Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 28/09/2022

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt, mẹ cần chuẩn bị gì?
Bé đi nhà trẻ vào thời điểm thích hợp là một quyết định đúng đắn, đặc biệt là đối với những mẹ phải đi làm. Việc cho bé đi nhà trẻ sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề cho cha mẹ. Chính vì thế nắm được kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ có rất nhiều lợi ích.

Trước khi biết được kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ; cách cho trẻ đi học không khóc để chuẩn bị thật tốt cho con bước vào môi trường nhà trẻ; mẹ nên tìm hiểu kỹ về các lợi ích, hạn chế của việc gửi con đến trường mầm non. Đồng thời, cha mẹ nên nắm rõ những bước chuẩn bị cho bé hòa nhập vào lớp học.

1. Lợi ích và hạn chế của việc cho bé đi nhà trẻ

1.1 Lợi ích khi bé đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ đó là tương tác với mọi người. Tương tác với những người xung quanh là kỹ năng lớn nhất bé yêu đi nhà trẻ có thể học ở giai đoạn này. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ:

  • Môi trường đi học sẽ cho bé rất nhiều niềm vui, tham gia nhiều hoạt động.
  • Đi nhà trẻ là bước đệm giúp bé làm quen với việc đến trường, hình thành ý niệm về “đi học”.
  • Kinh nghiệm đi nhà trẻ giúp bé phát triển theo đúng lứa tuổi; đồng thời, bé sẽ phát triển ý thức về bản thân và tính độc lập.
  • Bé học và tiếp xúc các kỹ năng đọc viết cần thiết từ việc học bảng chữ cái, các kỹ năng toán học, và những kiến thức cơ bản khác.
  • Nhà trẻ giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng như sự phối hợp, kĩ năng lắng nghe, giúp đỡ lẫn nhau, và rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
Lợi ích khi cho bé đi nhà trẻ
Lợi ích khi biết kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ

1.2 Những hạn chế bé có thể gặp phải khi bé đi nhà trẻ

Việc lựa chọn trường học chưa đạt yêu cầu cho bé đi nhà trẻ có thể cản trở sự phát triển của bé yêu. Cụ thể là:

  • Môi trường học tập không đạt chuẩn có thể gây hại khả năng giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hoặc với thầy cô giáo; thậm chí đánh mất sự tò mò của bé đối với việc học.
  • Bé không được giám sát chặt chẽ có thể mắc những thói quen tiêu cực về nhận thức về thế giới xung quanh, bị bắt nạt hay bạo lực có thể ảnh hưởng đến tương lai của bé.
  • Chương trình giảng dạy, trình độ của giáo viên không đảm bảo chất lượng có thể gây tác động xấu đến quá trình học hỏi, khả năng tập trung cũng như thái độ học tập của bé.

Vì vậy, cha mẹ cần có kinh nghiệm chọn cho bé đi nhà trẻ chính xác; tìm hiểu thật kĩ về trường học, giáo viên, chất lượng giảng dạy trước khi cho bé đi nhà trẻ nhé!

1.3 Khi nào mới nên cho bé đi nhà trẻ?

Dựa vào kinh nghiệm của nhiều mẹ đã cho bé đi nhà trẻ, từ 1-3 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về giác quan và nhận thức. Vì vậy, từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ.

Bé 1 tuổi đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn. Khi đó, bé đã có thể tự lập trong ăn uống; biết cách giao tiếp cơ bản và có thể thông báo cho giáo viên những khi bé cảm thấy cần đi vệ sinh, muốn ăn hay uống nước.

2. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi cho bé đi nhà trẻ

Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì? Mẹ cần ghi nhớ những kinh nghiệm sau trước khi cho bé đi nhà trẻ:

2.1 Tìm và chọn một môi trường thích hợp

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ - Tìm và chọn một ngôi trường thích hợp
Kinh nghiệm tìm môi trường học cho bé đi nhà trẻ

Ngôi trường thích hợp nên ở gần nhà, có cơ sở vật chất hiện đại; và có lối trang trí thích hợp cho trẻ nhỏ. Chương trình học tập cũng là yếu tố mẹ cần xem xét.

Khi tìm trường cho bé đi học nhà trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

  • Giáo viên thương yêu trẻ.
  • Khoảng cách từ nhà đến trường.
  • Phương pháp và chất lượng giáo dục.
  • Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đầy đủ và phù hợp.
  • Chọn trường có camera quan sát từ xa để an tâm hơn khi bạn có thể quan sát cô dạy bé.
  • Trao đổi thân tình với cô giáo về cách chăm sóc bé như thói quen đi tè vào lúc nào, ngủ trưa dễ hay khó.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp giáo dục Montessori, phương pháp Steinerphương pháp Reggio Emilia

2.2 Kinh nghiệm sau trước khi cho bé đi nhà trẻ: Chuẩn bị tâm lý cho bé

Các bé sẽ cần một thời gian làm quen với môi trường mới. Vào những buổi học đầu tiên; mẹ nên đi cùng bé và chỉ để con ở trường 1-2 giờ rồi sau đó mới tăng lên 1 buổi.

Sau khoảng 1-2 tuần, bé sẽ bắt đầu quen với việc đi học; mẹ có thể vắng mặt một lúc. Sau đó, mẹ có thể để con tự do hoạt động ở trường mà không cần phải đón sớm; hay có mặt tại lớp nữa.

2.3 Trao đổi với giáo viên và giám hiệu

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Kinh nghiệm trao đổi với giáo viên cho bé đi nhà trẻ

Để nắm rõ nhưng thủ tục nhập học, lớp học thích hợp cho lứa tuổi của bé; giờ đưa đón, chế độ ăn, kế hoạch giảng dạy; mẹ cần trao đổi với cả giáo viên phụ trách lớp và ban giám hiệu trường.

Ngoài ra, đừng quên dặn giáo viên của bé về những vấn đề như dị ứng thức ăn; thời gian ăn và ngủ của bé; các thói quen và sở thích của con để giúp bé hòa nhập nhanh chóng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

2.4 Những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

Thông thường, các bé dưới 3 tuổi sẽ cần nhiều bộ quần áo, tã, bình nước, bình sữa hay sữa hộp trong túi đồ đi học. Ngoài ra, nếu bé đang bị bệnh, mẹ có thể gửi thêm thuốc cho bé. Nếu con theo chế độ ăn riêng, mẹ cũng có thể gửi đồ ăn cho bé và nhờ cô cho bé ăn.

Một kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mà mẹ nào cũng nên biết, đó là hãy cố gắng tăng cường sức đề kháng cho con. Các bé đi nhà trẻ thường dễ bị lây bệnh từ các bạn trong lớp; và điều này tạo thành một áp lực tâm lý rất lớn khi các mẹ mới cho con đi học.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách trị chấy và trứng chấy tận gốc tại nhà để trẻ hết ngứa da đầu

3. Những kỹ năng cần rèn cho bé trước khi đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ không nước mắt chính là dạy cho bé những kỹ năng trước khi vào nhà trẻ, để bé không lạ lẫm với môi trường mới.

3.1 Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ăn uống trước khi cho bé đi nhà trẻ

Bé cần có kinh nghiệm:

  • Tập cách dùng muỗng để xúc ăn.
  • Biết định được lượng thức ăn vừa đủ để cho vào miệng.
  • Không để rơi thức ăn ra ngoài, biết uống nước trước khi đi nhà trẻ.

Trước khi bé đi nhà trẻ, khi ở nhà; hãy tạo cho bé nhiều cơ hội tập luyện cách sử dụng muỗng, chén, ly, ống hút càng nhiều càng tốt; để bé mau chóng làm quen mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

cho bé tập ăn
Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ăn uống trước khi cho bé đi nhà trẻ

3.2 Tự thay quần áo

Một kinh nghiệm khác trước khi hco bé đi nhà trẻ đó là dạy bé tự thay quần áo. Bé phải biết:

  • Mặc áo khoác.
  • Mang giày/dép.
  • Mặc quần áo mới.
  • Đội nón, đeo khẩu trang.
  • Cách cởi quần áo (cởi/cài nút).

Ngoài ra, bé cần học cách rửa tay/mặt (trước khi ăn), chải răng, vệ sinh răng miệng (sau khi ăn).

3.3 Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Dạy bé kỹ năng đi vệ sinh

Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các bé ở độ tuổi đi học chính là việc đi vệ sinh. Các bé nhỏ cần học cách nhận biết các dấu hiệu ‘buồn tiểu’ hay ‘sắp đi bô’; để có thể kịp thời gọi cô giáo hay tự mình đi vệ sinh.

Sau khi đi vệ sinh xong, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn. Những hoạt động này giúp bé chủ động trong việc tự chăm sóc cơ thể mình; và luyện tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân.

3.4 Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Tập cho bé kỹ năng kết bạn

Tập cho bé những kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với một người bạn mới; như làm quen, chào hỏi và chơi đùa cùng bạn bé. Đừng quên dạy trẻ cách trở thành một người bạn tốt: biết chia sẻ đồ chơi, thay phiên và chờ tới lượt mình chơi.

Hãy khen ngợi bé khi thấy bé biết nhường đồ chơi cho bạn hay biết chờ đến phiên mình chơi xích đu trong công viên. Đây là những kỹ năng xã hội giúp ích cho bé hình thành tính cách hòa đồng, thân thiện khi tiếp xúc với một môi trường tập thể như trường học.

giao tiếp
Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ: Tập cho bé kỹ năng kết bạn

4. Kinh nghiệm về cách cho bé đi học nhà trẻ không khóc

Một trong những kinh nghiệm khi cho bé đi nhà trẻ đó là trẻ nhỏ dễ khóc và không chịu đến lớp. Vì lý do đó, cha mẹ nên bỏ túi những cách cho trẻ đi học không khóc, để việc đưa con đến trường thuận lợi hơn.

  • Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường.
  • Nói với trẻ rằng chỉ lát nữa thôi trẻ với về nhà.
  • Nắm bắt tâm lý khi trẻ chuẩn bị đi học để dỗ dành bé.
  • Cho con ôm một món đồ yêu thích để bé cưng cảm thấy an toàn.
  • Trấn an và vỗ về con rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi trong những ngày đầu.
  • Tạo sự hào hứng trên đường đi học bằng việc giới thiệu các trò chơi cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

5. Cách để bé không bị ốm trước khi đi nhà trẻ

Một trong những kinh nghiệm quan trọng khi cho bé đi nhà trẻ đó là giúp bé không bị ốm. Bởi bé đi học nhà trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến virus và đường hô hấp như cảm lạnh, sốt, ho, sổ mũi, viêm phổi, viêm họng, tiêu chảy,… Cha mẹ nên biết cách phòng ngừa những bệnh này lây lan cho bé:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc.
  • Tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch.
  • Dạy bé cách rửa tay với xà phòng.
  • Tăng cường sức đề kháng cho bé cưng.
  • Dặn bé dùng riêng đồ dùng cá nhân của mình.

Trước khi cho bé đi nhà trẻ, cha mẹ nên có kinh nghiệm cũng như dạy bé một số kỹ năng mềm cho bé không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới. Những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ cha mẹ cần nắm đó là:

  • Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường.
  • Tìm hiểu kỹ và chọn một môi trường thích hợp cho bé đi học.
  • Có kinh nghiệm trấn an và vỗ về cho bé đi nhà trẻ không khóc.
  • Cho con ôm một món đồ yêu thích để bé cưng cảm thấy an toàn.
  • Cho bé thời gian làm quen với môi trường, thầy cô và bạn bè mới.
  • Chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ dụng cụ cần thiết đi bình sữa, ly, cặp sách.
  • Tạo sự hào hứng trên đường đi học bằng việc giới thiệu các trò chơi cho trẻ.
  • Trao đổi với giáo viên và giám hiệu về thủ tục nhập học, chương trình dạy của bé.
  • Dạy bé đi nhà trẻ những kỹ năng như ăn uống, thay quần áo, đi vệ sinh, kỹ năng kết bạn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Your Child Is Going to Kindergarten: Making the Move Together
https://eclkc.ohs.acf.hhs.gov/publication/your-child-going-kindergarten-making-move-together
Ngày truy cập: 28/09/2022

2. Skills kids need going into kindergarten
https://www.understood.org/en/articles/skills-kids-need-going-into-kindergarten
Ngày truy cập: 28/09/2022

3. How to Get Your Child Ready for the First Day of Kindergarten
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/how-to-get-your-child-ready-for-the-first-day-of-kindergarten
Ngày truy cập: 28/09/2022

4. How to Ease your Child’s Kindergarten Jitters
https://www.edutopia.org/article/4-steps-to-easing-kindergarten-jitters-michele-borba
Ngày truy cập: 28/09/2022

5. 12 ways to help a child make the transition to kindergarten
https://www.health.harvard.edu/blog/12-ways-to-help-a-child-make-the-transition-to-kindergarten-201308166611
Ngày truy cập: 28/09/2022

x