Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/05/2022

Bà bầu ăn khoai mỡ được không và những lưu ý cần biết trong thai kỳ!

Bà bầu ăn khoai mỡ được không và những lưu ý cần biết trong thai kỳ!
Khoai mỡ là loại thực phẩm chế biến được rất nhiều món ngon trong bữa ăn người Việt. Nhưng với phụ nữ mang thai, thì liệu món ăn này có lợi hay có hại gì không?

Để giải đáp những thắc mắc trên, MarryBaby đã tổng hợp toàn bộ thông tin hữu ích về bà bầu ăn khoai mỡ được không. Các mẹ bầu cùng theo dõi bài viết này để có thể lên được thực đơn khoa học và hiệu quả trong suốt thai kỳ nhé.

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai mỡ

Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn khoai mỡ được không; chúng ta cần tìm hiểu các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này.

  • Kali: Giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.
  • Vitamin B6: Giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Vitamin C: có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Beta-carotene: Giúp phòng chống ung thư cho cả mẹ và thai nhi.
  • Chất xơ: Hỗ trợ và kích thích tiêu hóa tốt cho phụ nữ mang thai; giúp hạn chế cảm giác đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
  • Canxi: Giúp hệ xương khớp dẻo dai và hoạt động trơn tru.
  • Đường: Lượng đường trong khoai mỡ tương đối thấp và là đường tự nhiên nên an toàn cho mẹ bầu.
  • Tinh bột thô: Đây là tinh bột lành mạnh giúp mẹ bầu hấp thụ tốt và ít tăng cân.

bầu ăn khoai mỡ được không
Bà bầu ăn khoai mỡ được không?

Bà bầu ăn khoai mỡ không?

Bà bầu ăn khoai mỡ được không là điều được nhiều thai phụ quan tâm. Khi mang thai, nếu ăn khoai mỡ sẽ giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh; còn trong giai đoạn cho con bú thì cũng rất lợi cho sữa mẹ nhờ vào nhóm dưỡng chất vitamin B6, kali, canxi…

Một số người thắc mắc không biết mẹ sinh mổ có thể ăn canh khoai mỡ không thì câu trả lời là có. Mẹ bầu không phải kiêng khoai mỡ trong giai đoạn vừa mổ xong. Tuy nhiên, khi chế biến cần lưu ý, không được cho thêm các thành phần kiêng kỵ với phụ nữ sau sinh nấu chung cùng khoai mỡ nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?

Các lưu ý khi bà bầu ăn khoai mỡ

bầu được ăn khoai mỡ không

Bà bầu ăn khoai mỡ có được không? Đối với việc thêm khoai mỡ vào thực đơn hàng ngày, mẹ bầu có thể ăn vào bữa chính; hoặc bữa phụ tùy vào sở thích cá nhân của mình. Bên cạnh đó, khoai mỡ chứa carbohydrate lành mạnh nên bạn có thể linh động một số bữa để thay thế cơm.

Tuy nhiên, dù khoai mỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé nhưng cũng không được lạm dụng loại thực phẩm này. Nếu ăn quá nhiều khoai mỡ sẽ dẫn đến no và khó ăn các loại thực phẩm khác; gây ra tình trạng thiếu chất cho mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu chỉ nên ăn khoai mỡ 3-4 bữa một tuần là đủ. Thay vào đó, mẹ nên xen kẽ thực đơn hàng ngày với các loại rau quả củ để đỡ ngán và cân bằng các dưỡng chất. Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn nhiều khoai mỡ cùng một lúc vì làm hạn chế khả năng hấp thụ các nhóm chất từ thực phẩm khác.

Nhìn chung, khoai mỡ thuộc loại lương thực lành tính và rất có lợi cho mẹ và bé nếu ăn một lượng vừa đủ. MarryBaby hy vọng với những thông tin hữu ích về vấn đề bà bầu ăn khoai mỡ được không sẽ giúp mẹ bầu cân đối thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu còn thắc mắc gi về vấn đề dinh dưỡng của khi mang thai hãy để lại bình luận tại bài viết này. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 1. Dioscorea alata – L.

https://pfaf.org/user/Plant.aspx?LatinName=Dioscorea+alata

Truy cập ngày 04/05/2022

2. Dioscorea alata

https://en.wikipedia.org/wiki/Dioscorea_alata

Truy cập ngày 04/05/2022

3. 26 Benefits of purple yam and side effects

https://healthbenefitsof.org/26-shocking-health-benefits-of-purple-yam/

Truy cập ngày 04/05/2022

4. Eating Yams During Pregnancy

https://parenting.firstcry.com/articles/yam-in-pregnancy-benefits-and-side-effects/

Truy cập ngày 04/05/2022

x