hại và tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u nang có kích thước lớn thì có thể gây trở ngại cho quá trình thụ thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn bấm 8 huyệt giảm đau bụng kinh hiệu quả

Các cách điều trị đau bụng kinh không dùng thuốc

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? Cách chữa đau bụng kinh không cần dùng thuốc
Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? Cách chữa đau bụng kinh không cần dùng thuốc

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời về vấn đề uống thuốc giảm đau bụng kinh có bị vô sinh không rồi. Nếu bạn chỉ bị đau bụng kinh nguyên phát thì hãy áp dụng các cách giảm đau an toàn dưới đây:

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Massage lưng và bụng dưới
  • Tránh hút thuốc lá và uống rượu
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine
  • Sử dụng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng chườm lên lưng hoặc bụng dưới khi bạn đau bụng kinh
  • Ngoài ra, nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội và kéo dài thì hãy sắp xếp thời gian đi khám sức khỏe nhé. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác khiến bạn bị đau bụng kinh. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị bệnh cho bạn.

    >> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm có phải là dấu hiệu có thai không?

    Như vậy bạn đã biết uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không rồi. Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định thuốc đau bụng kinh có thể gây vô sinh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng thuốc nhé.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Can Painful Periods Affect Your Ability to Get Pregnant?
    https://parenting.firstcry.com/articles/can-painful-periods-affect-your-ability-to-get-pregnant/#canintensemenstrualcrampsaffectyourfertility
    Truy cập ngày 07/12/2023

    2. How to Relieve Painful Menstrual Cramps
    https://intermountainhealthcare.org/blogs/how-to-relieve-painful-menstrual-cramps
    Truy cập ngày 07/12/2023

    3. Menstrual pain
    https://www.mountsinai.org/health-library/condition/menstrual-pain
    Truy cập ngày 07/12/2023

    4. Dysmenorrhea (Menstrual Cramps)
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea#management-and-treatment
    Truy cập ngày 07/12/2023

    5. Menstrual cramps
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/diagnosis-treatment/drc-20374944
    Truy cập ngày 07/12/2023

    x