Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2021

Bé 26 tháng tuổi: Các cột mốc phát triển

Bé 26 tháng tuổi: Các cột mốc phát triển
Trẻ 2 tuổi đã có thể làm được gì và phát triển những kỹ năng thể chất cũng như ngôn ngữ và xã hội như thế nào? Mẹ hãy cùng thử tìm hiểu những mốc phát triển đáng mong đợi trong giai đoạn này nhé!

Những mốc phát triển của bé 2 tuổi

Làm cách nào bạn biết được bé đang phát triển theo đúng hướng? Các bé 2 tuổi bắt đầu phát triển rõ rệt theo mức độ mà bé nắm bắt các kỹ năng mới. Những mốc quan trọng mà hầu hết các bé ở độ tuổi lên 2 đều trải qua đó là:

  • Chỉ đúng một số đồ vật khi bạn gọi tên.
  • Gọi được tên của những người quen thuộc, đồ vật và các bộ phận trên cơ thể.
  • Sử dụng những cụm từ ngắn và các câu ngắn gọn chứa từ 2 đến 4 từ.
  • Làm theo những chỉ dẫn đơn giản của bạn.
  • Lặp lại những từ bé nghe được.
  • Tìm thấy đồ vật cho dù bạn có giấu kỹ dưới 2 hoặc 3 lớp mền.
  • Phân loại đồ vật theo màu sắc.
  • Chơi những trò chơi tưởng tượng, đóng giả hay bắt chước người lớn.

bé 2 tuổi và các cột mốc phát triển
Nếu bé 2 tuổi nhà bạn vẫn chưa gọi tên ba mẹ thì bé sẽ sớm làm được điều đó trong thời gian tới

Nếu bạn lo sợ con mình bị “chậm” một vài kỹ năng nào và không theo kịp các bạn cùng trang lứa, nên hỏi ý kiến bác sĩ. Cách tốt nhất để chẩn đoán bé có gặp vấn đề hay không là thông qua sự đánh giá chuyên nghiệp và theo dõi của bác sĩ, kèm theo đó là sự tác động đến từ bạn bởi vì không một ai khác có thể hiểu rõ bé bằng chính mẹ của bé cả.

Cuộc sống hiện tại của mẹ: Thể hiện cảm xúc

“Thiên thần” bé nhỏ đáng yêu sẽ tung tăng bước theo bạn ở khắp mọi nơi vì với bé, bạn cũng giống như một người bạn thân thiết vậy.

Bạn tự hỏi có nên kiềm chế hay che giấu những cảm xúc mãnh liệt của bạn trước mặt bé không? Câu trả lời gần như là không trong hầu hết các trường hợp.

Việc bé 2 tuổi hiểu được cách bạn và mọi người xung quanh bộc lộ cảm xúc sẽ tốt cho sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của bé. Bạn nên dùng những lời giải thích đơn giản cho bé hiểu như: “Mẹ đang khóc là bởi vì mẹ nhớ ba và điều đó làm cho mẹ buồn đấy con yêu, nhưng bây giờ mẹ đã cảm thấy tốt hơn. Hãy ôm mẹ nào mẹ sẽ cảm thấy tuyệt vời lắm, sau đó mẹ con mình đi ăn trưa nhé!”.

Tuy vậy, nếu bạn đang sôi sục vì giận dữ việc gì, nhớ trấn an bé không được sợ hãi. Các bậc phụ huynh đôi khi tỏ ra mất bình tĩnh trong phút chốc, mặc dù mục tiêu của bạn là phải giữ bình tĩnh và giải quyết vấn đề dựa trên lý trí. Bạn nên nhớ rằng đây là giai đoạn bé 2 tuổi phát triển mạnh mẽ về mặt cảm xúc nên rất dễ đồng cảm với người khác.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x