Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/12/2022

Trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng để vết thương mau lành

Trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng để vết thương mau lành

Bài học kinh nghiệm

1. If a Dog Bites You, Do These 7 Things Now

If a Dog Bites You, Do These 7 Things Now


Ngày truy cập: 5.12.2022

2. First Aid: Animal Bites
https://kidshealth.org/en/parents/animal-bites-sheet.html
Ngày truy cập: 5.12.2022

3. Animal bites – self-care
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000734.htm
Ngày truy cập: 5.12.2022

4. Dog, cat and bat bites
https://www.healthdirect.gov.au/dog-cat-and-bat-bites
Ngày truy cập: 5.12.2022

5. Animal bites: First aid
https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-animal-bites/basics/art-20056591
Ngày truy cập: 5.12.2022

Trẻ nhỏ bị chó cắn là một mối nguy hiểm diễn ra khá thường xuyên. Khi biết trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì, bạn có thể giúp con ổn định sức khỏe tốt hơn sau khi bé bị chó cắn nhé!

Trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì? Cần làm gì khi trẻ em bị chó cắn? Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu nhanh trong bài viết dưới đây!

 bị chó cắn kiêng ăn gì

Bị chó cắn, nên làm gì trước tiên?

Trong gia đình, trẻ em rất dễ bị các loài vật nuôi như chó, mèo cắn. Lý do là vì các bé thích trêu chọc động vật khiến chúng phải tự vệ bằng cách tấn công. Nếu con yêu bị chó cắn, bạn cần xử lý như sau:

1. Trấn an bé

Khi bị chó cắn, trẻ rất sợ hãi, khóc to và kích động. Những điều này ảnh hưởng tới tình trạng vết thương, thậm chí còn có thể dẫn đến các sang chấn tâm lý sau này. Bạn cần trấn an bằng cách bế, vỗ về hoặc ôm ấp trẻ để con bớt sợ hơn. Nhờ đó việc sơ cứu vết thương cho con cũng dễ dàng hơn.

2. Vệ sinh sát trùng vết cắn

Vệ sinh vết thương do chó cắn rất quan trọng và phải được thực hiện nhanh nhất có thể. Điều này sẽ tránh cho trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm virus có trong nước dãi của chó.

Cách làm: Để vết cắn dưới vòi nước. Sau đó bạn cho nước chảy mạnh xuống vết thương của trẻ. Mục đích của việc làm này đó là để nước rửa trôi hết những vết nước dãi của chó còn sót lại. Bạn cũng nên sử dụng nước ấm thì hiệu quả sẽ tốt hơn nhé.

Tiếp đến, bạn sử dụng xà phòng diệt khuẩn hoặc muối để rửa qua vết thương, tránh cho chúng bị nhiễm trùng. Lưu ý chỉ chà nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương thêm cho con. Bước cuối cùng là dùng oxy già và thuốc đỏ để sát trùng vết thương cũng như cầm máu.

bị chó cắn kiêng ăn gì

3. Kiểm tra kỹ hơn tình trạng vết thương và băng bó

Sau khi đã vệ sinh cũng như cầm máu, bạn cần kiểm tra mức độ vết thương cho bé. Nếu là vết cắn nhỏ, chỉ gây xước sơ sơ, bạn có thể tự băng bó tại nhà.

Khi vết thương nặng, sâu hơn hoặc ở các vị trí nguy hiểm, bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay. Một số trường hợp chó cắn nghiêm trọng đó là:

  • Vết chó cắn rách sâu từ 2cm trở lên
  • Chó cắn trẻ ở đầu, cổ và bộ phận sinh dục
  • Có nhiều vết cắn trên một vị trí nhất định

Cách băng bó vết thương chó cắn cũng giống việc băng bó các vết thương ngoài da khác. Sau khi khử trùng, rửa sạch thì bạn dùng băng gạc băng bó lại. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn, tránh nhiễm trùng. Lưu ý bạn nên băng lỏng để máu dễ dàng lưu thông, tránh việc bó quá chặt có thể làm khó chịu đối với trẻ.

4. Theo dõi chó gây ra vết cắn

Sau khi trẻ nhỏ bị chó cắn, điều quan trọng bạn phải bắt nhốt chó và theo dõi để xem nó có bị bệnh dại hay không. Bệnh chó dại có thời gian ủ từ 2 đến 3 ngày. Cơn dại của chó sẽ phát từ 7 ngày tới 1 tháng tiếp theo.

Bạn cần theo dõi sát sao để biết liệu con mình có bị lây dại từ vết chó cắn hay không. Nếu chó có biểu hiện của bệnh dại như chảy nước dãi, chán ăn, hay nằm ủ rũ, mắt đỏ ngầu, bạn cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng dại ngay. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định tiêm đầy đủ 5 mũi vắc xin phòng dại theo lịch hẹn. Và bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo tiêm đủ liều cho con.

Trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì?

Trẻ em bị chó cắn kiêng ăn gì? Sau khi trẻ bị chó cắn, bạn cũng cần lưu ý cho trẻ ăn uống hợp lý. Ngoài việc uống các loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên tránh cho con ăn các loại thức uống và thực phẩm sau để tăng sức đề kháng cho con:

  • Không cho trẻ ăn rau muống, thịt bò và tôm, cua trong thời gian đầu mới bị chó cắn. Bởi vì các thức ăn giàu protein này sẽ làm đau nhức, chảy mủ và lồi thịt ở vết thương sau khi lành. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ uống sữa, kết hợp thêm các loại rau quả để tăng lượng vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Trẻ bị chó cắn không nên ăn gì và nên ăn gì? Trẻ nên uống sữa
Trẻ bị chó cắn không nên ăn gì?

  • Nếu trong thời gian này, trẻ ăn phải thực phẩm gây buồn nôn, khó chịu trong bụng, bạn nên ngưng cho bé ăn thức ăn này và lập tức đưa con tới bác sĩ ngay nhé!
  • Không uống các chất kích thích như cà phê, bia rượu hoặc thuốc lá. Thực ra đây đều là những chất kích thích mà bình thường các bé cũng không sử dụng, cha mẹ cũng không cần phải quá bận tâm về điều này.
  • Cách phòng chống bệnh dại do chó cắn

    Bị chó mèo cắn thông thường sẽ chỉ gây vết thương ngoài da, ngoại trừ trường hợp chó đặc biệt dữ và tấn công hung hãn, đa số bé bị chó cắn sẽ nhanh khỏi chỉ sau 5-10 ngày. Tuy vậy nếu chó bị dại thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp để tránh bị mắc bệnh dại do chó cắn như sau:

    • Tiêm phòng dại đầy đủ cho chó mèo: Hiện nay vẫn còn rất nhiều người nuôi chó mèo nhưng không để ý tới vấn đề này. Một phần sợ tốn kém, chủ quan nên chủ chó thường tránh tiêm phòng dại. Tiêm phòng dại là cực kỳ quan trọng và là biện pháp bắt buộc nhằm bảo vệ bản thân, gia đình khi nuôi chó.
    • Nuôi nhốt chó, tránh thả rông: Chó thả rông ngoài việc gây ra các vấn đề như tai nạn xe cộ thì còn có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại cao hơn. Ngoài ra, chúng cũng rất dễ tấn công trẻ em. Do vậy những ai nuôi chó, đặc biệt ở thành phố nên lưu ý luôn nhốt thú cưng này, khi dắt ra đường phải rọ mõm đầy đủ.
    • Hạn chế việc cho trẻ tiếp xúc với chó: Trẻ nhỏ cần có người lớn trông coi khi tiếp xúc với chó. Bởi động vật này có thể tấn công rất bất ngờ. Đã có nhiều trường hợp chó được nuôi nhiều năm nhưng vẫn tấn công trẻ nhỏ trong nhà.
    • Dạy trẻ biết cách tự bảo vệ: Dạy trẻ tránh xa những con chó ở bên ngoài. Nếu là chó trong gia đình, bạn nhắc trẻ không được chơi đùa, kéo đuôi hay chọc chó lúc đang ăn. Điều này giúp hạn chế nguy cơ trẻ bị chó cắn.
    • Báo cho cơ quan thú y địa phương về những con chó có biểu hiện lạ: Với những con chó có biểu hiện bệnh, không nên tự xử lý hay lại gần. Tốt nhất bạn nên báo cho cơ quan thú y địa phương để có các biện pháp tiêu hủy, bởi bệnh dại ở chó là không thể chữa được.

    Trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì? Trẻ bị chó cắn cần kiêng các chất kích thích, các loại đồ hải sản và thịt bò. Khi trẻ bị chó cắn, bạn nhớ cần phải xử lý thật nhanh vết thương, sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị nhé!

    Hy vọng bài viết về việc trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì của MarryBaby có thể cung cấp những kiến thức bổ ích trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con khi bị chó cắn. Nếu trẻ bị chó cắn, hãy áp dụng ngay những điều này để bảo vệ con yêu, bạn nhé!

    Hương Hoa

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x