Đừng chủ quan khi nhận thấy một vài trục trặc trong chu kỳ hàng tháng. Đó có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề như nhiễm trùng, u xơ, mãn kinh sớm...
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bình luận
Đừng chủ quan khi nhận thấy một vài trục trặc trong chu kỳ hàng tháng. Đó có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề như nhiễm trùng, u xơ, mãn kinh sớm...
Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường có 28 ngày, nhưng vẫn có những trường hợp chu kỳ ngắn hoặc dài hơn. Thậm chí có trường hợp một chu kỳ kéo dài 32-34 ngày. Số ngày hành kinh trong một chu kỳ thường kéo dài từ 3-7 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với khả năng thụ thai của phụ nữ. Tuy nhiên, yếu tố này lại bị nhiều bạn “ngó lơ” và không quan tâm lắm. Thậm chí, có trường hợp mất kinh 2-3 tháng, hoặc ngày đèn đỏ đến 2 lần trong 1 tháng nhưng vẫn “bình tĩnh” và không đi khám bác sĩ. Theo các chuyên gia, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa mỗi 6 tháng một lần, hoặc nên đi khám nếu “gặp” phải các trường hợp bất thường sau đây:
1/ Mất kinh
“Đèn đỏ” biến mất là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến, nhưng thường bị nhiều người bỏ qua. Nếu lỡ 1 kỳ kinh và có quan hệ trước đó, bạn nên kiểm tra xem liệu mình có đang mang thai. Nếu không mang thai nhưng lại mất đến 2, 3 kỳ kinh, chắc chắn bạn cần phải đến bệnh viên. Với nhiều người, tình trạng này có thể là do hormone căng thẳng và cần được trợ giúp.
Có nhiều lý do khác dẫn đến việc mất kinh, bao gồm:
– Stress
– Đột ngột sút cân
– Cường độ tập thể thao quá mức
– Dùng thuốc tránh thai
Sẽ không có gì bất thường nếu việc này xảy ra ở những phụ nữ tiền mãn kinh. Độ tuổi mãn kinh thường từ 50 đến 55, nhưng cũng có khi sớm hơn, ở độ tuổi 20 và 30. Những phụ nữ dưới 45 tuổi bị mất kinh và trên 55 tuổi nhưng vẫn còn kinh nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn thêm.
2/ Ra máu giữa chu kì hoặc sau khi quan hệ
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, có thể gây tổn thương cổ tử cung hoặc hiếm gặp hơn là ung thư. Thường các trường hợp ra máu sau khi “yêu” thường là do cổ tử cung bị tổn thương, hoặc do những triệu chứng như polyp hoặc bệnh chlamydia do nhiễm trùng cổ tử cung.Nếu cảm thấy lo lắng, bạn nên đến phòng khám sản và phụ khoa để làm các xét nghiệm, chẩn đoán và để bác sĩ tư vấn.
Thỉnh thoảng, khi dùng thuốc tránh thai liều thấp, bạn có thể sẽ bị ra máu giữa chu kì. Triệu chứng này sẽ biến mất khi bạn đổi thuốc.
3/ Ngày hành kinh thay đổi
Nếu ngày hành kinh thay đổi bất thường, nhiều hơn hoặc dài ngày hơn, bạn nên nhờ bác sĩ khám. Việc này đặc biệt quan trọng ở phụ nữ trên 40 tuổi. Thay đổi ở phụ nữ trên 40 có thể liên quan đến ung thư nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung hoặc nội mạc cổ tử cung hoặc tình trạng tiền ung thư. Nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa lành sẽ cao hơn rất nhiều.
4/ Ra máu sau thời kỳ tiền mãn kinh
Nếu ra máu sau 1 năm tắt kinh, bạn cần đi khám ngay lập tức. Với những người đang theo liệu pháp thay đổi nội tiết tố (HRT), việc xuất hiện tình trạng ra máu hoặc đốm máu rất bình thường. Điều này phụ thuộc vào liệu pháp bạn đang áp dụng. Nếu là phương pháp chu kỳ hoặc tuần tự, có thể sẽ bị ra máu, gọi là chảy máu thu hồi. Hỏi bác sĩ nếu bạn dấu hiệu ra máu giữa giai đoạn này, hay sau khi quan hệ hoặc bất kì lúc nào. Bạn nên tìm hiểu thêm những phương pháp tự nhiên để đối phó với thời kỳ tiền mãn kinh.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
Số ngày hành kinh
(ngày)
5/ Dịch nhờn khi đang hành kinh
Dịch nhờn trắng và trong suốt là hoàn toàn bình thường và chúng thường để lại vệt vàng nhẹ trên đồ lót. Trong chu kỳ trứng rụng, dịch nhờn có thể trông như lòng trắng trứng sống. Bạn nên gặp bác sỹ nếu chất dịch có màu xanh, nhuốm đỏ hoặc có mùi. Đây có thể là những dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.