Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Tuấn Anh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/04/2021

“Bí kíp” cho thai kỳ khỏe mạnh, mẹ đẹp con xinh

“Bí kíp” cho thai kỳ khỏe mạnh, mẹ đẹp con xinh
Trẻ con là quà thượng đế tặng mẹ, nhưng chính mẹ cũng là người cần chủ động tìm hiểu những bí quyết chuẩn bị có con để thuận lợi “đón” nhận món quà vô giá ấy, để tự tin và yên tâm hơn trong khi mang thai và thực hiện thiên chức làm mẹ.

Bí quyết chuẩn bị có con từ MarryBaby mẹ biết chưa? Nếu mẹ đã có kế hoạch sinh em bé thì nên tham khảo cẩm nang mang thai cần thiết bên dưới để giúp mẹ trải qua 9 tháng 10 ngày thai kỳ nhàn tênh.

Bí quyết chuẩn bị có con để khỏe mạnh toàn diện chờ đón thiên thần

Kiểm tra sức khỏe cả hai vợ chồng là bí quyết chuẩn bị có con quan trọng chuẩn bị cho ngày rụng trứng, hoàn tất quá trình thụ thai, từ đó phát hiện những bất thường trong cơ thể để ngăn ngừa kịp thời trước khi mang thai. 03 bước kiểm tra sức khỏe cơ bản mẹ nên làm gồm:

1. Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Khám tổng quát để yên tâm bước vào thời gian thai kỳ không phải lo lắng đến những vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

2. Kiểm tra máu và nước tiểu

Trước ngày đi xét nghiệm máu và nước tiểu mẹ không nên sử dụng các thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê,… nhịn đói vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất.

Thông qua xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phát hiện những bệnh về truyền nhiễm, bệnh di truyền, viêm gan B, bệnh nội tiết và chứng thiếu máu,… để kịp thời điều trị trước khi mang thai.

3. Kiểm tra phụ khoa

Sức khỏe phụ khoa vô cùng quan trọng nếu mẹ muốn “bắt” con một lần là được ngay. Nhiều mẹ vì mắc một số bệnh phụ khoa như nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung mà không thể đậu thai trong thời gian dài,…

Khi phát hiện viêm nhiễm, cần điều trị dứt điểm bằng phương pháp an toàn nhất. Nếu lo sợ những phương pháp phẫu thuật xâm lấn dễ dẫn đến sẹo cứng ở cơ quan sinh sản như cổ tử cung, âm đạo… uống thuốc Tây gây mất cân bằng pH âm đạo khiến bệnh dễ tái phát, có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai; bí quyết chuẩn bị có con: chị em nên sử dụng những sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả, nhanh khỏi, tránh tái phát.

chuẩn bị mang thai 6

Rối loạn nội tiết tố cũng là một nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt… khi rối loạn nội tiết tố, tác động đến quy trình sản xuất, phát triển, rụng trứng và thụ tinh làm giảm cơ hội mang thai thành công.

Để ngăn ngừa rối loạn nội tiết tố, bí quyết chuẩn bị có con là hãy nên kết hợp ăn uống những thực phẩm bổ sung estrogen như đậu nành, bưởi, mè, đu đủ xanh kết hợp viên uống cân bằng, ổn định nội tiết tố… là bí quyết chuẩn bị có con để tạo bước chuẩn bị khỏe mạnh cho cơ quan sinh sản để “bắt con” thành công.

Phụ nữ khi mang thai, nội tiết tố thay đổi mạnh, độ pH âm đạo mất cân bằng, cơ chế bảo vệ vùng kín của mẹ yếu hơn bao giờ hết, thai phụ dễ mắc vi rút và vi khuẩn gây bệnh phụ khoa vô cùng nguy hiểm đến thai nhi, mẹ cần chủ động ngăn ngừa bằng cách sử dụng những sản phẩm dung dịch vệ sinh hàng ngày chuyên biệt cho phụ nữ mang thai

4. Tiêm phòng trước khi mang thai

Hệ miễn dịch của phụ nữ trong thai kỳ hoạt động kém hơn nên dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Khi chuẩn bị mang thai, mẹ nên tiêm phòng vắc-xin rubella, thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng. Những mũi khác có thể tiêm dần trong lúc mang thai.

Bí quyết chuẩn bị có con: 13 dưỡng chất không thể thiếu trong

Quan niệm mẹ bầu ăn cho 2 người nên cần nạp nhiều thức ăn đã không còn phù hợp. Ăn quá nhiều làm mẹ tăng cân không kiểm soát, có hại cho thai kỳ. Thay vào đó, mẹ cần bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho mình và bé sơ sinh.

chuẩn bị mang thai 5

Sắt và Omega 3 cơ thể không có khả năng tự sản xuất, bạn phải bổ sung từ viên uống hoặc qua thức ăn. Mẹ nên chọn các sản phẩm sắt hữu cơ để dễ hấp thụ vì khi uống viên sắt thông thường dễ mắc chứng táo bón. Có rất nhiều loại omega 3 trên thị trường, tuy nhiên mẹ nên chọn loại chứa DHA hàm lượng cao, có tỷ lệ DHA/EPA trong khoảng 4/1 (Tham khảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn tại đây).

1. Vitamin D

Nghiên cứu đến từ các chuyên gia của Đại học Yale tiến hành trên 67 phụ nữ vô sinh cho thấy, chỉ có 7% trong số đó cớ mức độ vitamin D đạt ngưỡng bình thường. Theo các chuyên gia, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong bí quyết chuẩn bị có con bởi nó xuất hiện quá trình hình thành các loại hoóc-môn của cơ thể, nhất là loại hoóc-môn tác động đến sự rụng trứng.

2. Vitamin E

Vitamin E được chứng minh là có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh trùng. Bên cạnh đó, vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa nghiêm trọng giúp bảo vệ tinh trùng và tính toàn vẹn ADN của trứng.

3. CoQ10

Cần thiết cho mỗi tế bào trong cơ thể để sản sinh năng lượng, CoQ10 còn được chứng minh trong các nghiên cứu là gia tăng sức khỏe của trứng và tinh trùng. Nó cần thiết đối với khả năng di động của tinh trùng trong tinh dịch. Nó còn là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ các tế bào trước tác hại từ gốc tự do; bảo vệ ADN.

4. Vitamin C

Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san Sinh sản và Vô sinh (Fertility and Sterility), vitamin C cải thiện nồng độ hormone và tăng cường khả năng sinh sản ở những phụ nữ bị tình trạng suy hoàng thể.

Đối với nam giới, bí quyết chuẩn bị có con là vitamin C. Khoa học đã được chứng minh là cải thiện chất lượng tinh trùng và bảo vệ tinh trùng khỏi tổn hại do ADN, giúp giảm nguy cơ sảy thai và các vấn đề về nhiễm sắc thể. Vitamin C còn có tác dụng giữ cho tinh trùng không vón cục, giúp chúng di chuyển nhanh và dễ dàng hơn.

Bổ sung vitamin C
Đừng bỏ qua cam nếu muốn nhanh có tin vui, bạn nhé!

5. Axit lipoic

Là một chất chống oxy hóa rất quan trọng vừa bảo vệ các cơ quan sinh sản ở nữ giới, vừa có tác dụng cải thiện chất lượng cũng như tính di động của tinh trùng. Hơn nữa, axit lipoic còn giúp cơ thể liên tục tái sử dụng các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Trong khoai tây, rau chân vịt và thịt đó có một lượng nhỏ axit này.

6. Vitamin B6

Ngoài tác dụng điều chỉnh hormone, vitamin B6 còn có tác dụng điều hòa lượng đường huyết và làm dịu bớt những triệu chứng của ốm nghén. B6 cũng được chứng minh là hiệu quả với tình trạng suy hoàng thể.

7. Vitamin B12

Không chỉ cải thiện chất lượng và sự sản xuất tinh trùng, vitamin B12 còn giúp củng cố nội mạc tử cung trong quá trình thụ tinh của trứng, giảm nguy cơ sảy thai. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt B12 có thể tăng nguy cơ rụng trứng không đều. Nghiêm trọng hơn, nó còn ngăn rụng trứng hoàn toàn.

8. Axit folic

Ngăn chặn các khuyết tật của ống thần kinh cũng như những khuyết tật tim bẩm sinh, sứt môi, khuyết tật chi, và những tật dị thường đường tiết niệu ở các bào thai đang phát triển.

Hơn nữa, thiếu hụt axit folic có thể gia tăng nguy cơ sinh non, bào thai chậm phát triển, đồng thời làm tăng nồng độ homocysteine trong máu. Điều này có khả năng dẫn tới sảy thai tự phát và các biến chứng thai kỳ, như nhau bong non và tiền sản giật.

9. Selenium

Selenium là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ trứng và tinh trùng trước các gốc tự do, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai và các khuyết tật bẩm sinh. Selenium còn cần thiết để tạo thành tinh trùng. Trong các nghiên cứu, người ta phát hiện nhóm đàn ông sở hữu lượng tinh trùng thấp cũng có nồng độ selenium thấp.

10. Kẽm

Ở nữ giới, kẽm phối hợp với hơn 300 enzyme khác trong cơ thể để giữ cho mọi thứ hoạt động diễn ra nhịp nhàng. Không có kẽm, các tế bào không thể phân chia hợp lý, nồng độ estrogen và progesterone có khả năng mất cân bằng và hệ sinh sản không hoạt động hết công suất. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ, nồng độ kẽm thấp có liên hệ trực tiếp với tình trạng sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

Ở nam giới, kẽm được xem là một trong những khoáng chất vi lượng quan trọng nhất để xác định khả năng sinh sản của đàn ông. Bổ sung kẽm là bí quyết chuẩn bị có con đơn giản để tăng cường nồng độ tinh dịch; cải thiện hình dạng, chức năng và chất lượng của tinh trùng và giảm nguy cơ vô sinh.

Bổ sung kẽm
Cả bạn và anh xã đều cần thêm kẽm vào thực đơn ăn uống của mình để duy trì khả năng sinh sản khỏe mạnh

11. Các axit béo thiết yếu

Axit omega 3 đã được chứng minh là có ích cho khả năng sinh sản nhờ hỗ trợ điều hòa hormone trong cơ thể, gia tăng chất nhờn cổ tử cung, thúc đẩy sự rụng trứng và nhìn chung cải thiện chất lượng của tử cung bằng cách tăng cường lượng lưu thông máu đến các cơ quan sinh sản.

12. Protein

Ăn đủ lượng protein cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt cho sinh sản. Các axit amin là thành phần cơ bản tạo nên tế bào trong cơ thể.

13. Chất xơ

Chất xơ hỗ trợ cơ thể tống khứ estrogen và xenohormone dư thừa trong cơ thể đồng thời giúp ống tiêu hóa hoạt động đúng chức năng.

Thực phẩm cần tránh khi chuẩn bị mang thai

Bạn có đang mắc sai lầm nào khi lên thực đơn dinh dưỡng? Đừng bỏ lỡ những thông tin bí quyết chuẩn bị có con sau, mẹ nhé!

Thực phẩm cần tránh khi chuẩn bị mang thai
Ăn sai không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của bạn

1. Đường, soda và nước trái cây tiệt trùng

Nước trái cây tiệt trùng như nước táo, nước cam đóng hộp thường chứa đường cô đặc, yếu tố gây rối loạn đường huyết và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch cũng như sự cân bằng hormone. Bí quyết chuẩn bị có con là thay vì các loại thực phẩm chứa đường tinh luyện và nhân tạo, bạn có thể thay thế bằng các loại đường thốt nốt, đường nâu khi chuẩn bị mang thai.

2. Caffeine

Không chỉ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, tiêu thụ quá nhiều caffein còn làm tăng nguy cơ sảy thai và ngăn chặn quá trình rụng trứng.

3. Thực phẩm từ đậu nành

Thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là chứa các thành phần bắt chước estrogen. Tốt nhất bạn nên tránh thực phẩm đậu nành đã qua chế biến như sữa đậu nành, burger đậu nành, bột protein đậu nành, khoai đậu nành chiên, thịt đậu nành và phô mai đậu nành để không bị tác động xấu lên sự cân bằng hormone. Điều này sẽ ảnh hưởng lên khả năng sinh sản của cả nam lẫn nữ.

4. Thực phẩm GMO (đột biến gen)

Thực phẩm đột biến gen đang dần trở thành một mối lo ngại thực tế khi nhắc đến vấn đề vô sinh. Theo thống kê, chỉ trong thập niên 1970, lượng tinh trùng trong số nam giới toàn cầu đã giảm 40-50% và thực phẩm đột biến gen là một trong những “thủ phạm”. Bạn nên xem kỹ bao bì thực phẩm, kiểm tra dấu hiệu non-GMO, hoặc chọn đồ ăn hữu cơ nếu có thể.

5. Thực phẩm không chất béo

Vì sợ tăng cân quá nhiều, hầu hết chị em phụ nữ thường sẽ “né” thực phẩm có quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, với những người đang chuẩn bị mang thai, đây lại là một suy nghĩ sai lầm.

Thực tế, các tế bào mỡ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Phụ nữ không bổ sung đủ chất béo thường gặp các vấn đề về khả năng sinh sản, như kinh nguyệt thất thường, rối loạn rụng trứng, hoặc thậm chí có thể gây hiếm muộn.

Thay vì chọn thực phẩm cắt giảm hoàn toàn chất béo, bí quyết chuẩn bị có con là bạn nên chọn các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật, các loại hạt, cá. Hạn chế loại chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…

Uống thuốc gì khi chuẩn bị mang thai?

1. Bạn có thực sự cần uống thuốc bổ?

Trên thực tế, các loại “thuốc bổ” không được xem là thuốc mà là thực phẩm bổ sung, có tác dụng cung cấp thêm các chất dinh dưỡng ngoài bữa ăn của người sử dụng.

Những dưỡng chất được bổ sung thường là vitamin và các khoáng chất vi lượng dễ bị thiếu hụt do ăn uống không đủ chất hoặc do bị phân hủy trong quá trình chế biến, đun nấu thức ăn. Một bí quyết chuẩn bị có con là hầu hết phụ nữ đều được khuyên uống bổ sung các viên đa vi chất để đảm bảo cơ thể không thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển ban đầu của thai nhi.

Chuẩn bị mang thai uống thuốc bổ gì?
Cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng ngay từ khi chuẩn bị mang thai

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn mình có nên uống viên bổ sung hay không, bí quyết chuẩn bị có con là hãy thử trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Bạn thường bỏ một bữa hoặc nhiều hơn mỗi ngày?
  • Bạn bị dị ứng thực phẩm hoặc không hấp thu một số loại thực phẩm nào đó?
  • Bạn có bị quầng thâm dưới mắt?
  • Bạn có bị stress vì công việc hay áp lực tâm lý nào khác?
  • Bạn có ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn?
  • Bạn có ăn đủ 2 phần trái cây mỗi ngày?
  • Bạn có ăn đủ 3 phần rau củ mỗi ngày?
  • Bạn có thường xuyên bị bệnh?
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn chảy máu màu sậm hoặc đen, bị chuột rút và có cục máu đông?
  • Bạn có ngủ đủ?
  • Bạn có ăn ít nhất 1 loại rau có lá xanh đậm mỗi ngày?

Nếu bạn gặp phải những vấn đề kể trên, bạn đang thuộc nhóm cần bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.

2. Khi nào bắt đầu uống bổ sung dinh dưỡng?

Bí quyết chuẩn bị có con là bước bổ sung dinh dưỡng trong cẩm nang nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).

Việc bổ sung đúng các chất dinh dưỡng thích hợp vào lúc này chính là bước chuẩn bị tuyệt vời cho giai đoạn có tính “khởi động” nhưng lại đóng vai trò quyết định đối với sức khỏe lâu dài của bé. Nếu bạn đợi đến tận buổi khám thai đầu tiên mới bắt đầu uống các loại thuốc bổ thì đã bỏ qua mất giai đoạn chuẩn bị tối quan trọng cho sự phát triển của thai nhi rồi đấy.’

3. Những dưỡng chất nào quan trọng khi chuẩn bị mang thai?

Ba dưỡng chất quan trọng nhất mà bạn cần bổ sung từ trước khi mang thai và kéo dài ít nhất đến hết tam cá nguyệt thứ nhất, đó là axit folic, sắt và canxi.

  • Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh (những dị tật xảy ra ngay từ ngày thứ 28 sau khi thụ thai, khi ống thần kinh hình thành).
  • Sắt tham gia quá trình vận chuyển oxy tối cần thiết cho sự phát triển của thai, đồng thời giúp mẹ tránh nguy cơ thiếu máu.
  • Canxi là nguyên liệu chính để hình thành xương và răng của bé. Trong thai kỳ, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì bé sẽ sử dụng chính canxi từ cơ thể mẹ.

4. Loại thuốc bổ nào nên được sử dụng trong giai đoạn này?

Việc chọn lựa các viên uống không phụ thuộc vào tên thuốc hay thương hiệu mà cần xem xét thành phần của viên uống. Bí quyết chuẩn bị có con là cần bác sỹ tư vấn kỹ để chọn loại nào phù hợp nhất với nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.

Chẳng hạn, nếu bạn đã có thói quen uống sữa, ăn các thực phẩm giàu canxi thì có thể bác sỹ sẽ chỉ khuyến khích bổ sung viên đa vi chất chứa axit folic và sắt. Ngược lại, khi chế độ ăn của bạn chưa cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, bạn thường cần phải kết hợp uống cả viên đa vi chất và canxi dạng nước hay dạng viên mỗi ngày. Nhưng bí quyết chuẩn bị có conquan trọng nhất vẫn là bổ sung sao cho đầy đủ 3 dưỡng chất axit folic – 400 mcg mỗi ngày, sắt – 27 mg mỗi ngày và canxi – 1000 mg mỗi ngày.

Ngoài ra, hãy chú đến thành phần DHA và vitamin D trong các loại viên uống bổ sung của bạn. Các thống kê đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai thường bị thiếu hụt vitamin D. Hãy đảm bảo bạn bổ sung khoảng 200 IU vitamin D mỗi ngày, kết hợp tắm nắn 2 lần mỗi tuần. Đối với DHA, bạn cần khoảng 200 mg mỗi ngày và có thể bổ sung thông qua viên uống hoặc một số loại dầu thực vật hay cá béo.

Ở giai đoạn chuẩn bị mang thai, bạn cũng nên tránh những loại thuốc bổ chứa quá nhiều vitamin A, D, E, K, bởi liều cao quá mức khuyến nghị có thể gây dị tật bẩm sinh cho bé.

“Siêu nhân biến hình”, vẫn xinh

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi nhanh chóng để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là vùng da. Cùng với sự tăng cân đột biến, các vùng da non của mẹ bầu ở đùi, bắp chân, ngực,… đặc biệt là vùng bụng sẽ căng giãn tối đa gây rạn da.

Nếu làn da không đủ sức đàn hồi, căng dần ra khi thai nhi lớn lên, các vết nứt xuất hiện ngày một dày để lại sẹo dưới da, khó điều trị.

chuẩn bị mang thai 7

Bí quyết chuẩn bị có con là mẹ nên sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho da chiết xuất thiên nhiên thân thiệBí quyết chuẩn bị có conn, an toàn với bà bầu… làm da săn chắc, ngăn ngừa các vết rạn hình thành.

Với sự hỗ trợ từ sớm của các dưỡng chất, vùng da bụng, ngực, đùi,… của mẹ sẽ tăng độ đàn hồi, giảm tải gánh nặng tăng cân, da căng giãn nhẹ nhàng, có độ thích ứng dẻo dai với sự lớn lên của thai nhi, hạn chế các vết nứt gãy dưới da.

Bộ sản phẩm tổng hợp cẩm nang bà bầu mẹ nên biết:

Sản phẩm Chỉ định sử dụng

chuẩn bị mang thai 4

Nữ Vương New

Dùng cho phụ nữ bị viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ. Đặc biệt hiệu quả khi viêm nhiễm mãn tính, dai dẳng hoặc hay tái phát.

chuẩn bị mang thai 8

Kiều Xuân

 

Bí quyết chuẩn bị có con là trước khi có ý định mang thai, chị em hãy uống 1 đợt khoảng 3-6 tháng, ngày uống 2 viên chia 2 lần.

Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Giúp ổn định nội tiết, hỗ trợ tăng khả năng thụ thai và nuôi dưỡng thai nhi cho phụ nữ đang có ý định mang thai. Đồng thời giúp giảm nám da, sạm da, tàn nhang, nếp nhăn da, giúp da sáng và căng mịn.

chuẩn bị mang thai 3

Oillan Intima Mama

Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài dành cho phụ nữ mang thai (từ tuần thứ 8 của thai kỳ), phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Dùng cho mọi loại da, kể cả với những làn da nhạy cảm.

Giúp cân bằng pH tự nhiên của vùng kín và làm sạch nhẹ nhàng, giúp giảm thiểu các hiện tượng viêm, ngứa vùng kín, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài.

chuẩn bị mang thai 1

Oillan Mama (Kem làm săn chắc da, phòng ngừa rạn da )

Dùng cho phụ nữ mang thai những tháng đầu, chuẩn bị mang thai, đang tăng cân nhanh hoặc người bình

Có tính chất phòng ngừa sớm nhờ công dụng vượt trội là tăng độ săn chắc, đàn hồi cho làn da, nhờ đó ứng phó được với đô căng giãn của da khi bước vào giai đoạn về sau của thai kỳ.

chuẩn bị mang thai 9

Omega 3

Bổ sung DHA và EPA từ dầu cá, hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi và trẻ em, tốt cho da, mắt và tim mạch, chống lão hóa cơ thể.– Nguyên liệu DHA và EPA được nhập khẩu từ Na Uy
Sắt hữu cơ Hỗ trợ bổ máu, bổ sung sắt (dạng sắt hữu cơ) cùng acid folic, vitamin B12, kẽm, vitamin E cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ giảm các triệu chứng và ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.

Liên hệ: 1900 1259 (giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

chuẩn bị mang thai 8

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x