Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 22/11/2023

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng thụ thai không?

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng thụ thai không?
Khi chuẩn bị mang thai, bạn cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thay đổi chế độ sinh hoạt và lên kế hoạch chăm sóc sức khoẻ. Trong đó, các chuyên gia thường khuyên phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung sắt.

Vậy tại sao phụ nữ lại cần bổ sung sắt trước khi mang thai? Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng thụ thai không? Để giải đáp được vấn đề này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng thụ thai không?

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng thụ thai không? Trước khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ chất sắt cho cơ thể. Sắt được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu mang máu giàu oxy đến mọi tế bào trong cơ thể. Chất sắt giúp duy trì sức khoẻ của bộ não, thần kinh và tử cung.

Phụ nữ khi thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Việc cơ thể thiếu máu thiếu sắt có thể khiến buồng trứng không nhận đủ lượng máu và dưỡng chất cần thiết để hoạt động một cách bình thường, có thể gây ra rất nhiều vấn đề, bao gồm các vấn đề về kinh nguyệt và chức năng sinh sản (1).

Ngoài ra, hàng tháng khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể cũng sẽ mất đi lượng máu đáng kể. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu do thiếu sắt thì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu. Khi cơ thể mất máu mỗi tháng trở nên nhiều hơn thì sẽ gây ra hệ lụy như trên đã giải thích.

Do đó, nếu chế độ ăn uống hàng ngày của bạn không cung cấp đủ sắt cho cơ thể khiến bạn bị thiếu máu thiếu sắt thì bạn nên uống bổ sung sắt theo chỉ định từ bác sĩ để tăng khả năng thụ thai.

Tuy nhiên, việc bổ sung sắt cũng cần có liều lượng thích hợp. Bạn không nên bổ sung quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì tốt cho trứng và niêm mạc để nhanh thụ thai hơn?

Bổ sung sắt trước khi mang thai với hàm lượng bao nhiêu?

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng thụ thai không và nên uống sắt khi nào?
Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng thụ thai không và nên uống sắt khi nào?

Như vậy bạn đã biết uống sắt ở những người có chế độ ăn thiếu sắ không những giúp tăng khả năng thụ thai mà còn cần thiết cho sức khoẻ.

Theo khuyến nghị, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 19-50 tuổi cần cung cấp cho cơ thể 18 mg sắt mỗi ngày. Riêng với phụ nữ ăn chay trường thì cần bổ sung 32 mg sắt mỗi ngày. Trường hợp bạn được chỉ định thiếu máu thiếu sắt qua xét nghiệm máu và cần uống bổ sung viên sắt thì nên dùng với liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thông tin trên bao bì sản phẩm.

Chúng ta nên uống sắt khi nào? Chất sắt được hấp thu tốt nhất vào buổi sáng, uống khi bụng đói với nước hoặc nước ép trái cây. Ngoài ra, bạn có thể uống sắt vào khoảng 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Liên quan đến vấn đề uống sắt có tăng khả năng thụ thai không; bạn có thể tìm hiểu thêm về ăn gì để tăng số lượng trứng để dễ thụ thai.

Ảnh hưởng của việc thiếu sắt đến sức khỏe phụ nữ

Thiếu máu do thiếu sắt nhẹ thường không dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, thiếu máu do thiếu sắt có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe bao gồm:

  • Vấn đề tim mạch: Thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều. Tim của bạn phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt trong máu khi bị thiếu máu. Điều này có thể dẫn đến tim to hoặc suy tim.
  • Vấn đề tăng trưởng: Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thiếu sắt nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu cũng như chậm tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt có liên quan đến việc tăng khả năng nhiễm trùng.
  • Các vấn đề khi mang thai: Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có liên quan đến sinh non và em bé sinh ra nhẹ cân. Tuy nhiên. tình trạng này có thể phòng ngừa được ở những thai phụ được bổ sung sắt như một phần trong quá trình chăm sóc trước khi sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ

Bổ sung sắt trước khi mang thai qua ăn uống

Bổ sung thực phẩm và uống sắt có tăng khả năng thụ thai không?
Bổ sung thực phẩm và uống sắt có tăng khả năng thụ thai không?

Sau khi bạn đã được giải đáp vấn đề uống sắt có tăng khả năng thụ thai không. Bạn cũng nên biết thêm các cách bổ sung sắt trước khi mang thai dưới đây:

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Các thực phẩm giàu sắt gồm thịt đỏ, thịt heo, thịt gia cầm, hải sản, các loại rau xanh lá đậm… Cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt từ thịt hơn là từ các nguồn khác. Nhưng nếu bạn ăn chay thì cần tăng lượng thức ăn có nguồn gốc thực vật giàu chất sắt để hấp thụ lượng chất sắt tương đương với người ăn thịt.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Bạn có thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể bằng cách uống hoặc ăn các thực phẩm khác giàu vitamin C cùng lúc với việc ăn thực phẩm có nhiều chất sắt. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm cam, quýt, bông cải xanh, kiwi, dâu tây, cà chua, bưởi, các loại trái cây có múi, dưa hấu…

Tóm lại, phụ nữ uống sắt có tăng khả năng thụ thai không? Phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung sắt để duy trì sức khoẻ tử cung chuẩn bị cho việc mang thai. Bạn có thể bổ sung sắt qua các thực phẩm giàu sắt, vitamin C và viên uống bổ sung. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các chị em đang chuẩn bị mang thai nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Iron deficiency induces female infertile in order to failure of follicular development in mice
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7593635/
Truy cập ngày 24/10/2023

2. Bổ sung sắt thế nào cho an toàn?
https://tytxabadiem.medinet.gov.vn/chuyen-muc/bo-sung-sat-the-nao-cho-an-toan-cmobile8205-73577.aspx
Truy cập ngày 24/10/2023

3. Iron-deficiency anemia
https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/iron-deficiency-anemia#12
Truy cập ngày 24/10/2023

4. Iron deficiency anemia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034
Truy cập ngày 24/10/2023

5. Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route)
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148#
Truy cập ngày 24/10/2023

6. Can Low Iron Affect Your Period?
https://mychn.org/can-low-iron-affect-your-period/
Truy cập ngày 24/10/2023

x