Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/12/2016

Điểm danh 7 loại thuốc dễ gây vô sinh

Điểm danh 7 loại thuốc dễ gây vô sinh
Bất cứ khi nào bị bệnh hoặc cảm thấy không khỏe, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc uống thuốc. Bên cạnh tác dụng chữa trị và phòng ngừa bệnh, thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ đối với sức khỏe. Và vô sinh là một trong số đó

Cùng với khả năng chữa bệnh, thành phần của một số loại thuốc còn gây tác dụng lên các loại hoóc-môn của cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng ở nữ và sản xuất tinh trùng ở nam giới. Dưới đây là một số loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bạn nên thêm vào sổ tay của mình.

Thuốc gây vô sinh
Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở cả nam lẫn nữ

1/ Thuốc chống trầm cảm

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn cương dương hay suy giảm chất lượng tinh trùng… là những tác dụng phụ của việc uống thuốc trầm cảm. Nguyên nhân là do chất amitriptyline, imipramine, clomipramine…, thành phần chủ yếu của thuốc trầm cảm đều là những chất gây tác động lên hoóc-môn, làm suy giảm khả năng sinh sản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và cho ra mắt loại thuốc đã được loại bỏ bớt những thành phần này.

2/ Thuốc chữa động kinh

Gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động của tuyến yên, thuốc chữa động kinh được các chuyên gia xếp vào danh mục những loại thuốc dễ gây vô sinh, hiếm muộn nhất. Thậm chí, những phụ nữ bị động kinh còn được khuyến cáo không nên mang thai, bởi dù thành công, việc sử dụng thuốc động kinh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, gây dị tật thai nhi.

3/ Thuốc tăng cơ

Nghiên cứu cho thấy, những loại thuốc tăng cơ có thành phần corticosteroids hoặc anabolic steroids đều có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam lẫn nữ. Đối với nam, thành phần này làm rối loại chức năng cương dương và làm suy giảm chất lượng tinh trùng. Ở nữ, steroids sẽ tác động trực tiếp đến hoóc-môn kích thích nang trứng, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

4/ Thuốc chống viêm

Theo một số nghiên cứu, thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroids như advil, aspirin… có thể là nguyên nhân gây vô sinh tạm thời ở nữ. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.

5/ Thuốc trị loét dạ dày Cimetidine

Cimetidine là một trong những loại thuốc được dùng để điều trị viêm loét dạ dày, thực quản… Tuy nhiên, nếu sử dụng trong một thời gian dài, cimetidine có thể gây tác dụng phụ như giảm số lượng tinh trùng, giảm khả năng và chức năng sinh hoạt tình dục… Thậm chí, trong một số trường hợp sử dụng cimetidine còn có thể gây liệt dương.

6/ Các loại thuốc tim mạch

Tác dụng phụ của hầu hết các loại thuốc tim mạch là suy giảm khả năng tình dục. Tốt nhất, khi chuẩn bị mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc có thể sử dụng. Đồng thời, báo với bác sĩ về thông tin của những loại thuốc đang sử dụng. Trong một vài trường hợp bệnh tim nặng, bạn có thể được bác sĩ khuyên không nên có thai để phòng ngừa nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

7/ Thuốc trị ung thư

Với mục đích điều trị tận gốc các tế bào ung thư, thuốc hóa trị ung thư có thể sẽ để lại nhiều di chứng cho sức khỏe, trong đó có suy giảm khả năng sinh sản và vô sinh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x