Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 18/12/2023

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm không?

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm không?
Tình trạng trẻ thường hay bị đổ nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi bé ngủ liệu có nguy hiểm hay không là một vấn đề được các mẹ bỉm đặc biệt quan tâm.

Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm hiểu ngay vấn đề trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ xuất phát từ nguyên nhân nào; có nguy hiểm không; cũng như các phương pháp để khắc phục tình trạng này. Mẹ cùng xem ngay nhé!

1. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ là do đâu?

Nếu muốn trị dứt điểm tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ; trước tiên mẹ cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi của con là do đâu.

Nguyên nhân khiến trẻ vã mồ hôi ở lưng, đầu khi ngủ được chia làm 3 loại

  • Do sinh lý: hiện tượng đổ mồ hôi trộm.
  • Do bệnh lý: cảm lạnh, dị ứng, hen suyễn, v.v.
  • Do tác động môi trường: Phòng ngủ, nhiệt độ, thời tiết.

Một số nguyên nhân khiến trẻ đồ mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ theo sinh lý; và tác động từ môi trường bao gồm:

1.1 Hiện tượng đổ mồ hôi trộm khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ
Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Đổ mồ hôi trộm là phản ứng tỏa nhiệt làm mát cơ thể khi bé tiếp xúc với nhiệt độ cao từ môi trường bên ngoài. Đồ mồ hôi trộm ở đầu và lưng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời; và có thể kết thúc muộn khi trẻ lên 5 tuổi.

Một số nghiên cứu đối với trẻ sinh đủ tháng và thiếu tháng cũng cho thấy; trẻ sinh non dưới 36 tuần có xu hướng phản ứng với nhiệt độ chậm hơn; so với trẻ sinh từ 36 tuần trở lên. Dù vậy, sau một thời gian, trẻ đều có thể phát triển khả năng phản ứng với nhiệt độ nóng dần lên ở môi trường bên ngoài như nhau.

Thông thường, trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều ở khu vực lưng, đầu tóc, cổ,… và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ; khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ yếu ớt, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, chán ăn dẫn đến còi cọc, chậm phát triển, sức đề kháng yếu,…

>> Xem thêm: Độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là tốt và phù hợp?

1.2 Môi trường phòng ngủ quá nóng

Phòng ngủ có nhiệt độ quá cao, nóng bức, không thông thoáng có thể khiến trẻ cảm thấy nóng nực, bí bách và khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều.

Ngoài ra, trong khi ngủ, nếu mẹ đắp quá nhiều chăn cho trẻ; cho trẻ mặc quần áo quá dày; đội thêm nón; hoặc dùng các loại gối ngủ không thoáng khí tốt cũng có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng trong khi ngủ.

1.3 Do khí hậu nóng, không khí oi bức

Khí hậu thay đổi, nhiệt độ môi trường quá cao cũng sẽ là ảnh hưởng đến tình trạng tiết mồ hôi ở trẻ. Lúc này, trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn.

1.4 Các nguyên nhân bên trong cơ thể

trẻ vã mồ hôi do các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân bên trong cơ thể khiến trẻ đổ và ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có thể là do:

  • Trẻ thừa cân béo phì.
  • Trẻ bị ốm sốt thông thường.
  • Trẻ đang dùng các loại thuốc có để lại tác dụng phụ.
  • Trẻ bị chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật; hệ giao cảm.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng; cơ thể không được bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết (vitamin D, kẽm, canxi,…).
  • Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh thường cao hơn nên cơ thể sẽ tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt.
  • Thay đổi nội tiết tố có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn; nhưng thường hiện tượng này xảy ra khi bé bước vào độ tuổi dậy thì.
  • Hệ thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Vì hệ thần kinh chưa ổn định nên có thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn; dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

1.5 Những nguyên nhân khác khiến trẻ ra mồ hôi nhiều ở đầu và lưng khi ngủ

Trẻ vận động quá mức. Trước khi ngủ, trẻ vận động quá mức thì trong khi ngủ, nguy cơ trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng sẽ nhiều hơn.

Trẻ đang lo lắng, căng thẳng. Tâm lý không ổn định cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Khi ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng hoặc bất an, trẻ sẽ có xu hướng khó ngủ và ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ.

2. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có thể do mắc bệnh lý

Tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý sau đây:

  • Cảm lạnh: Ngoài đổ mô hôi, trẻ bị cảm lạnh còn có thể bị nghẹt mũi, ho và đau họng.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng ở mức độ nhẹ hoặc nặng đều có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi hơn trong lúc ngủ.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng khi ngủ trẻ ra nhiều mồ hôi.
  • Suy tim sung huyết: Suy tim sung huyết thường dẫn đến tình trạng biếng ăn, mệt mỏi, thường xuyên ho, chậm tặng cân.
  • Bệnh cường giáp: Trẻ bị bệnh cường giáp không chỉ sụt cân, hay lo lắng, nhịp tim nhanh mà còn hay có tình trạng chảy mồ hôi nhiều, đặc biệt là về đêm.
  • Bệnh tiểu đường: Khi ngủ trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng, mồ hôi có mùi giống như acetone (chất tẩy sơn móng tay); đi tiểu nhiều, sụt cân, v.v. là những triệu chứng của căn bệnh tiểu đường thường gặp ở trẻ.

Trong một số trường hợp, trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng ngay cả khi đã trên 5 tuổi có thể do mắc chứng bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ nhớ chú ý điểm này để hạn chế con ra mồ hôi nhé!

3. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm hay không?

trẻ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ có nguy hiểm không

Theo những nguyên nhân kể trên, việc trẻ đổ mồ hôi nhiều trong khi ngủ có thể không phải do nguyên nhân quá nguy hiểm; và mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách:

3.1 Điều trị chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Thay đổi nhiệt độ phòng.
  • Cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ.
  • Hạn chế trẻ vận động quá mức trước khi ngủ.
  • Không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo trong lúc ngủ.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hàng hàng và bổ sung nước đầy đủ
  • Không để trẻ bị sợ hãi khi ngủ và trước khi ngủ thì không ăn no.
  • Cho trẻ sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau củ quả có tính mát, ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều vùng đầu và lưng thì nên dùng khăn mềm để lau mồ hôi để giúp trẻ tránh hiện tượng cảm lạnh.

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh hoặc trẻ bị bệnh cúm để giải quyết tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ ra nhiều mồ hôi xuất phát từ những lý do bệnh lý; mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y khoa để được chẩn đoán, điều trị.

3.2 Một số dấu hiệu trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ là nguy hiểm

  • Ngủ ngáy.
  • Thở bằng miệng.
  • Thở khò khè, gấp gáp.
  • Hóp bụng lõm sâu mỗi khi thở.
  • Đau tai, cứng cổ, bé trở nên biếng ăn.
  • Trẻ bị sút cân nhanh, nôn mửa dữ dội và tiêu chảy.

Khi có những dấu hiệu trên; mẹ lập tức đưa trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ đi thăm khám với bác sĩ để có phương pháp can thiệp kịp thời nhé.

Đối với trẻ em, việc trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi bé ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, điều quan trọng mẹ cần làm chính là tìm ra yếu tố ảnh hưởng, tác động đến trẻ để có thể kịp thời can thiệp và khắc phục mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Trẻ ra nhiều mồ hôi – Khi nào cần đi khám?
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tre-ra-nhieu-mo-hoi-khi-nao-can-di-kham-3680
Ngày truy cập: 27.02.2023

2. Baby Sweating
https://www.newkidscenter.org/baby-sweating.html
Ngày truy cập: 27.02.2023

3. Heat rash
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/heat-rash
Ngày truy cập: 27.02.2023

4. Sweating in preterm babies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7062212/
Ngày truy cập: 27.02.2023

5. Response of term babies to a warm environment
Ngày truy cập: 27.02.2023
x