Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/06/2022

Cách cho trẻ uống thuốc có hiệu quả: Trẻ không quấy khóc, không nôn

Cách cho trẻ uống thuốc có hiệu quả: Trẻ không quấy khóc, không nôn
Trẻ em thường nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu bé uống sai thời điểm, thậm chí chỉ một vài viên thuốc mua ở quầy thuốc cũng có thể không hiệu quả và có hại đối với bé.

Dưới đây là một số cách để cha mẹ tự tin cho trẻ uống thuốc vừa hiệu quả vừa chống nôn.

1. Cách cho trẻ uống thuốc đúng cách

1.1 Trao đổi bác sĩ về loại thuốc sẽ cho bé uống

Nếu đó là thuốc được kê đơn, nên hỏi cụ thể thuốc đó chữa bệnh gì và thuốc có khả năng gây phản ứng gì, tìm hiểu xem thuốc sẽ phát huy tác dụng khi nào và đơn thuốc đó nên kéo dài bao lâu. Liệu thuốc đó có phản ứng với những thuốc khác mà bé đang uống không?

Một số loại thuốc phải uống sau khi ăn, ngược lại, cũng có loại phải uống trước khi ăn. Những loại khác lại thấm vào cơ thể hiệu quả hơn nếu chúng được dùng chung với những loại thực phẩm nhất định.

Bạn cũng nên kể cho bác sĩ và dược sĩ biết về những thành phần có thể khiến bé bị dị ứng.

1.2 Cách cho trẻ uống thuốc: Uống thuốc đúng liều

Cha mẹ lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi mua một loại thuốc mới, khi cho bé dùng thuốc và trong lúc đo lường thuốc cho bé. Theo sát hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo rằng bé uống thuốc đúng liều theo tuổi tác và cân nặng của bé. Nếu không hiểu những hướng dẫn đó, nên gọi cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

1.3 Sử dụng dụng cụ đo lượng thuốc đúng chuẩn

Cách cho trẻ uống thuốc

Một trong những cách để đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng lượng là sử dụng đúng công cụ. Cha mẹ nên sử dụng thìa đo lường, dụng cụ nhỏ thuốc, tách đo lường hoặc ống tiêm hở miệng được thiết kế đặc biệt để giúp bạn đo lường và chia thuốc đúng liều.

Cách tốt nhất là cha mẹ nên sử dụng một ống tiêm hở miệng với những vạch đo lường khác nhau. Đối với em bé, ống tiêm có hiệu quả hơn thìa vì cha mẹ có thể đảm bảo cho hết thuốc vào miệng bé và thuốc chảy xuống cổ họng bé.

1.4 Cách cho trẻ uống thuốc: Thời gian là quan trọng nhất

Nên đọc nhãn cẩn thận để xem bạn nên cho bé uống thuốc bao nhiêu lần một ngày. Nếu trên nhãn ghi “ba lần một ngày”, cho bé uống ba lần vào những lúc bé thức, bạn không phải đánh thức bé dậy để bắt uống thuốc. Ngược lại, nếu hướng dẫn nói “mỗi 6 tiếng”, bạn sẽ phải tìm hiểu xem điều đó có nghĩa là bé cần uống thuốc theo giờ đồng hồ, giờ thức giấc hay giờ ngủ.

Nếu đó là thuốc được kê đơn thì nên hỏi bác sĩ kê đơn thuốc đó. Nếu đó là thuốc mua tại quầy thuốc thì phải hỏi dược sĩ. Nhớ bám sát hướng dẫn về việc nên cho bé uống thuốc lúc no hay lúc đói và nên tránh cho bé ăn những thực phẩm gì trong quá trình dùng thuốc.

1.5 Cách cho trẻ uống thuốc dễ dàng: Thêm hương vị vào thuốc

Bé có thể không chịu uống thuốc, đặc biệt khi thuốc có vị không ngon. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể hỏi bác sĩ về một loại thuốc hỗn hợp có vị. Loại này có thể khiến cho thuốc có nhiều mùi vị khác nhau, để khiến thuốc có vị ngon hơn.

Nếu bé đã đủ lớn để ăn thức ăn đặc hơn, giải pháp của bạn là có thể xin bác sĩ cho bé thuốc viên. Như thế bạn có thể nghiền thuốc ra và trộn thuốc vào một ít sữa chua hoặc táo nghiền nhuyễn.

Không nên dụ bé uống bằng cách gọi thuốc là “kẹo”. Nếu bằng một cách nào đó mà bé vớ được chai thuốc, bé có thể quyết định tự mình uống hết chai.

1.6 Giải thích sự quan trọng của thuốc cho trẻ

Đối với những trẻ đủ lớn để hiểu vấn đề, hãy giải thích cho trẻ biết vì sao chúng cần uống thuốc. Giải thích thuốc sẽ giúp trẻ như thế nào. Chuẩn bị trước cho trẻ. Nếu có một sự lựa chọn về hương vị, hãy để trẻ chọn. Đôi khi việc chơi “trò chơi bác sĩ” sẽ giúp ích cho trẻ. Hãy để trẻ chơi trò cho búp bê hoặc thú nhồi bông uống thuốc.

1.7 Cách cho trẻ uống thuốc dễ dàng: Trao cho trẻ một số quyền kiểm soát

Khi bị ốm, con thường bị mất cảm giác và dễ khó chịu. Nên trao cho con quyền quyết định uống thuốc như thế nào, lấy thuốc ở đâu, uống trước hoặc sau ăn để giúp con thoải mái hơn.

1.8 Thưởng cho con khi con uống thuốc xong

Cách cho trẻ uống thuốc

Một trong những cách cho trẻ uống thuốc hiệu quả là dỗ ngọt con sẽ cho con ăn món này, dẫn con đi đâu đó chơi nếu uống thuốc. Đối với những trẻ cứng đầu nhất thì chiêu này vô cùng hiệu quả.

2. Cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc không bị nôn

2.1 Chia nhỏ liều khi trẻ khó uống thuốc

Phụ huynh nên tham khảo cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc nhờ chia nhỏ liều lượng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ việc uống thuốc rất khó khăn, đặc biệt với các loại thuốc có vị đắng. Cùng lúc đưa vào miệng bé lượng lớn thuốc sẽ khiến trẻ có phản ứng nôn. Do đó phụ huynh có thể áp dụng chiến thuật chia nhỏ nhiều lần uống để trẻ dễ tiếp nhận hơn, tránh tình trạng nôn ói hết thuốc. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý, mỗi lần uống thuốc không nên kéo dài quá 20 phút, vì kéo dài thời gian quá lâu cũng khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi.

2.2 Sử dụng nhiều cách khác nhau để dụ trẻ uống thuốc

dùng nhiều cách

Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ uống thuốc đúng cách rất quan trọng. Không được bóp mũi, đè đổ thuốc sẽ gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ. Trẻ nhỏ cần dẫn dụ để trẻ tự há miệng rồi nhanh chóng dùng thìa đưa thuốc vào miệng. Trẻ lớn trên 2 tuổi phụ huynh cần giải thích cho con hiểu tác dụng việc uống thuốc giúp bé khỏe mạnh.

Đối với trẻ sơ sinh có thể sử dụng các vật dụng thu hút trẻ như gấu bông, lắc nhạc để thu hút trẻ sau đó đưa thuốc vào miệng bé. Khi bé phản ứng khóc, nôn ói, cần thời gian vỗ về, ôm ấp trấn tĩnh bé ổn định tinh thần sau đó mới tiếp tục cho uống.

Nếu thử cho trẻ uống thuốc bằng thìa thất bại thì phải chuyển qua sử dụng xilanh hay dụng cụ ống bón thuốc.

2.3 Cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc không bị nôn: Đặt thuốc vào miệng đúng cách

Vị giác của chúng ta tập trung ở phía trước và trung tâm của lưỡi, do đó nếu phụ huynh đưa thìa thuốc vào phần trước lưỡi trẻ lập tức phản ứng khóc, phun thuốc ra ngoài. Tuy nhiên, nếu phụ huynh đặt sâu thì thuốc vào quá ⅔ lưỡi và đè nhẹ lưỡi xuống rồi đổ thuốc vào miệng bé thì bé sau đó từ từ rút thìa ra ngoài thì sẽ giúp bé nuốt thuốc “dễ dàng như ăn kẹo”.

3. Một số điểm cần ghi nhớ trong cách cho trẻ uống thuốc

  • Kiểm tra các con số trong hướng dẫn thật cẩn thận: Việc này để tránh cho bé gấp đôi liều hoặc chỉ một nửa liều bé cần vì khi đang vội. Cha mẹ rất dễ nhìn nhầm “1/2” thành “2”.
  • Cần biết cân nặng của bé: Một số liều thuốc dựa vào cân nặng hoặc cân nặng và tuổi tác, vì vậy, ghi cân nặng của bé ra một tờ giấy và bỏ vào tủ thuốc có thể giúp ích cho bạn. Nên dùng con số mà con có trong lần khám bệnh gần nhất. Bế bé cùng cân với bạn và sau đó trừ đi cân nặng của bạn sẽ được cân nặng của bé.
  • Lắc đều thuốc trước khi cho bé uống: nếu trên hướng dẫn sử dụng khuyên bạn làm thế. Bằng cách đó, tất cả các thành phần được trộn đều với nhau, vì thế bé sẽ không nhận được nhiều quá hoặc ít quá những thành phần đó.
  • Đừng nhầm lẫn giữa thìa cà phê và thìa súp
  • Đừng nên áng chừng: Cha không nên ước lượng bằng cách đoán chừng, nên dùng muỗng đo lường trong trường hợp này và sử dụng ống tiêm hoặc đồ nhỏ thuốc đã chia hiệu chuẩn thích hợp vào lần tới. Nhớ rằng: 1ml = 1cc và 1 thìa cà phê = 5cc.
  • Không bao giờ cho bé uống hơn liều lượng chỉ định trên nhãn hoặc trong hướng dẫn. Thậm chí nếu bé có bị cảm lạnh nặng, viêm tai, viêm họng hoặc sốt, nhiều thuốc hơn không hẳn là tốt hơn. Liều lượng được dựa vào số lượng thuốc an toàn cho bé chứ không dựa vào bé bệnh nặng như thế nào.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Medicine: How to Give by Mouth
https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/health-wellness-and-safety-resources/helping-hands/medicine-how-to-give-by-mouth
Ngày truy cập: 28/06/2022

2. Medicine – Refusal to Take
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/medicine-refusal-to-take/
Ngày truy cập: 28/06/2022

3. Tips to help your child to take medicine
https://www.ouh.nhs.uk/patient-guide/leaflets/files/11990Pmedicine.pdf
Ngày truy cập: 28/06/2022

4. Top Tricks to Get Your Child to Take Medicine
https://health.clevelandclinic.org/top-tricks-to-get-your-child-to-take-medicine/
Ngày truy cập: 28/06/2022

5. These 5 Tips Can Help Parents Give Children Medicine With Ease
https://www.inovanewsroom.org/featured-posts/2020/03/five-tips-giving-children-medicine/
Ngày truy cập: 28/06/2022

x