Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non để tìm ra những vấn đề bất thường - Lợi ích cho bé phát triển và học hỏi trong tương lai

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non để tìm ra những vấn đề bất thường - Lợi ích cho bé phát triển và học hỏi trong tương lai
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non hiện là chủ đề được phụ huynh quan tâm khá nhiều. Đó là bởi vì trẻ em sở hữu hệ miễn dịch non nớt khiến trẻ dễ mắc phải nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người lớn.

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non hiện là chủ đề được phụ huynh quan tâm khá nhiều. Đó là bởi vì trẻ em sở hữu hệ miễn dịch non nớt khiến trẻ dễ mắc phải nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người lớn. Các bác sĩ cho biết, không chỉ phòng bệnh cho trẻ mọi lúc, việc tối ưu sức khỏe để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện cũng là một điều quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý.

1. Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non

Những năm đầu đời, đặc điểm là giai đoạn từ 0-3 tuổi, trẻ em cần rất nhiều sự quan tâm về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thông tin được đưa từ trung tâm Prenatal-to-3 Policy Impact Center (tạm dịch: Trung tâm Tác động Chính sách Trước khi Sinh lên 3), trực thuộc Đại học Vanderbilt (bang Tennessee, Mỹ), giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian nhạy cảm nhất đối với sự phát triển của não và cơ thể trẻ. Và đây cũng là điều kiện tiên quyết cho nhận thức, hành vi và sức khỏe của trẻ phát triển trong tương lai.

Tổ chức Healthy Children trực thuộc Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, rất hiếm có những trường hợp trẻ em mắc các bệnh nguy hiểm mà không có bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng báo trước nào. Những bệnh mà trẻ mắc phải ở giai đoạn này phần lớn do gen di truyền, ảnh hưởng từ sức khỏe của bố mẹ. Vì vậy, việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non và tầm soát bệnh bẩm sinh là một việc làm cần thiết.

Tiến sĩ Nhi khoa, BS.Nguyễn Bùi Bình hiện công tác tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, mỗi người cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần mỗi năm theo khuyến cáo từ Bộ Y tế. Và trẻ em được xem là đối tượng cần thiết khám sức khỏe định kỳ hơn cả. Việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non được khuyến cáo bởi chuyên gia và bác sĩ vì nó giúp cho trẻ có được nền tảng sức khỏe tốt trong tương lai, tối ưu được quá trình hoàn thiện và phát triển.

BS Bình bổ sung 5 mốc thời gian mà bố mẹ cần lưu ý để cho trẻ thực hiện tầm soát các vấn đề sức khỏe bao gồm:

  • Giai đoạn trẻ sơ sinh: Thực hiện tầm soát các bệnh bẩm sinh và tiêm phòng.
  • Giai đoạn từ 2 tháng đến < 1 tuổi: Kiểm tra các mốc phát triển về thể chất (Cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng bụng, vòng cánh tay,…) và tinh thần (Cách trẻ hóng chuyện, cách phát âm ê a,…) và sự vận động (Lẫy, bò, đi,…). Đồng thời, bác sĩ sẽ cho bố mẹ biết các mốc tiêm phòng quan trọng.
  • Giai đoạn từ 1-5 tuổi: Kiểm soát thể chất và tinh thần.
  • Giai đoạn trên 5 tuổi: Kiểm soát các mốc phát triển nhận thức.

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và 5 điều cần lưu ý

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non

2. Giai đoạn vàng 0 – 3 quan trọng với trẻ như thế nào?

Bố mẹ được khuyên thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non vì mốc tuổi từ 0-3 được xem là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển. Theo nghiên cứu, não bộ của trẻ em có khả năng phát triển đến 80% và hoạt động tích cực gấp đôi so với người lớn. Vì vậy, những trải nghiệm ban đầu cũng như việc sở hữu một sức khỏe tốt, được chăm sóc toàn diện có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

Hầu hết, các hiệp hội y tế thế giới và sức khỏe trẻ em như Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ (AOA), Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), đều có cùng ý kiến cho rằng mốc tuổi 0-3 tuổi hay còn được gọi là giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ là thời điểm tốt nhất để bố mẹ tập trung chăm sóc và tạo ra những trải nghiệm tốt dành cho trẻ.

Câu trả lời thuyết phục nhất đối với việc bố mẹ cần quan tâm hơn đến việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non, kể cả khi trẻ đang khỏe mạnh, đó là một số loại bệnh tiềm ẩn mà trẻ có nguy cơ mắc phải sẽ không có dấu hiệu bất thường quá rõ ràng.

Do đó, thông qua buổi khám sức khỏe cho trẻ mầm non, trẻ sẽ có cơ hội được quan sát và đánh giá hành vi, biểu hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn để biết được rằng liệu những biểu hiện của trẻ có điểm gì bất ổn so với sự phát triển thông thường trong từng độ tuổi. Từ đó, bác sĩ sẽ có những hành động phù hợp để giúp trẻ cải thiện được vấn đề, hoặc đưa ra lời khuyên hữu ích giúp trẻ có thể tối ưu được quá trình phát triển toàn diện của mình.

BS Nguyễn Bùi Bình cho biết, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non giúp trẻ được kiểm tra các chỉ số sinh tồn như: đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, tính chỉ số BMI, kiểm tra mạch, đo huyết áp. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám toàn thân (ý thức, thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, da, lông, tóc, móng…) kiểm tra tổng quát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện các bệnh lý hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, thận-tiết niệu, cơ xương khớp,… Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số trong cơ thể của trẻ để đánh giá hoặc tìm ra những điểm bất thường.

Trẻ khám sức khỏe định kỳ sẽ được thực hiện xét nghiệm máu (công thức máu, hóa sinh máu) và xét nghiệm nước tiểu. Bên cạnh đó có thể trẻ cần được làm siêu âm bụng tổng quát, chụp X-quang tim phổi,…

>>> Cha mẹ nên quan tâm: Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non 10

3. Các mốc phát triển quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi đi khám sức khỏe cho trẻ mầm non

Mỗi trẻ em sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên các mốc phát triển của trẻ sẽ tập trung vào các kỹ năng:

  • Khả năng nói và sử dụng ngôn ngữ
  • Kỹ năng ăn mặc
  • Kỹ năng vận động tinh và vận động thị giác
  • Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

5 mốc phát triển quan trọng chính là 5 mốc thời gian tốt để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non, được khuyến cáo bởi BS Nguyễn Bùi Bình gồm:

  • Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi
  • Trẻ từ 3-12 tháng tuổi
  • Trẻ tập đi từ 1-3 tuổi
  • Trẻ chuẩn bị đi học từ 3-4 tuổi
  • Trẻ đi học từ 4-5 tuổi

>>> Cha mẹ có thể xem thêm: Bé mấy tháng biết ngồi và những cột mốc quan trọng

4. Các hạng mục thăm khám cần thiết cho sự phát triển của trẻ

4.1 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Xét nghiệm máu

Một số bố mẹ vẫn lo lắng mới hạng mục xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non vì trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, sự thật là trẻ có thể mắc phải một số bệnh do di truyền, bẩm sinh hoặc những bệnh lý khác do ảnh hưởng từ môi trường sống, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.

Việc xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các bệnh lý cơ bản: Bệnh đái tháo đường, một số bệnh rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa lipid, suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh thiếu máu, tình trạng tăng men gan, tăng acid uric, suy giảm chức năng thận….

Thông qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể dự đoán được các tình trạng hoặc bệnh lý phức tạp hơn mà trẻ có thể mắc phải như: Cô đặc máu, giảm tiểu cầu, suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm trùng máu, ung thư máu, rối loạn tăng sinh tủy, nhiễm ký sinh trùng, bệnh dị ứng, thiếu máu di truyền…

BS Bình khẳng định việc xét nghiệm máu khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non là một hạng mục quan trọng. Đồng thời, trấn an bố mẹ rằng việc xét nghiệm máu có thể thực hiện ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả từ khi mới sinh. Vì vậy, bố mẹ có thể an tâm xét nghiệm máu cho trẻ mầm non, từ 1-3 tuổi không phải là quá sớm.

4.2 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám mắt

Từ câu chuyện của một độc giả của MarryBaby, chị Linh Nguyễn (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ con gái được chẩn đoán bị cận và loạn thị khi bé chỉ mới 3 tuổi. Trước đó, bé đã có một số biểu hiện như nheo mắt, khó phân biệt được nét chữ nhưng không thường xuyên nên gia đình không chú ý. Sau khi tìm hiểu, chị Linh biết được rằng trẻ em được khuyến cáo thực hiện khám mắt sớm từ khi còn nhỏ để tìm hiểu các vấn đề về khúc xạ cũng như hỗ trợ mắt điều tiết tốt hơn.

Tham vấn câu chuyện của chị Linh với BS Nguyễn Bùi Bình, bác sĩ xác nhận rằng khám mắt là một trong những hạng mục quan trọng trong hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non.

BS Bình cho biết, Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ (AOA) khuyến khích các bậc cha mẹ nên lên lịch định kỳ khám mắt cho trẻ. Bởi vì tật khúc xạ có thể ảnh hưởng đến trẻ do gen di truyền từ bố mẹ, nên trong trường hợp trẻ không có vấn đề bất thường về mắt, việc khám mắt cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cho trẻ cũng là một điều cần thiết để trẻ để tìm ra những vấn đề tìm ẩn có thể có và có thể xác định sự phát triển khoẻ mạnh hay bất thường của thị lực.

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non

4.3 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám tai – mũi – họng

Tai – Mũi – Họng luôn là một vấn đề khá đau đầu đối với các bậc phụ huynh khi hầu hết trẻ em đều thường xuyên mắc bệnh tai – mũi – họng, đặc biệt là trong các dịp thời tiết xấu, giao mùa,… Chính vì vậy, bố mẹ có xu hướng tập trung chữa bệnh theo triệu chứng nhiều hơn là quan tâm đến việc khám định kỳ sức khỏe cho trẻ mầm non khi trẻ đang khỏe.

Thực tế, tai – mũi – họng là những cơ quan thông trực tiếp với nhau và với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Hơn nữa, niêm mạc các hốc tự nhiên này rất mỏng, dưới niêm mạc là hệ mạch máu và hệ thần kinh phức tạp rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, nhất là đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế, các bệnh lý tai mũi họng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em.

BS Bình bổ sung về vấn đề trẻ dễ bị tái lại các bệnh về tai mũi họng, có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ mắc bệnh:
  • Điều trị chưa dứt điểm đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Đây là lý do khiến bệnh sẽ trở thành mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm.
  • Yếu tố dị ứng, thường xuất phát từ môi trường sống và sự thay đổi của thời tiết.
  • Lây nhiễm nhiều chủng virus hoặc vi khuẩn liên tiếp.

Chính vì vậy, tai – mũi – họng là một mục quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non. Đặc biệt, khi khám tai mũi họng cho trẻ đang không có bệnh, các bác sĩ có thể kiểm tra các chức năng nghe, nói của trẻ, so sánh với bảng đánh giá phát triển để có thể kịp thời tìm ra điểm bất thường mà bố mẹ không để đến nếu có và kịp thời chữa trị.

>>> Cha mẹ nên quan tâm: Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi: Nguyên nhân và cách chữa trị

4.4 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Theo dõi sự phát triển

Khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non, khám và đánh giá sự phát triển của trẻ là một hạng mục không thể thiếu và vô cùng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, khám và đánh giá sự phát triển của trẻ hiện nay vẫn chưa được phổ biến đối với các bố mẹ tại Việt Nam.

Đây là một hạng mục quan trọng để bố mẹ có thể hiểu được sự thay đổi của con trẻ qua từng giai đoạn, từ đó điều chỉnh cách nuôi dạy, chế độ dinh dưỡng và có thêm những hoạt động ngoài hỗ trợ cho trẻ có thể phát triển tối ưu, mang lại cho con một thể trạng tốt nhất có thể, hỗ trợ con tiếp tục phát triển như bình thường.

Chi tiết hơn về hạng mục này, khám và đánh giá sức khỏe định kỳ được khuyến cáo thực hiện ít nhất 1-2 lần mỗi năm, kèm với việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non. Các chỉ số đánh giá sẽ giúp bố mẹ nắm rõ tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ, đặc biệt là sự tăng trưởng về mặt thể chất (cân nặng, chiều cao), tinh thần (trí não) và vận động, từ đó đưa ra các phương thức xử lý và điều trị kịp thời nếu trẻ phát triển chậm hơn so với lứa tuổi của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ có thể nhận được lời khuyên hoặc tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhi về việc phát triển trí não, học hỏi hoặc hành vi của con trẻ.

>>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0 – 10 tuổi và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non

4.5 Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non: Khám & theo dõi các bất thường tâm lý

Các nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 và 2017 của nhiều nhà khoa học[8], [9], [10] đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh và mới biết đi cũng có nguy cơ bị rối loạn sức khỏe tâm thần với các triệu chứng như quấy khóc nhiều bất thường, khó ngủ hoặc bú, khó gắn bó với mẹ.

Các nghiên cứu dịch tễ học báo cáo trẻ từ 1-5 tuổi có 16-18% tỷ lệ mắc các bệnh về rối loạn sức khỏe tâm thần [12], trong đó hơn một nửa trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, học tập về sau. Bên cạnh những con số đáng báo động, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết có khoảng 3-8% trẻ bị mắc bệnh tăng động giảm chú ý, rơi vào lứa tuổi từ 6-7 tuổi. Điều đáng nói chính là, dấu hiệu của bệnh dễ bị nhầm lẫn bởi tính cách hiếu động quá mức của trẻ, đáng lo ngại hơn khi các bé trai có tỷ lệ mắc bệnh tăng động giảm chú ý cao hơn bé gái.

Các loại bệnh tâm lý nếu như không điều trị sớm sẽ không chỉ làm chậm hoặc gián đoạn sự phát triển của trẻ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ, khiến trẻ khó hòa nhập với cộng đồng.

Vì thế, mỗi lần khám định kỳ sức khỏe cho trẻ mầm non, bố mẹ không nên bỏ qua việc tầm soát các hành vi bất thường về tâm lý vì đây là chìa khóa then chốt để trẻ có thể được phát hiện bệnh và tiếp nhận điều trị sớm. Tỷ lệ phát triển hòa nhập cộng đồng thành công cũng trở nên khả quan hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh khi trẻ đã có dấu hiệu bất thường nghiêm trọng.

5. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non – Lợi ích cho bé phát triển và học hỏi trong tương lai

Vì những giai đoạn đầu đời là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển nên việc tiếp nhận sự chăm sóc phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe là “chìa khóa” của lợi ích cho trẻ phát triển và học hỏi trong tương lai. Bố mẹ không nên bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non vì hoạt động này giúp bố mẹ nắm rõ hơn tình trạng của con trẻ và sự phát triển của trẻ. Hiểu được những nhu cầu và mong muốn mà trẻ không thể nói ra thông qua kết quả thăm khám. Kèm theo đó, bố mẹ sẽ nhận được những lời khuyên từ bác sĩ về kế hoạch nuôi dưỡng con phù hợp, giúp trẻ có thể có được thể chất và tinh thần tốt nhất trong quá trình phát triển.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Key Child Health Issues
https://www.aap.org/en/advocacy/election-vote-kids/key-child-health-issues/
Ngày truy cập: 26/5/2022

2. Ages & Stages
https://www.healthychildren.org/English/agesstages/Pages/default.aspx
Ngày truy cập: 26/5/2022

3. Why 0-3?
http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3
Ngày truy cập: 26/5/2022

4. Why Do We Focus on the Prenatal-to-3 Age Period?: Understanding the Importance of the Earliest Years
https://pn3policy.org/resources/why-do-we-focus-on-the-prenatal-to-3-age-period-understanding-the-importance-of-the-earliest-years/
Ngày truy cập: 26/5/2022

5. Child Development Guide: Ages and Stages
https://www.choc.org/primary-care/ages-stages/
Ngày truy cập: 26/5/2022

6. Early Development & Well-Being
https://www.zerotothree.org/early-development
Ngày truy cập: 26/5/2022

7. Prevention of Mental Health Difficulties for Children Aged 0–3 Years: A
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2020.500361/full
Ngày truy cập: 26/5/2022

8. The first thousand days: an evidence paper
https://apo.org.au/node/108431
Ngày truy cập: 26/5/2022

9. The Circle of Security Parenting (COS-P) intervention: pilot evaluation
https://www.researchgate.net/publication/311487716_The_Circle_of_Security_Parenting_COS-P_intervention_pilot_evaluation
Ngày truy cập: 26/5/2022

10. Dissociation and the parent-infant dialogue: a longitudinal perspective from attachment research
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14596565/
Ngày truy cập: 26/5/2022

11. Có khoảng 3-8% trẻ em Việt Nam mắc rối loạn tăng động giảm chú ý
https://benhviennhitrunguong.gov.vn/co-khoang-3-8-tre-em-viet-nam-mac-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y.html
Ngày truy cập: 26/5/2022

12. Mental Disorders in Early Childhood
https://www.aerzteblatt.de/int/archive/article/170685
Ngày truy cập: 26/5/2022

x