Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2021

10 cột mốc quan trọng bé 2 tuổi cần phải đạt được

10 cột mốc quan trọng bé 2 tuổi cần phải đạt được
Vẫn biết mỗi bé lại có những cột mốc phát triển khác nhau nhưng có những điểm chung mà bé 2 tuổi nào cũng nên đạt được trong hành trình lớn lên của mình.

Nói như thế không có nghĩa là bé 2 tuổi cần đạt được cùng một lúc những cột mốc này. Có thể chỉ là 2,3,4 hoặc 5 mốc thôi cũng rất tuyệt vời rồi.

Khả năng cầm nắm của trẻ tốt hơn

Bé có thể cầm nắm và nhặt được những món đồ chắc chắn, di chuyển về phía mình và buông bỏ sau khi đã giữ nó. Và trẻ cũng có thể làm một hành động ngược lại. Ban đầu có thể bé đồ vật sẽ trượt khỏi tay nhưng nó sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Bắt đầu thích các loại nhạc cụ

Khi bạn mua cho trẻ một cây đàn piano hay trống đồ chơi bé sẽ rất thích thú sử dụng nó để tạo ra những tiếng động trong khi bạn hát cho bé nghe. Đương nhiên những nhịp điệu mà bé tạo ra là ngẫu nhiên chứ không phải theo bất kỳ bài học nào đó. Đó là phản xạ tự nhiên thôi, việc học lúc này là “xa xỉ” với bé.

Sử dụng nhiều từ vựng hơn khi nói chuyện

Bé sử dụng rất nhiều từ vựng khác nhau trong những lần trò chuyện cùng mọi người. Thời điểm này trẻ có thể bắt chước và học từ vựng rất nhanh khi nghe bạn nói. Vì vậy hãy chỉ “la hét” khi không có bé ở cạnh.

Cố gắng sử dụng ngôn ngữ với bé một cách đa dạng nhưng cơ bản. Thay vì sử dụng cùng một từ để miêu tả hành động lặp lại thường xuyên hãy chọn lựa từ thay đế có cùng ý nghĩa. Ví dụ như “khổng lồ” thay vì “lớn”.

Thích trò chơi đóng vai

Thời điểm này trí tưởng tưởng của bé phong phú hơn và trẻ thích tham gia vào những trò chơi giả vờ, làm bác sĩ khám bệnh hay chú lính cứu hóa chẳng hạn. Con bạn hoàn toàn thích loại hoạt động này bởi vì bé có thể giả vờ là một người khác – rất có thể trẻ sẽ ăn mặc như một người lớn.

Thích thú với các trò chơi lắp ráp

Cho bé tập ghép hình cơ bản, chỉ gồm 2-3 miếng ghép có thể dễ dàng ráp lại với nhau và đừng quên lựa chọ kích thước nhỏ cho vưa vặn với bàn tay của bé. Bạn sẽ thấy trẻ không những thích thú mà còn có khả năng tưởng tượng tuyệt vời.

Khả năng ghi nhớ phát triển

Trẻ thích những “thách thức” về trí nhớ. Ví dụ bạn để một tờ báo trên bàn bếp. Vài phút sao bạn đi đến một phòng khác và giả vờ rằng không nhớ nơi bạn đã để tờ báo. Bạn hỏi :” Con có biết tờ giấy mẹ để đâu không nghỉ”. Bé nghĩ một lúc và sẽ mang đến cho bạn ngay thôi.

Phát triển kỹ năng nhảy

Khi mới biết đi bé luôn cố gắng nhảy nhưng bé thực sự không thể rời chân khỏi mặt đất. Bây giờ, bé đã tự giải phóng đôi chân lên không trung và hạ cánh an toàn trên cùng một chỗ. Lúc đầu, khoảng cách giữa lòng bàn chân và sàn nhà là tối thiểu, nhưng nó dần dần tăng lên.

Thích hoạt động ngoài trời

Bé cưng của bạn mạo hiểm hơn trong khi chơi ngoài trời nhưng bé vẫn thích bạn ở gần trẻ khi cô ấy nô đùa – sự hiện diện của bạn làm cho trẻ cảm thấy an toàn và mang lại cho trẻ sự tự tin để khám phá nhiều hơn.

Thông báo cho cha mẹ khi cần đi toilet

Bởi bây giờ con bạn có thể có kiểm soát khả năng tiểu tiện và đại tiện tốt trong ngày. Bé vui mừng khi có thể tự mặc quần như các anh chị lớn. Tán thưởng mỗi lần bé có thể tự lấy và ngồi vào bô của mình.

Biết cách kết bạn

Bé thích được ở với những đứa trẻ khác và bạn có thể nhận thấy trẻ nhanh chóng chán nản khi phải chơi một mình. Mặt khác, đừng ngạc nhiên khi thấy rằng bé và bạn bè của cô thường xuyên cãi nhau, mặc dù bạn đã cố hết sức ngăn cản. Đó là tâm lý phát triển tự nhiên.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x