Làm thế nào để biết được con có phát triển bình thường hay không? Căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi dưới đây, bố mẹ hãy xem bé có sự phát triển bình thường hay không nhé.
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Làm thế nào để biết được con có phát triển bình thường hay không? Căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi dưới đây, bố mẹ hãy xem bé có sự phát triển bình thường hay không nhé.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi có thể là chuẩn cơ bản để bạn tham khảo. Nếu như lúc nào bạn cũng thắc mắc con như thế này liệu có thấp bé, có bình thường, có béo quá không… bảng chiều cao và cân nặng của trẻ trên 5 tuổi theo chuẩn WHO mà MarryBaby cung cấp sau đây sẽ giải đáp cho bố mẹ điều đó.
Với trẻ trên 5 tuổi, lúc này trẻ đã lớn, cách đo chiều cao cho trẻ tương tự như với người lớn. Thông thường, để đo chiều cao chính xác, mẹ thực hiện theo cách sau:
Hoặc mẹ có thể theo dõi chiều cao của con bằng cách dùng bút vạch đánh dấu chiều cao vào tường, trung bình 6 tháng một lần mẹ đo để so sánh với vạch cũ xem con có phát triển chiều cao hay không.
Trẻ trên 5 tuổi không có sự tăng trưởng nhanh như trẻ ở những năm đầu đời. Xét về cả chiều cao và cân nặng, trẻ lứa tuổi này có sự tăng chậm và ổn định qua từng năm. Theo các nhà khoa học, trẻ 5 tuổi hoặc từ 5 tuổi trở đi mỗi năm về cân nặng trung bình tăng từ 1-2kg, và về chiều cao trung bình tăng 3-6cm.
Sau đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi theo chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới – WHO. Mẹ xem bảng cùng hướng dẫn tra cứu để biết cách áp dụng cho bé nhà mình nhé.
Bảng 1: Bảng chiều cao cân nặng của bé gái 5-10 tuổi theo chuẩn WHO
Bảng 2: Bảng chiều cao cân nặng của bé trai 5-10 tuổi theo chuẩn WHO
Trong bảng chiều cao cân nặng trên, các ký hiệu gồm:
Ví dụ: Nếu con gái 5 tuổi:
Bố mẹ căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi ở trên để nắm rõ tình hình phát triển của trẻ nhà mình nhé.
Để con yêu đạt chuẩn chiều cao và cân nặng như bảng trên, bố mẹ cần biết có những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Theo các chuyên gia sức khỏe, chiều cao và cân nặng của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Một số yếu tố quan trọng gồm:
Yếu tố di truyền từ bố mẹ có tác động đến sự phát triển của trẻ. Đồng thời, các yếu tố như cân nặng, lượng mỡ thừa, nhóm máu… sẽ tác động đến kích thước của các cơ quan trong cơ thể trẻ.
Chế độ dinh dưỡng tác động nhiều đến sự phát triển của một đứa trẻ. Nếu biếng ăn hoặc có một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn – ăn không đủ chất thì con sẽ gầy gò, ốm yếu, thấp còi. Ngược lại, nếu bố mẹ áp dụng một chế độ ăn giàu các dưỡng chất, cân đối, lành mạnh, con sẽ có sự phát triển về cả chiều cao và cân nặng.
Đặc biệt, mẹ nên lưu ý bổ sung đủ canxi cho con (bổ sung canxi qua thực phẩm giàu canxi và bằng đường uống) để giúp xương, răng chắc khỏe, phát triển vượt bậc về chiều cao.
Với trẻ 5 tuổi trở lên, để con phát triển toàn diện và đạt chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi, mẹ chỉ cần cho con ăn giống bữa ăn của người lớn. Bên cạnh đó, mẹ ưu tiên các món nhiều dưỡng chất, hạn chế đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán… Những thực phẩm này chỉ khiến trẻ béo phì mà không có sự tăng về chiều cao.
Trong thai kỳ, sức khỏe và tâm lý mẹ bầu là yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ. Nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress thì thai nhi có khả năng bị chậm phát triển về cả kỹ năng vận động và trí tuệ.
Bên cạnh đó, mẹ còn phải chú ý bổ sung đủ các loại vitamin tổng hợp (DHA, canxi, sắt hay axit folic…) trong thời kỳ mang thai và cho con bú để bé khỏe mạnh và phát triển vượt bậc.
Nếu trẻ mắc các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hoặc từng phải phẫu thuật cũng sẽ có sự phát triển chậm so với những đứa trẻ bình thường. Vì vậy, với những đứa trẻ này, điều tiên quyết là bố mẹ phải tìm cách chữa khỏi bệnh cho con và tăng cường bồi dưỡng để con đạt được mức trung bình theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi như trên.
Ngày nay, trẻ em bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều vì trẻ không thích vận động mà chỉ tập trung vào các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, iPad.
Tình trạng lười vận động, hạn chế tập luyện không những làm cho trẻ có sức đề kháng yếu mà còn ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ. Trẻ dễ bị béo phì, cơ xương và khớp không phát triển dẫn tới bị thấp lùn.
Cha mẹ hãy khuyến khích con năng vận động, chạy nhảy, nếu có điều kiện hãy tạo cơ hội cho con chơi các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như chơi bóng rổ, bơi lội, đu xà, đạp xe…
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc và ngủ trước 10 giờ tối giúp xương phát triển. Bởi khi ngủ, cơ thể trẻ giải phóng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần lúc con thức.
Trên đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích cho bố mẹ trong việc nuôi dạy con.
Dạ Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!