Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/05/2023

Premium

24 điều bạn nên làm trước khi mang thai để sớm đón tin vui

24 điều bạn nên làm trước khi mang thai để sớm đón tin vui
Trước khi mang thai, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ để mọi việc thuận lợi khi đón bé yêu như khám sức khỏe, tiết kiệm tiền, bổ sung dưỡng chất… Liệu bạn có đang bỏ sót những điều cần chuẩn trước khi mang thai không?

Bạn hãy nhớ lưu checklist tổng hợp đầy đủ những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai dưới đây và đem theo bên mình để tick chọn vào những điều mà mình đã hoàn thành nhé. Khi đã phủ kín checklist là bạn đã yên tâm hơn cho hành trình đón bé yêu đến thế giới này cách khỏe mạnh rồi đấy!

Đọc toàn bộ nội dung

Bài viết này chỉ dành riêng cho thành viên của HelloBacsi. Bạn hãy đăng nhập hoặc tham gia ngay để đọc hết nội dung này.

Điều quan trọng đầu tiên là 2 bạn cần gặp bác sĩ để khám tiền sản. Bác sĩ có thể hỏi hoặc yêu cầu bạn làm một số điều dưới đây:

  • Hỏi các loại thuốc bạn đang dùng có làm ảnh hưởng khả năng thụ thai không để tư vấn cách điều trị khác phù hợp.
  • Yêu cầu bạn chủng ngừa bệnh để không làm ảnh hưởng đến em bé.
  • Hướng dẫn bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bị đái tháo đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Những bệnh này cần được kiểm soát trước khi mang thai.
  • Đề nghị xét nghiệm máu và xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Tập yoga, thiền
  • Tập thể dục như chạy bộ, bơi lội, chơi thể thao…
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc
  • Hạn chế làm việc trên máy tính quá lâu
  • Viết nhật ký
  • Kết bạn với người lạc quan
  • Ngâm chân nước nóng, tắm nước ấm, massage thư giãn…
  • Gặp bác sĩ tâm lý nếu có dấu hiệu trầm cảm hoặc stress kéo dài

Vì thế, bạn cần ngăn ngừa những bệnh này bằng những cách dưới đây:

  • Luôn rửa tay sạch khi nấu nướng, sử dụng nhà vệ sinh, làm vườn, chăm sóc thú cưng, ở gần người bệnh.
  • Không ăn đồ sống, trứng sống, rau quả chưa rửa sạch, đồ ăn hàng quán không đảm bảo an toàn.
  • Hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân bị nhiễm trùng.
  • Thực hiện xét nghiệm sàng lọc để kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu kết quả dương tính, cần trao đổi với bác sĩ để giảm thiểu khả năng em bé bị lây nhiễm.
  • Tuyệt đối không dùng miệng khi quan hệ nếu bạn đời có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

5. Tiêm phòng trước khi mang thai

Chuẩn bị mang thai cần làm gì? Một số loại virus khi vào cơ thể mẹ bầu trở nên đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra những dị tật nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho thai nhi.

Vì vậy, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cần thiết và hoàn tất việc tiêm ngừa trước khi chuẩn bị có bầu 3 tháng. Các mũi tiêm ngừa quan trọng bao gồm sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm mùa, viêm gan siêu vi B.

Tiêm vắc xin trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân thai phụ và em bé khi không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này.

Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là một biện pháp dự phòng chủ động, giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Chị em phụ nữ cần tìm hiểu những loại vắc xin nào cần được tiêm phòng trước khi mang thai và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin là bao lâu để chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng.

Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.

Một số vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai được bác sĩ khuyến cáo là: Vắc xin phòng bệnh cúm, vắc xin phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà, vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella, vắc xin phòng bệnh thủy đậu, vắc xin phòng phòng bệnh ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng bệnh viêm gan B. Trong khi mang thai, mẹ có thể sẽ được bác sĩ cho tiêm thêm vắc xin VAT (ngừa uốn ván rốn sơ sinh).

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn có biết cần tiêm phòng trước khi mang thai?

6. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng

Chuẩn bị mang thai cần làm gì? Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, bạn sẽ biết cách tính ngày rụng trứng, dấu hiệu rụng trứng và những ngày dễ đậu thai để quan hệ nhằm tăng khả năng thụ thai.

Chuẩn bị mang thai cần làm gì? Để ý chế độ dinh dưỡng

vợ chồng cùng nhau nấu nướng

Chế độ ăn uống của hai vợ chồng sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo những yếu tố dưới đây.

1. Chế độ dinh dưỡng cho vợ chồng

  • Chế độ ăn cho người vợ: Trái cây, các loại đậu, các loại hạt, rau xanh, cá hồi, thịt đỏ, hàu, sò, đậu, lòng đỏ trứng, sữa…
  • Chế độ ăn cho người chồng: Thực phẩm giàu kẽm như hàu. Ngoài ra, cũng cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, tỏi, quả óc chó, cà rốt…

Đồng thời, vợ chồng bạn cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm làm giảm khả năng thụ thai như thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ…

Rượu bia, đồ uống có cồn, caffeine và các chất kích thích khác có thể khiến bạn giảm khả năng sinh sản, vì vậy cần tránh xa nếu muốn sớm thụ thai.

4. Kiểm soát cân nặng

Việc thừa cân có thể tăng nguy cơ tiểu đường và huyết áp cao trong thai kỳ – các triệu chứng của bệnh lý tiền sản giật. Bạn cũng không nên giảm cân trong quá trình mang thai, do vậy thời gian thích hợp nhất để giảm cân là trước khi thụ thai.

Bỏ những thói quen ảnh hưởng đến việc thụ thai

Chuẩn bị mang thai cần làm gì? Nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn phải từ bỏ những thói quen không lành mạnh hoặc những thói quen làm ảnh hưởng thụ thai ngay khi lên kế hoạch có em bé.

1. Bỏ thuốc lá và chất gây nghiện

Thuốc lá và các chất gây nghiện như ma túy, shisha có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, bé sinh nhẹ cân. Hơn nữa, hút thuốc lá còn làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới và làm giảm khả năng thụ thai.

Chuẩn bị mang thai cần làm gì? Ngưng uống thuốc tránh thai sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định để tăng khả năng thụ thai.

2. Hiểu đúng về bảo hiểm y tế

Bạn nên đăng ký bảo hiểm y tế vì sinh con tốn rất nhiều chi phí. Ngoài ra, luật bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định phụ nữ đóng bảo hiểm 6 tháng liên tục trước khi sinh sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Bạn cũng có thể đăng ký bảo hiểm thai sản trước khi sinh con để giảm được một khoản chi phí cho việc khám thai và sinh đẻ.

3. Chọn bệnh viện nằm trong tuyến bảo hiểm y tế

Bạn hãy tìm hiểu bệnh viện bạn khám thai có chấp nhận thẻ bảo hiểm y tế không đồng thời lựa chọn một bệnh viện sản phụ khoa phù hợp với tài chính gia đình.

Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu

Chuẩn bị mang thai cần làm gì? Ngoài những yếu tố trên, phụ nữ cũng cần viên uống bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể theo chỉ định từ bác sĩ.

1. Uống sắt trước khi mang thai

Phụ nữ nên bổ sung sắt trước khi mang thai với liều lượng khoảng 15-30mg/ngày và uống theo chỉ định từ bác sĩ.

2. Chuẩn bị mang thai cần làm gì? Bổ sung axit folic

Axit folic rất tốt cho phụ nữ mang thai vì giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn bổ sung axit folic mỗi ngày khi có ý định mang thai.

3. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Chuẩn bị mang thai cần làm gì? bổ sung vitamin và khoáng chất

Chuẩn bị mang thai cần làm gì? Phụ nữ bổ sung các vitamin và khoáng chất từ vài tuần cho đến vài tháng trước khi mang thai để tạo tiền đề đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong lúc mang bầu.

Thời điểm lý tưởng nhất để bạn uống vitamin và khoáng chất là 1 tháng trước khi dự định mang thai. Các vitamin và khoáng chất này còn giúp giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh ở trẻ. Theo đó, bạn cần tiếp tục duy trì việc bổ sung vitamin trong suốt thai kỳ.

Vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ trước khi mang thai gồm: vitamin nhóm B, vitamin C, A, E, D, canxi, magie, kẽm, đồng, sắt…

4. Bổ sung axit béo omega-3 có chứa DHA

Việc bổ sung DHA có trong axit béo omega-3 từ trước khi mang thai đem lại nguồn dự trữ DHA vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Đồng thời DHA còn giúp bé phát triển hệ thần kinh trung ương trong những tuần đầu tiên của thai kỳ và giúp phụ nữ giảm nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân.

Không chỉ phải lưu tâm chuẩn bị mang thai cần làm gì, bạn cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của mình trong khi mang thai và sau sinh để có kiến thức chăm sóc bản thân cũng như con yêu cách toàn diện nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Planning for Pregnancy
https://www.cdc.gov/preconception/planning.html
Ngày truy cập: 27.5.2021

2. Take Care of Yourself Before Pregnancy
https://familydoctor.org/take-care-pregnancy/
Ngày truy cập: 27.5.2021

x