của bé
Ở tuần thai thứ 27, bé đã có thể cảm nhận ánh sáng mờ qua thành tử cung nhờ thị lực phát triển. Thời điểm này của quá trình mang thai, mẹ cần đi thăm khám thường xuyên, làm các xét nghiệm máu, một số mẹ còn có nguy cơ bị hội chứng “chân không nghỉ”.
Nội dung bài viết
Thai 27 tuần phát triển như thế nào? Thai 27 tuần nặng bao nhiêu?
Vào tuần thai thứ 27, bé đã nặng chừng 1kg và dài hơn 37cm từ đỉnh đầu đến gót chân. Bé có thể nhấp nháy đôi mắt và giờ đây mắt bé đã có lông mi.
Với thị lực đã phát triển, bé có thể có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ. Bé cũng đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.
1. Thai 27 tuần là bao nhiêu tháng?
Nếu bạn mang thai được 27 tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn 3 tháng nữa thôi là bạn có thể gặp bé yêu rồi.
2. Bé nhận ra giọng nói của bạn
Bé có thể nhận ra giọng nói của cả bạn và chồng bạn. Sự phát triển thính giác đang tiến triển khi mạng lưới dây thần kinh đến tai trưởng thành, song những âm thanh mà bé nghe giống như bị nghẹt do lớp sáp vernix bao phủ xung quanh con. Vì vậy, đây có thể là thời điểm thích hợp để bạn đọc hay hát cho bé nghe.
Khi thai 27 tuần, chồng bạn có thể nghe thấy nhịp tim của bé bằng cách áp tai vào bụng bạn.
3. Bé nếm và nấc cụt
Vị giác của bé đang phát triển. Làm sao để bạn nhận ra điều đó? Nếu bạn đang ăn đồ ăn cay, bé có thể cảm nhận qua nước ối. Một số bé sẽ đáp lại vị cay đó bằng cách nấc cụt. Bé có căng thẳng không? Không hề, chỉ là bé đang làm quen với một vị mới mà thôi.

Thai nhi 27 tuần tuổi có kích thước ngang bằng một trái bí ngô non và nặng khoảng 1kg
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 27 tuần tuổi?
Mẹ đang sắp về đích! Ba tháng cuối cùng của quá trình mang thai sẽ bắt đầu từ tuần này. Hầu hết các bà mẹ mang thai sẽ còn tăng thêm khoảng 5kg trong thời gian tới.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 27 khác với các tuần trước đó, vì thế mẹ nên đi khám thai mỗi hai tuần một lần. Sau đó, khi thai nhi được 36 tuần, mẹ sẽ cần đi khám hàng tuần.
Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và các nguy cơ của bản thân, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên xét nghiệm máu lại để kiểm tra HIV và giang mai, đồng thời mẹ cũng được xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu để chắc chắn tình trạng tình trạng sức khỏe tốt nhất trước khi sinh. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cao và chưa thực hiện các xét nghiệm tiếp theo, mẹ sẽ sớm phải xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ.
Nếu trong lần khám tiền sản đầu tiên, xét nghiệm máu cho thấy mẹ có Rh âm tính, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn cơ thể phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của bé. Nếu bé có Rh dương tính, mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch Rh sau khi sinh.
Ở giai đoạn từ tuần thai thứ 27, nhiều bà mẹ có cảm giác tê râm ran, co kéo hoặc khó chịu ở cẳng chân trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.
Nếu cảm giác này giảm bớt khi cử động, có thể mẹ đang mắc hội chứng chân không yên (RLS). Không ai biết rõ nguyên nhân gây ra RLS, nhưng nó tương đối phổ biến ở các bà mẹ sắp sinh. Thử duỗi hoặc xoa bóp đôi chân, hạn chế sử dụng đồ ăn và thức uống chứa chất kích thích vì caffeine có thể làm cho triệu chứng này nặng hơn. Mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn liệu có nên dùng viên sắt để cải thiện triệu chứng RLS với tình trạng thể chất của bạn không nhé.
Bí quyết giúp mẹ dễ ngủ hơn khi thai nhi tuần 27
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, một chiếc gối kê dưới bụng khi nằm nghiêng sẽ giúp ngủ thẳng giấc. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp mẹ ngủ ngon! Bạn có thể dành nửa giờ đi bộ mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng thời tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi có được chút thời gian cho bản thân.
Gợi ý cho mẹ bầu trong tuần thai này
Chọn bác sĩ cho bé. Tuần thai thứ 27 không phải quá sớm để tính đến chuyện này vì bé rất có thể cần đi khám bệnh ngay từ khi chào đời. Mẹ nên hỏi thăm thông tin về các bác sĩ nhi khoa có uy tín từ bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hoặc bác sĩ sản khoa. Ghi chú lại giờ khám của bác sĩ xem có phù hợp với thời khóa biểu của mình và vị trí phòng khám có thuận tiện đi lại không, mẹ nhé.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 27 rất khác với các tuần trước đó đúng không nào? Mẹ hãy ghi nhớ để có hướng chăm sóc cho con tốt hơn nhé.
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Mua đồ sơ sinh gồm những gì? Mẹ đọc...Mua đồ sơ sinh gồm những gì? Mua bao nhiêu thì đủ? Mua sao để không bị thiếu...
-
Siêu âm con gái sinh con trai, tại sao...Một số mẹ buồn và hụt hẫng vì siêu âm con gái sinh con trai. Vì sao siêu âm...
-
Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách...Mẹ băn khoăn rằng thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Dấu hiệu nào nhận biết bé...
-
Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần...Sảy thai có thể xảy ra ở trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu phải rơi vào...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Bùi thị nham
Mh 26t đc 1136g rồi.mh tăng 10kg rồi ý.nặng nề lắm các mẹ ạ
Võ Thị mộng trầm
Mình 28tuan be nặng gần 1ki3
Dương Mai
thật là thú vị khi cảm nhận con lớn lên từng ngày
Chi Dao
Mình 26w6d, tăng được 6kg mà con 900g. Bác sĩ nói con hơi nhỏ mà mẹ cũng tăng hơi ít. Bé của mình đạp cũng nhẹ lắm, giờ cũng chỉ thấy nhột nhột nhẹ nhẹ thôi ah, lâu lắm mới thấy bụp 1 cái làm mẹ hết hồn
Nguyễn Thị Thiên Trang
Mình tăng 9kg, em bé 26w3d nặng 971g