Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: undefined
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/08/2015

Trẻ thích bú nằm có phải là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa?.

Trẻ thích bú nằm có phải là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa?.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường gặp nhất là trẻ bị sữa hoặc cháo chảy vào tai gây viêm, do đó, các bác sĩ cảnh báo các bậc phụ huynh cần thận trọng khi cho trẻ cho bú hoặc ăn trong tư thế nằm ngửa, cần lưu ý nếu sữa hoặc cháo chảy tràn ra ngoài miệng của bé thì lau ngay lập tức để không chảy vào tai.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường gặp nhất là trẻ bị sữa hoặc cháo chảy vào tai gây viêm, do đó, các bác sĩ cảnh báo các bậc phụ huynh cần thận trọng khi cho trẻ cho bú hoặc ăn trong tư thế nằm ngửa, cần lưu ý nếu sữa hoặc cháo chảy tràn ra ngoài miệng của bé thì lau ngay lập tức để không chảy vào tai.

bú nằm gây viêm tai giữa

Khó chẩn đoán trẻ bị viêm tai giữa sớm?

Đúng là rất khó để biết bé nhà mình có bị viêm tai không nhưng nếu bạn thấy bé cảm lạnh rồi sốt khoảng 3 – 5 ngày sau đó thì có thể nghi ngờ bé bị viêm tai.

Bé cũng thường vò tai, thậm chí là giật giật tai. Bú mớm hay nuốt nước miếng đều có cảm giác đau. Vì vậy, khi cho bé ăn mà bé không chịu thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi.

Vi rút gây viêm tai cũng có thể gây viêm dạ dày ruột. Nếu bé bị tiêu chảy hay ăn uống kém ngon miệng thì rất có thể bé đang bị viêm tai.

Ngoài ra, tai của bé cũng có thể tỏa mùi khó chịu khi ghé mũi vào.

Nếu thấy bất kỳ biểu hiện nào ở trên, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có phổ biến?

Rất tiếc rằng viêm tai là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là vào những tháng mùa đông.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa?

Vấn đề thường bắt đầu ở ống Eustachian tube, nối tai giữa với phần sau mũi và họng. Đây là nơi trung chuyển vi khuẩn từ mũi và họng tới tai giữa mỗi khi ngáp hay nuốt.

Bình thường ống này khô hoàn toàn. Chỉ khi cảm lạnh, dị ứng, viêm xoang thì các chất lỏng sẽ xâm nhập gây tắc nghẽn. Lúc này, bất kỳ vi khuẩn hay vi rút nào sống trong chất dịch ấm áp này cũng sẽ phát triển nhanh, mạnh và gây áp lực cho màng nhĩ, gây phồng và viêm, ảnh hưởng đến thính lực. Lúc này sốt – phản ứng tự vệ của cơ thể, sẽ xuất hiện.

Một lý do khác khiến trẻ bị viêm tai là ống Eustachian ngắn và nằm ngang. Khi trẻ lớn lên, ống này sẽ chiếm 1/3 chiều dài ống tai (từ 1,25 – 1,5cm /3,8cm). Vị trí của ống sẽ ngày càng thẳng đứng, giúp giảm tình trạng viêm tai khi nhỏ.

Điều trị với kháng sinh, phổ biến nhất là Amoxicillin sẽ tiêu diệt vi khuẩn nhưng phải mất 3 tháng chất lỏng này mới được cơ thể đào thải hết. Dịch này không cần phải điều trị nhưng nếu bé có biểu hiện viêm tai lại thì có lẽ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ gây bệnh viêm tai giữa?

Có một số nhân tố có thể làm tăng nguy cơ viêm tai như cho bé bú nằm hay bé tiếp xúc với khói thuốc lá sớm. Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá sớm thường có nguy cơ viêm tai nhiều hơn.

Những trẻ dưới 1 năm tuổi đã phải đi nhà trẻ cũng dễ bị viêm tai hơn do chúng dễ bị nhiễm bệnh cảm lạnh từ bạn bè.

Di truyền cũng có thể là thủ phạm. Nếu bạn từng bị viêm tai giữa liên tục khi nhỏ thì bé cũng sẽ có thể giống bạn.

Bệnh viêm tai giữa có nghiêm trọng?

Chúng có thể hoặc không gây đau đớn cho các bé. Điều trị không đúng hoặc không điều trị có thể gây thủng màng nhĩ và chảy dịch ống tai. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng điều quan trọng là bạn phải đưa bé đi kiểm tra tai mỗi khi nghi bé bị viêm tai giữa.

Tái đi tái lại tình trạng viêm tai có thể dẫn tới suy giảm thính lực trong khi màng nhĩ vẫn bình thường. Tỉ lệ này tuy ít nhưng điều quan trọng là phải điều trị dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài..

Nếu không được chú ý trong một thời gian dài, bệnh viêm tai có thể ảnh hưởng tới xương tai, thậm chí dẫn tới viêm màng não.

Bạn cũng dễ bị stress khi bé bị đau nhức do viêm tai, quấy khóc cả đêm và nỗi lo ảnh hưởng đến sức nghe của con.

Hiện tượng chảy dịch là như thế nào?

Trong một số trường hợp hiếm, chất dịch màu trắng đục hay vàng sẽ chảy ra từ trong tai. Sự xuất hiện của chất dịch cho thấy đã có một lỗ thủng nhỏ ở màng nhĩ. Tuy nhiên, đừng lo lắng, sau khi khỏi, lỗ thủng này sẽ nhanh chóng được cơ thể vá lại. Và việc cần làm lúc này của bạn là gọi điện cho bác sĩ.

Phải làm gì khi bé bị viêm tai giữa?

Nếu bé bị cảm lạnh, hãy sớm điều trị cho bé để tránh biến chứng dẫn tới viêm tai giữa. Nếu bé phải đi trẻ thì tốt nhất là cho bé ở nhà vài ngày cho đến khi bệnh bé đỡ hẳn.

Tiêm vắc xin Hib và vắc xin phòng ngừa khuẩn cầu phổi mới pneumococcal cũng sẽ giúp ngăn ngừa viêm tai.

Bú mẹ cũng giúp giảm thiểu nguy cơ viêm tai. Một nghiên cứu gần đâyc ho thấy những trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ ít bị viêm tai hơn những trẻ không bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn.

Trẻ nằm ăn, dễ bị viêm tai giữa?

Theo bác sĩ Lê Đình Hưng (Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện E) cho biết, cách ăn của trẻ có thể ảnh hưởng một chút đến vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp trên, trong đó có viêm tai.

Không phải tất cả các trẻ khi ăn đều bị sặc, nếu không bị sặc thì không ảnh hưởng và không gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi xảy ra tình huống bất ngờ bị sặc, thức ăn có thể lên mũi hoặc theo đường thông từ mũi lên tai sẽ gây viêm nhiễm.

“Khi trẻ bị viêm tai giữa giai đoạn đầu thì không đến mức thủng màng nhĩ, bởi chỉ là viêm xung huyết. Tuy nhiên, nếu điều trị không đến nơi đến chốn, giai đoạn 2 – 3 sẽ có nguy cơ thủng màng nhĩ”, bác sĩ Hưng nhấn mạnh.

Về nguyên tắc cho trẻ ăn, theo bác sĩ Hưng, phụ huynh không được đặt bé nằm ngả rồi cho bú bình hay cho ăn cơm, cháo… Chú ý có thể tham khảo việc bế trẻ sao cho đầu bé ở một độ nghiêng nhất định, giúp tránh sặc thức ăn.

“Khi bế trẻ nằm nghiêng ở một độ nghiêng nhất định sẽ đảm bảo thức ăn theo đường ăn xuống dạ dày, mặt khác giúp mẹ gần gũi con. Khi bế con như vậy cũng sẽ kiểm soát việc ăn của trẻ, bé không đùa nghịch lúc ăn”, bác sĩ Lê Đình Hưng nói thêm.

Về cấu trúc của tai, theo bác sĩ Hưng, tai của bất kỳ người lớn hay trẻ con gồm 3 phần tai ngoài, tai giữa, tai trong. Trong đó, tai ngoài tính từ vành tai qua lỗ tai đến ống tai ngoài tới màng nhĩ. Tai giữa là khoảng không nằm từ màng nhĩ đến thành trong của tai giữa gọi là hòm tai. Tai trong là tính từ thành trong hòm tai vào bên trong, bao gồm tiền đình ốc tai.

“Bệnh viêm tai giữa tức là xảy ra ở bộ phận hòm tai. Với tai giữa, có đường thông với mũi qua vòi nhĩ (Eustachian Tube). Khi trẻ viêm mũi, họng rất dễ dẫn đến viêm tai giữa”, bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Nguyên nhân viêm tai giữa thường do viêm nhiễm ở đường mũi, họng, vi khuẩn thâm nhập theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm. Viêm tai giữa ở trẻ em có nhiều mức độ, thông thường là viêm tai dạng ứ dịch. Một dạng khác là viêm tai giữa cấp dạng xung huyết, ứ mủ, hoặc vỡ mũ, thủng mãng nhỉ, mũ chảy ra ngoài.

Về triệu chứng ban đầu để chẩn đoán là trẻ bị viêm tai giữa, bác sĩ Lê Đình Hưng chỉ rõ: “Với trẻ chưa biết nói, triệu chứng khi bị viêm tai giữa là xuất hiện viêm mũi, họng. Ngoài ra, trẻ có thể lắc đầu, ngủ không yên, lấy tay ngoáy tai. Còn với trẻ đã biết nói, có thể trẻ sẽ kêu là đau tai, cảm giác có con gì trong tai, phản xạ âm thanh chậm hơn, nghe không rõ. Khi có các triệu chứng đó thì cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra tai, mũi, họng, đặc biệt nội soi tai để phát hiện viêm tai giữa kịp thời”.

Về biến chứng vi khuẩn gây viêm tai giữa có thể thâm nhập lên não. bác sĩ Hưng cho hay: “Với trẻ nhỏ có thể gặp vấn đề này nhưng ít. Viêm tai giữa biến chứng lên não thường là viêm tai giữa mãn tính, dẫn đến viêm xương chũm mãn tính. Điều này gây bào mòn xương tính từ tai lên não. thành xương mỏng dần nên vi khuẩn có thể thâm nhập lên não có thể gây ra biến chứng lên não”.

Viêm tai giữa lắm hậu quả

Điều trị viêm tai giữa không kịp thời, dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ, sức nghe giảm đi, gây ra sự khó chịu khi nước tai chảy ra, nặng hơn có thể biến chứng lên não gây áp xe não, gây viêm màng não…vi khuẩn ăn mòn xương xung quanh tai gây liệt mặt, méo miệng, thậm chí vi khuẩn từ tai giữa vào tai trong gây rối loạn tiền đình…

Theo bác sĩ Hưng, với biểu hiện của viêm tai giữa giai đoạn đầu sẽ điều trị theo hướng chữa viêm mũi họng, kiểm soát vấn đề này tốt thì tai cũng sẽ tốt hơn. Nếu mũi, họng đã ổn nhưng tai chưa khỏi thì tùy theo giai đoạn sẽ phải điều trị như làm thuốc tai, hút rửa tai và nhỏ tai.

Với tai bị viêm ứ dịch, điều trị viêm mũi họng tích cực mà tai không đỡ thì phải chích màng nhĩ để dịch thoát ra, cũng có thể kèm theo là đặt ống thông khí vào tai. Viêm tai giữa nếu chảy mũ bị tái lại nhiều lần, nếu bị thủng màng nhĩ có thể phải phẫu thuật. Ngoài ra, khi bị tái đi tái lại sẽ cần chú ý nạo VA nếu cần thiết.

“Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý, khi con bị viêm tai giữa tuyệt đối không được mua thuốc về tự điều trị, mà cần phải đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa. Bởi, có loại thuốc nhỏ tai chỉ dành cho tai giữa, có loại chỉ dành cho tai trong. Nếu phụ huynh nhầm lẫn giữa các loại thuốc cũng để lại những di chứng cho tai như sức nghe kém”, bác sĩ Hưng lưu ý.

Để phòng bệnh viêm tai giữa, cần giữ vệ sinh tai, mũi, họng. Khi tắm hoặc đi bơi lội tránh để nước vào tai, lấy ráy tai tránh tổn thưởng màng nhĩ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x