Cột mốc quan trọng
- Học cách chia sẻ và thay phiên nhau; nhưng có thể không phải lúc nào cũng thích.
- Bắt đầu hiểu cảm xúc, cả của bé và của người khác.
- Bé 3 tuổi có thể sử dụng những cách diễn đạt đơn giản như “Con buồn!” Hoặc “Con rất vui!” để bộc lộ cảm xúc.
>> Mẹ xem thêm: Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi
5. Bé 3 tuổi biết làm gì về mặt xã hội?
Mẹ muốn biết bé 3 tuổi sẽ làm gì với bạn bè đồng trang lứa? Mẹ sẽ nhận thấy bé 3 tuổi bắt đầu chơi trong một nhóm nhiều hơn; hoặc chơi cùng với người khác.
Bé 3 tuổi làm gì biết cách tương tác tốt nhất; do đó, mẹ cần hỗ trợ bé. Trẻ 3 tuổi cũng sẽ dần xây dựng tình bạn chân thành với bạn bè (đôi khi là người bạn tưởng tượng.
Bé 3 tuổi cũng có thể bắt chước người bé yêu thích trên TV; hoặc sách báo.
Cột mốc quan trọng
- Bắt đầu thể hiện sự đồng cảm khi người khác bị tổn thương; hoặc khó chịu, thậm chí có thể cố gắng an ủi người đó.
- Có thể bắt đầu méc nếu bé cảm thấy mình bị một đứa trẻ; hoặc anh chị em khác “đối xử không tốt.”
- Tự mình thể hiện tình cảm với người khác (mà không cần mẹ đề nghị).
6. Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

Sau khi biết bé 3 tuổi có thể làm gì; cha mẹ bỏ túi một số mẹo cách bé 3 tuổi để giúp con thông minh, thành người nhé:
- Về thể chất, mẹ cần cho phép bé tự do bay nhảy, leo trèo. Điều này giúp bé 3 tuổi luyện tập và phát triển các kỹ năng cân bằng; và phối hợp tay chân.
- Về cảm xúc, mẹ cần làm cho bé 3 tuổi biết những từ vựng gì liên quan đến cảm xúc (vui, buồn, tức giận). Như vậy, bé 3 tuổi có thể biết cách biểu lộ cảm xúc tốt hơn.
- Về xã hội, bé 3 tuổi làm gì biết cách để chia sẻ đồ chơi; mẹ sẽ cần giúp bé học cách chia sẻ. Thay vì chỉ đạo trực tiếp, mẹ có thể giúp bé tự tìm ra xem khi nào nên chia sẻ đồ chơi, vật dụng với mọi người.
- Về nhận thức, mẹ cần trò chuyện, kể chuyện nhiều với trẻ để bé 3 tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Mẹo xử lý 3 tuổi nhõng nhẽo
Nhõng nhẽo là một trong những thói quen của trẻ có thể phát triển theo thời gian. Sau đây là một số phương pháp giúp trẻ có những thay đổi tích cực mà mẹ có thể tham khảo:
- Nói với trẻ bằng sự hài hước: “Con nói gì thế? Con nói như vậy sao mẹ hiểu được?”.
- Chuyển hướng: “Mẹ nghe nè, con nói lại bằng giọng bình thường đi”.
- Nhắc nhở bé: “Con nhõng nhẽo vậy là không ngoan đâu”.
- Đưa ra một chuẩn mực: “Thay vì rên rỉ, tốt hơn là con phải nói rõ ràng cho mẹ nghe”.
- Khen ngợi: “Mẹ yêu con vì cả ngày nay con không nhõng nhẽo. Ngày mai con cũng ngoan như vậy nữa nhé!”về thời thơ ấu của bé mà không có gì có thể mua được.
>> Mẹ xem thêm: 12 bữa sáng cho bé 2-3 tuổi dễ làm và đầy đủ dưỡng chất
Tóm lại, bé 3 tuổi biết làm gì? Bé có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, có thể tự rửa tay, lau khô và thay quần áo. Bé 3 tuổi hiểu cảm xúc của bản thân và mọi người xung quanh tốt hơn. Bé bắt đầu chơi theo nhóm; và dần hình thành tình bạn. Đồng thời, bé cũng biết thể hiện cảm xúc và sự cảm thông cho mọi người.