của bé
Kỷ luật trong gia đình giúp cho mọi thành viên giữ được sự cân bằng giữa những gì mà mỗi cá nhân mong muốn với việc tôn trọng những sở thích của người khác. Đó còn là cách để giữ cho con an toàn và cảm thấy an tâm. Sẽ không bao giờ quá sớm để bắt đầu dạy bé con những quy tắc ứng xử cần thiết
Kỷ luật mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình bạn: Nó giúp các thành viên gắn kết với nhau tốt hơn, giúp các thế hệ trẻ biết giới hạn và những điều được mong đợi ở nơi họ, giúp người lớn duy trì thái độ và cách ứng xử thích hợp với con cháu. Nhưng nhiều bà mẹ vẫn rất băn khoăn về cách dạy con đi vào nề nếp. Hãy cùng điểm qua một số nguyên tắc quan trọng dưới đây.
1. Độ tuổi thích hợp
Nếu mẹ bắt một nhóc tỳ dưới 18 tháng phải tuân thủ kỷ luật, gần như kết quả mẹ nhận được sẽ là một số 0 tròn trĩnh. Những em bé ở tuổi này chưa hiểu được thế nào là “được” và “không được”. Vì vậy, nếu muốn con bắt đầu làm quen với kỷ luật thì mẹ hãy kiên nhẫn chờ bé đủ lớn đã nhé.

Tuổi tập đi là thời gian thích hợp để bắt đầu dạy con về kỷ luật
2. Mục tiêu khi đặt ra kỷ luật
Thất bại trong cách dạy con tuân thủ nguyên tắc một phần đến từ việc không xác định được mục đích. Mẹ đừng liên tục bảo con không được thế này, không được thế kia mà không cho bé thấy vì sao phải làm như vậy. Trước hết, cần xác định những lĩnh vực nào cần đưa ra quy tắc. Thông thường, mẹ sẽ cần đặt quy tắc ở những “địa hạt” như:
-Cách cư xử
-Sự lễ độ
-Giờ giấc và thói quen hàng ngày
-Điệu bộ
Tùy theo những giá trị mà mẹ tin tưởng để đưa ra những quy tắc thích hợp, vì chẳng có gia đình nào giống nhau cả.

Vì sao mẹ cần dạy con tính kỷ luật? Giống như người lớn, cuộc sống của trẻ nhỏ cũng đối mặt với rất nhiều thay đổi. Việc dạy bé những nề nếp và kỷ luật sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và tự phát triển những quy tắc sống của riêng mình
3. Phân loại nguyên tắc
Có rất nhiều quy tắc cần tuân thủ, nhưng nhìn chung, chúng thuộc vào những nhóm như: Nên làm, bị cấm làm, nguyên tắc bất di bất dịch, nguyên tắc theo tình huống.
-Những điều nên làm: Mẹ nên khuyến khích bé thực hiện càng nhiều càng tốt những việc như giúp đỡ mọi người, giữ gìn vệ sinh, cư xử hòa nhã với mọi người…
-Những điều không được làm: Mẹ cần cho bé biết những giới hạn không được phép như không đòi mua hàng khi đi siêu thị, không đi xe máy với người lái xe đã uống rượu bia, không nhổ nước bọt lung tung.
-Nguyên tắc bất di bất dịch: Có những điều cần được tuân thủ mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như không được xúc phạm người khác. Và nguyên tắc này cần được áp dụng với tất cả mọi người, không chỉ các bạn nhỏ.
-Nguyên tắc theo tình huống: Cuộc sống luôn biến đổi, và ứng với mỗi tình huống xảy ra, chúng ta có thể nhìn thấy các nguyên tắc mới. Chẳng hạn, khi đi du lịch thì phải thế nào, khi có khách đến nhà thì phải thế nào…
Một điều quan trọng mà mẹ nên nhớ là giới hạn số lượng nguyên tắc. Một số ít nguyên tắc được đặt ra rõ ràng, mạnh mẽ sẽ có hiệu lực mạnh mẽ hơn so với một danh sách dài rối rắm.
4. Ai được đặt ra kỷ luật?
Một sai lầm của hầu hết bố mẹ là không cho con tham gia vào quá trình xây dựng các quy tắc. Điều này có thể khiến bé cảm thấy bị áp đặt. Thực tế, bố mẹ hoàn toàn có thể “mời” bé tham gia vào quá trình này. Mẹ có thể cùng các bé vẽ ra một bức tranh về những quy tắc cần thiết, vừa vui, vừa dễ hiểu phải không nào?
5. Điều chỉnh và dự phòng
Đã gọi là “luật” thì có nên thay đổi không? Câu trả lời là “Có”. Khi bé con lớn lên và trạng thái của gia đình bạn đã thay đổi, các quy tắc cũng sẽ được biến đổi theo. Điều này dẫn chúng ta đến một vấn đề khác: Những điều dự phòng khi luật bị thay đổi. Điều này bao gồm việc “phá luật” và thay đổi do tình huống. Nếu bé phá luật, mẹ cần nhắc nhở và cân nhắc về những hình phạt.
-
3 bí kíp dạy con kỷ luật từ nhỏBé con của bạn còn quá nhỏ để nhận thức về thế giới quanh mình hoặc hiểu những quy tắc, kỷ luật? Bé chưa biết những luật lệ để tuân thủ hoặc cần tránh. Nhiều bé có thể không vâng lời bố mẹ vì bé...
-
Kỷ luật con theo từng độ tuổi sao cho hiệu quả (Phần 1)Ngày nay, việc dạy dỗ và kỷ luật con cái trở nên thách thức hơn hẳn so với các thế hệ trước. Do đó, ba mẹ cũng cần có những “chiến thuật” của riêng mình để dạy con theo từng giai đoạn phát triển....
-
Những điều bạn nên lưu ý khi đặt ra kỷ luật với béKhông phải bạn cứ đặt ra hình phạt áp dụng cho những sai phạm của bé là bạn đang dạy con về tính kỷ luật. Kỷ luật là cách hướng cho con bạn biết bé nên làm gì và không nên làm gì, cái gì tốt cái...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
people_smile_up
Trong khoảng time mang thai và sinh con, mình cứ nghĩ nuôi con là vất vả rồi, Nhưng bây giờ mới thấy, dạy con còn khó hơn.
Phạm Ngọc Ánh
Phân lọa nguyên tắc thật đúng quá các mẹ nhỉ, mình sẽ hướng con tới điều nay
Loan Thanh
Những nguyên tắc trong bài rất hay mình sẽ áp dụng thử khi bé 3 tuổi
Phạm Ngọc Ánh
Bé nhà e đang trong giai đoạn áp dụng nè chị
Loan Thanh
Con mình mới 16 tháng mình đã nôn nóng đưa con vào nề nếp cuối cùng đúng như Marry nói mình nhận được số 0 tròn trĩnh