Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/08/2020

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em, coi chừng nhiễm trùng tiểu

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em, coi chừng nhiễm trùng tiểu
Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chắc chắn là như vậy, vì bản thân người lớn đặt mình gặp tình huống này cùng thấy rất phiền hà.

Tiểu lắt nhắt được định nghĩa là trẻ đi tiểu rất nhiều lần, khoảng cách giữa các lần rất ngắn, có khi cứ vài phút trẻ lại đòi đi một lần, nhưng mỗi lần chỉ một chút nước tiểu. Trong quá trình nuôi dạy con, thấy trẻ đi trên 7 lần/ ngày có thể coi là tiểu nhiều lần.

trẻ em đi tiểu nhiều lần

Trong bài này BS. Trần Văn Công (Chuyên khoa Nhi Phòng khám Victoria Healthcare) lý giải tiểu lắt nhắt không dùng để diễn tả thuật ngữ Frequent Urination nghĩa là tiểu thường xuyên hơn bình thường. Frequent Urination bao gồm cả các trường hợp đi tiểu nhiều lần với số lượng lớn nước tiểu và liên quan tới các bệnh nội tiết như đái tháo nhạt, đái tháo đường.

Trẻ em đi tiểu nhiều lần có gì đáng lo ngại?

Con người trong tình huống bình thường khỏe mạnh, nếu có thói quen uống nhiều nước thì tự nhiên tần suất tiểu tiện cũng có xu hướng tăng lên để thúc đẩy đào thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thông thường số lần đi tiểu mỗi ngày từ 4 đến 8 lần, nếu vượt qua mốc này thì bạn nên cảnh giác tới khả năng mắc vấn đề về tiết niệu.

Cơ thể trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên các chức năng sẽ càng dễ có nguy cơ mất cân bằng hoặc bị tác động nào đó mà sinh ra trở ngại, bệnh tật. Trẻ em đi tiểu nhiều lần cũng là một trong những vấn đề phổ biến mà bố mẹ đôi khi không thật sự hiểu biết đầy đủ để giúp trẻ cải thiện, phòng ngừa. Có rất nhiều nhân tố có thể gây ra rối loạn chức năng bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ tiết niệu của trẻ.

Chứng tiểu tiện nhiều là hiện tượng số lần đi tiểu mỗi ngày tăng lên rõ rệt nhưng lượng nước tiểu thải ra mỗi lần lại giảm đi. Đây là loại bệnh có thể do cơ quan nào đó trong cơ thể gây ra, cũng có khi do chức năng thần kinh bị mất cân bằng hoặc đơn giản là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.

Trẻ em đi tiểu nhiều lần

Ở trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường, bố mẹ có thể tham khảo tần suất tiểu tiện tự nhiên của trẻ như sau: Trẻ từ 1 tuổi trở xuống mỗi ngày đi tiểu khoảng 15 – 16 lần; trẻ từ 2 đến 3 tuổi thì là 10 – 12 lần; trẻ lớn hơn nhưng trước độ tuổi đi học thì khoảng 6 – 7 lần. Đặc biệt đối với trường hợp tiểu nhiều do hệ thần kinh, bố mẹ càng không nên đánh mắng hay bức bách trẻ phải nhịn tiểu, bởi vì càng muốn khống chế lại càng tạo áp lực cho trẻ.

Nguyên nhân gây tiểu lắt nhắt ở trẻ em

Tiểu lắt nhắt có thể kèm theo những than phiền khác như đau, buốt, nóng, rát khi đi tiểu, thay đổi tính chất nước tiểu… Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này:

1. Trẻ em đi tiểu lắt nhắt do tác động thần kinh

Trong trường hợp trẻ em đi tiểu nhiều lần nhưng không có triệu chứng đau rát, kết quả xét nghiệm nước tiểu cũng bình thường thì nhiều khả năng đây là vấn đề do thần kinh gây nên. Nguyên nhân cũng từ hệ thống thần kinh ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên chưa thể kiểm soát quá trình thải nước tiểu của bàng quang.

Một khi chức năng đào thải nước tiểu quá nhạy cảm, chỉ cần trong bàng quang có dịch nước tiểu tích tụ thì sẽ khiến trẻ có cảm giác cần giải quyết nhu cầu. Mặc dù có thể gây phiền toái cho trẻ lẫn người lớn chăm sóc nhưng tình trạng này không quá lo ngại. Bạn có thể giúp trẻ di chuyển sự chú ý của cơ thể bằng cách tạo không khí vui chơi hứng thú cho trẻ, lâu dần trẻ sẽ dễ dàng khống chế số lần tiểu tiện hơn.

2. Trẻ em đi tiểu nhiều lần do chế độ ăn uống

Thức ăn của trẻ nhỏ không quá đa dạng như người lớn. Song nếu bố mẹ không tập cho trẻ thói quen tốt, hoặc chỉ cung cấp thực đơn thiếu khoa học cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện bình thường ở trẻ. Điển hình như hằng ngày mẹ luôn cho trẻ uống quá nhiều sữa hoặc thức uống có đường, nước ngọt có ga

Trẻ em đi tiểu nhiều lần
Bạn không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt mỗi ngày

Ngoài ra, nếu mẹ cho con ăn nhiều bánh ngọt cũng dễ gây khát và khô miệng, kích thích trẻ phải liên tục uống nước, hình thành thói quen đi tiểu nhiều lần. Vấn đề ăn uống không khoa học ảnh hưởng đến tiết niệu, kéo theo nhiều hệ quả bất lợi khác đối với sức khỏe của trẻ, chẳng hạn như béo phì, tiểu đường, mất cân bằng dinh dưỡng.

3. Trẻ em đi tiểu nhiều lần do viêm nhiễm đường tiết niệu

Nếu như người lớn bị viêm nhiễm đường tiết niệu thông thường do vệ sinh kém thì ở trẻ nhỏ, tình trạng này chủ yếu lại liên quan đến đặc điểm sinh lý, thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai. Do niệu đạo của trẻ còn ngắn nên một khi xuất hiện viêm nhiễm thì càng dễ lan rộng, nếu như thêm vào việc vệ sinh không hợp lý thì lâu ngày sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Biểu hiện điển hình bao gồm tiểu nhiều lần, tiểu gắt… Ngoài triệu chứng tiểu lắt nhắt các bé thường hay than phiền nóng rát hay đau. Nhiều khi đau đến nỗi khóc thét khi đi tiểu hoặc nín tiểu, lấy tay bóp chỗ kín vì đau.

Có thể kèm theo thay đổi tính chất nước tiểu: Có máu ( đỏ ) hay mủ ( đục ), nước tiểu hôi …. Nguyên nhân nhiễm trùng tiểu thường là do vi khuẩn từ đường ruột xâm nhập ngược trở lại đường niệu.

Ở trẻ trai thì có liên quan tới vệ sinh đầu dương vật kém, hay gặp ở các bé hẹp hay dài da bao quy đầu.

Để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu thông thường dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm khảo sát hệ niệu. Kháng sinh cho trẻ em có ích trong trường hợp này đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi hoặc nhiễm trùng tiểu mà có sốt cao.

tiểu lắt nhắt 1
Đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy “cáu”

4. Trẻ em đi tiểu nhiều lần do thận khí không đủ

Theo Đông y, trẻ em đi tiểu nhiều lần có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác như thể chất suy nhược, thận khí khiếm khuyết, chức năng trao đổi khí chưa hoàn thiện… Nếu chỉ đơn thuần là số lần tiểu tiện tăng lên mà không kèm theo triệu chứng khó chịu nào khác thì không đáng lo ngại. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất và cân bằng lại chế độ dinh dưỡng.

5. Đi tiểu không hết do ám ảnh tâm lí

Tình trạng này khá thường gặp ở trẻ em. Đây có thể coi là một rối loạn hành vi liên quan tới tâm lí nhiều hơn là bệnh tật y khoa. Trẻ có thể có cảm nghĩ mình đã dành quá ít thời gian cho việc đi vệ sinh và việc đó khiến mình bỏ lỡ điều gì đó rất quan trọng, do đó trẻ thường xuyên đi tiểu.

Tuy nhiên mỗi lần đi lại không làm trống hết bàng quang và dẫn dần hình thành thói quen tiểu rất nhiều lần mỗi lần một ít . Lâu ngày các cơ thắt cổ bàng quang trở nên nhạy cảm quá mức và khó làm được chức năng giữ nước tiểu đầy đủ như bình thường.

Điều trị tình trạng này chủ yếu là hướng dẫn trẻ thực hành thói quen đi tiểu tốt, khuyến khích trẻ đi tiểu hết mỗi lần và lên lịch đi tiểu mỗi 2-4 giờ .

6. Táo bón

Là tình trạng khá phổ biến, khi có ứ đọng phân khối phân trong trực tràng có thể đè vào bàng quang khiến trẻ có cảm giác mót tiểu thường xuyên. Táo bón ở trẻ cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Điều trị tháo phân và kiểm soát táo bón cho tốt làm hết hiện tượng này.

7. Tiểu lắt vô căn (Pollakiuria)

Sự co bóp bàng quang cũng phụ thuộc rất lớn vào tình trạng tâm lí, khi bị hồi hộp , stress…. Trẻ rất dễ có cảm giác mót tiểu dù rằng trong bàng quang chưa đủ lượng nước. Việc này có thể kéo dài hình hành thói quen tiểu nhiều lần mà không hề có bệnh thực thể nào.

Tình trạng này cũng có thể tự biến mất sau 3 tháng. Giải tỏa stress, huấn luyện hành vi nín tiểu, đánh lạc hướng để bàng quang tích đủ lượng nước tiểu rồi mới đi tiểu là điều trị đầu tiên. Sau 3 tháng nếu nếu không cải thiện, một số thuốc có thể giúp ích cho việc điều hòa lại co bóp bàng quang.

8. Trẻ em đi tiểu nhiều do một số bệnh tật khác

Nếu trẻ nhà bạn bị nhiễm giun kim thì sẽ có khả năng xuất hiện nhiều biểu hiện như tiểu nhiều, đau khi tiểu tiện, ngứa hậu môn và tiểu són. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị đúng nguồn gốc gây bệnh.

Trẻ em đi tiểu nhiều lần
Tạo dựng thói quen ăn uống khoa học

Ngoài ra, một số bệnh mang tính dị ứng cũng có thể tạo ra kích thích nhất định. Trẻ có thể còn xuất hiện vấn đề hắt hơi, sổ mũi, nổi các mụn đỏ trên da, mặt sưng phù, nước tiểu có màu vàng… Với tình trạng này, bố mẹ nên thận trọng vì trẻ có thể bị viêm tiểu cầu thận.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ có chứng tiểu nhiều

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ cố gắng giãn cách giữa hai lần đi tiểu lâu hơn, có thể di chuyển sự chú ý của trẻ bằng các trò chơi hoặc đưa ra phần thưởng nho nhỏ nếu trẻ làm đúng lời dặn. Tuy nhiên mọi lời nói và hành vi của bố mẹ cần nhẹ nhàng, kiên nhẫn và mang tính khích lệ chứ không phải “cấm” trẻ tiểu tiện.

Bên cạnh đó, trong tình huống không thể cải thiện từ những sinh hoạt hằng ngày hoặc do trẻ mắc bệnh đường tiết niệu hay một số bệnh liên quan thì cần tiến hành điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, mẹ nhớ chú ý vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ.

Hạn chế tối đa cho trẻ uống nước ngọt có ga, thức uống chứa đường để không làm tăng hiện tượng khát và khô cổ họng, dẫn đến trẻ phải uống thêm nhiều nước và đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, tẩy giun sán định kỳ theo đúng độ tuổi và thể chất của trẻ cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Phòng bệnh tiểu lắt nhắt hiệu quả

Tùy nguyên nhân mà có nhiều cách phòng ngừa đặc hiệu.

  • Bé gái để cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau đi cầu, đi tiểu. Chú ý động tác lau hậu môn và dội nước sau mỗi lần đi cầu phải được thực hiện theo hướng từ trước ra sau để tránh trẻ đưa phân, vi khuẩn ngược lại bộ phận sinh dục.
  • Trẻ trai phải vệ sinh rửa sạch đầu dương vật đặc biệt ở những trẻ bị hẹp bao qui đầu .
  • Giun kim cũng là tác nhân đưa vi khuẩn lên gây viêm tiết niệu bé gái, do đó cần tẩy giun định kì.
  • Tăng cường chất xơ, lượng nước nhập vào, luyện tập đi tiêu mỗi ngày … để ngừa táo bón.
  • Giải tỏa các căng thẳng, stress cho trẻ, không nên la mắng hay cáu giận khi trẻ bị tiểu lắt nhắt, điều này khiến trẻ bị nặng hơn.

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và chia sẻ tâm lý lo lắng cùng trẻ. Không nên nóng giận điều trị mà làm bệnh càng trở nặng hơn. Đừng ngần ngại đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x