của bé
“Một buổi chiều chủ nhật, cả gia đình đi dạo phố, trẻ nhìn thấy đồ chơi đẹp liền đòi bố mẹ mua, nhưng bố mẹ không mua cho. Đứa bé cắt đầu khóc lóc không chịu đi tiếp. Bố không chịu nổi tát cho con một cái. Mẹ xót con liền cãi nhau với bố. Trong tiếng cãi vã của bố mẹ, đứa trẻ sợ hãi nín khóc…
Không ngờ sau đó, đứa trẻ trở nên nhút nhát, sợ sệt, nói chuyện không dám nhìn vào mắt bố, khi gặp thứ mình thích cũng không dám chủ động bày tỏ ý nguyện của mình
Từ xa xưa, cách giáo dục truyền thống của gia đình chính là “yêu cho roi cho vọt”. Thế nên khi trẻ mắc lỗi, không ít phụ huynh đã áp dụng biện pháp trừng phạt thân thể và trừng phạt tinh thần khá nghiêm khắc. Tuy nhiên, những hình phạt như thế thường để lại những vết thương về tinh thần và có thể ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của bé. Vậy làm thế nào để phạt trẻ một cách hiệu quả và khoa học?
Theo chuyên gia tham vấn tâm lý của trung tâm iSmartKids, thay vì đánh mắng, cha mẹ nên dùng tình cảm ôn hòa tác động đến trẻ, giúp trẻ ý thức một cách đúng đắn lỗi sai của bản thân và trở lên tiến bộ.
Trước khi phạt, cần giải thích nguyên nhân phạt trẻ
Muốn phạt trẻ có hiệu quả tốt, cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân hành vi sai phạm của con cái bằng thái độ bình tĩnh, lắng nghe tích cực để hiểu rõ vì sao trẻ hành động như vậy. Thái độ mềm mỏng, kiên trì, biết tự kiềm chế cảm xúc của cha mẹ khi dạy con bao giờ cũng có hiệu quả tích cực và lâu dài hơn việc trừng phạt trẻ.
Phạt trên cơ sở tôn trọng trẻ
Cha mẹ không được tùy tiện trách mắng, xỉ vả trẻ, như vậy sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ, đặc biệt không nên trách phạt trẻ ở chỗ đông người.

Bố mẹ cần đối xử với trẻ một cách lịch sự ngay cả khi phạt con. Đó là cách duy nhất để trẻ bình tĩnh suy nghĩ và nhìn nhận lỗi lầm của mình
Không nên áp dụng hình phạt quá nhiều
Cố gắng không nên phạt trẻ quá nhiều, nên dùng lời nói nhẹ nhàng để dẫn dắt và thuyết phục trẻ, nếu trẻ đã quen với việc trách phạt của mẹ, tỏ ra lì lợm thì việc trừng phạt sẽ mất tác dụng
Cần giữ tính nhất quán khi phạt trẻ
Khi bố trách phạt trẻ, mẹ không được phủ định cách làm của bố. nếu trẻ có sự đồng tình của mẹ, việc trách phạt đó sẽ không có tác dụng. Trẻ phạm lỗi nào đó, không nên mẹ phạt rồi, bố lại phạt nữa. Nếu trẻ tái phạm, phạt nặng hơn trước, không nên bỏ qua cho trẻ khi tâm trạng bố mẹ đang vui.
Sau khi phạt cần an ủi trẻ
Cần để trẻ biết rằng bố mẹ rất yêu trẻ, chỉ là không thích cách làm sai trái của trẻ, hy vọng trẻ thay đổi, như vậy trẻ vừa nhận ra lỗi của mình, vừa không ghét hoặc tức tối với bố mẹ.
Khi cha mẹ tức giận, không nên phạt trẻ
Nếu cha mẹ đang rất bực bội, cáu giận, hãy bình tĩnh đếm từ 1 đến 10, như vậy có thể điều chỉnh tâm trạng của mình, tìm cách khác để dạy con, không quát mắng trẻ.
Trẻ giống như mầm cây nhỏ, cần được sự yêu thương và chăm sóc, cần sự thông cảm và chia sẻ, cha mẹ nên dạy dỗ trẻ chứ không phải đánh mắng trẻ, làm tổn thương đến tâm hồn trẻ. Nên kiên nhẫn, nhẹ nhàng dạy dỗ trẻ, uốn nắn trẻ từng chút một, áp dụng trừng phạt đúng đắn mới đạt hiệu quả tốt.
-
Con không nghe lời, làm sao đây?Hầu hết các bé mẫu giáo sẽ ngoan ngoãn nghe lời ba mẹ nhưng không hẳn là lúc nào cũng vậy đâu nhé! Thỉnh thoảng, bé có thể sẽ từ chối đi đến bàn ăn khi bạn gọi bé, phớt lờ đề nghị nhặt đôi vớ của...
-
Dạy con ngoan biết nghe lời cha mẹTrẻ em ngoài những quyền lợi được pháp luật bảo vệ ra còn có một số trách nhiệm phải làm. Để dạy con ngoan cha mẹ nên tìm hiểu và giải thích cho trẻ hiểu cả quyền lợi và trách nhiệm của trẻ.
-
Những điều bạn nên lưu ý khi đặt ra kỷ luật với béKhông phải bạn cứ đặt ra hình phạt áp dụng cho những sai phạm của bé là bạn đang dạy con về tính kỷ luật. Kỷ luật là cách hướng cho con bạn biết bé nên làm gì và không nên làm gì, cái gì tốt cái...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Ngọc Hồng
phải cố gắng học cách kiềm chế cảm xúc trong khi dạy dỗ con, ghi nhớ, ghi nhớ điềunày
Ngọc Hồng
huhu, mình vẫn còn sai lầm nhiều trong cách dạy con, chưa cương quyết và chưa kiên nhẫn cùng con, huhu
Tứ Hưng
phạt gì thì phạt, khi ba mẹ cũng phải bình tĩnh đã, tránh lúc giận dữ, ba mẹ cứ mắc lỗi ở chỗ đó í, rồi buông theo cảm xúc, nhiều khi quá tay với con...
Đào Hải Khánh
Đúng rồi, quan trọng nhất là tính nhất quán khi dạy con. Bố và mẹ cứ ông nói gà bà nói vịt thì con sẽ lờn mất
Đào Hải Khánh
Nhiều khi mẹ xót con nên bố la mắng lại can thiệp, việc này làm con hình thày ngay tư tưởng có người che chở, nên đâm ra ko sợ bố hoặc mẹ nữa