Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Phòng khám Đa khoa Ivy Health
Cập nhật 27/11/2023

Trẻ uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy mẹ cần làm gì?

Trẻ uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy mẹ cần làm gì?
Tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ là một vấn đề thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh.

1. Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nhiều lần

Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nhiều lần là do kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Khi vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Khi thuốc kháng sinh làm mất cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của bé, vi khuẩn Clostridium Difficile (C. difficile) có thể nhanh chóng phát triển ngoài tầm kiểm soát. Vi khuẩn này tạo ra độc tố tấn công niêm mạc ruột gây ra các bệnh đường ruột từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột (bệnh viêm đại tràng giả mạc), thậm chí gây tử vong. Các loại kháng sinh thường liên quan nhất đến nhiễm trùng C. difficile bao gồm clindamycin, fluoroquinolones, cephalosporin và penicillin.

Ngoài ra, kháng sinh cũng có thể làm thay đổi môi trường đường ruột, khiến cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Các loại kháng sinh khiến trẻ dễ bị tiêu chảy bao gồm:

  • Kháng sinh phổ rộng, tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn.
  • Kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn đường ruột.
  • Kháng sinh đường uống.
  • Kháng sinh sử dụng trong thời gian dài.

Có thể thấy, hầu như loại kháng sinh nào cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Vì thế, mẹ nên cân nhắc việc cho trẻ dùng kháng sinh để phòng bệnh nhé! Còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tiêu chảy ở trẻ, mẹ có thể xem thêm trên website MarryBaby.

Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nhiều lần là di kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột bé
Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nhiều lần là di kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột bé

2. Dấu hiệu trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Dấu hiệu trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy bao gồm:

Tiêu chảy do uống kháng sinh thường bắt đầu từ 2-3 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc và có thể kéo dài trong vài ngày sau khi ngưng dùng thuốc.

>> Mẹ xem thêm: Theo dõi bảng màu phân của trẻ để chẩn bệnh

2. Cách phân biệt trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh với do ngộ độc thực phẩm

Trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh dễ bị nhầm lẫn với ngộ độc thực phẩm do có một số biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, giữa chúng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt:

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy:

  • Trẻ bắt đầu bị tiêu chảy trong vòng 2-3 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.
  • Trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh có thể bị đau bụng nhưng không sốt.
  • Tiêu chảy thường tự hết trong vòng 1-2 tuần sau khi ngừng dùng kháng sinh.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm:

  • Trẻ bị tiêu chảy ngay sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc.
  • Trẻ có thể bị nôn, đau bụng, đổ nhiều mồ hôi hoặc sốt.
  • Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như co giật, tiêu chảy ra máu, hoặc suy thận.

>> Mẹ xem thêm: Khi trẻ bị trúng thực nên làm gì trước hết?

4. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

 Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể gặp một số biến chứng
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể gặp một số biến chứng

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể gặp một số biến chứng, bao gồm:

  • Mất nước, điện giải: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ bị mất nước có các các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, tiểu ít, co giật, hôn mê.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu chất dinh dưỡng. Trẻ cũng thường ăn ít, chán ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể, chậm phát triển.
  • Viêm ruột già: Đây là biến chứng hiếm gặp. Viêm ruột già có thể khiến trẻ bị đau bụng, sốt, phân có máu hoặc chất nhầy.

5. Trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài phải làm sao?

Dưới đây là các bước xử lý khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy.

5.1 Tiếp tục cho trẻ uống thuốc kháng sinh

Nếu trẻ sơ sinh chỉ bị tiêu chảy nhẹ và không có dấu hiệu mất nước, cha mẹ nên tiếp tục cho trẻ sử dụng kháng sinh theo liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ. Việc ngừng sử dụng kháng sinh một cách tự ý có thể tạo ra sự kháng kháng sinh và gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh sau này. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các men tiêu hóa phù hợp để hỗ trợ trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh có tiêu chảy nặng và mất nước, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khẩn cấp và ngừng sử dụng kháng sinh cho đến khi có hướng dẫn từ bác sĩ. Trong trường hợp này, trẻ cần được bù nước, bù điện giải và cân bằng kiềm toan để khắc phục tình trạng mất nước và điều trị tiêu chảy một cách hiệu quả.

5.2 Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và điện giải

Bị tiêu chảy do uống kháng sinh có thể khiến trẻ bị mất nước và điện giải, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, tiểu ít. Để bù nước cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, nước oresol, hoặc nước ép trái cây pha loãng.

>> Mẹ xem thêm: Bù nước điện giải cho bé: bổ sung đúng cách để tránh tác dụng phụ

5.3 Cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa

 Nên cho trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh ăn những thức ăn dễ tiêu hóa
Nên cho trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh ăn những thức ăn dễ tiêu hóa

Tiêu chảy khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo, súp, hoặc trái cây mềm. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy, chẳng hạn như đồ ăn cay, đồ uống có ga, hoặc sữa.

5.4 Đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện nặng hơn

Trong trường hợp cha mẹ đã thử tất cả các biện pháp trên nhưng tình trạng của trẻ vẫn không đỡ, hãy đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị tiêu chảy nặng hơn.
  • Trẻ bị sốt.
  • Có máu trong phân.
  • Trẻ mệt mỏi
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như ít đi tiểu, cáu kỉnh, mệt mỏi và khô miệng.

6. Cách phòng tránh trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Cách phòng tránh trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Để phòng tránh tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định loại kháng sinh phù hợp và liều lượng phù hợp với bé.
  • Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách: Cha mẹ cần cho trẻ uống kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.
  • Không tự ý kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh: Kháng sinh chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy.

Ngoài ra, cha mẹ có thể phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em bằng cách cho trẻ sử dụng vaccine ngừa virus Rota – virus gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Vaccine ngừa virus Rota là một trong những loại vacxin được khuyến cáo tiêm cho trẻ.

Lưu ý: Chủng ngừa Rota virus phòng ngừa tiêu chảy do Rota không thể phòng ngừa tiêu chảy do các nguyên nhân như kháng sinh hay vi khuẩn.

Hiện nay, vaccine ngừa Rota được chia làm 3 loại, sử dụng theo đường uống, gồm:

  • Vaccine Rotarix (Bỉ): Thuốc được chia làm 2 liều uống, 1.5ml/liều. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 1,5 tháng tuổi và liều thứ 2 được uống sau đó ít nhất 4 tuần. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.
  • Vaccine Rotateq (Mỹ): Thuốc được chia làm 3 liều uống, 2ml/liều. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 7,5 – 12 tuần tuổi và liều thứ 2 và thứ 3 được uống lần lượt sau đó, cách nhau tối thiểu 1 tháng. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 32 tuần tuổi.
  • Vaccine Rotavin-M1 (Việt Nam): Thuốc được chia làm 2 liều uống. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 6 tuần tuổi và liều thứ 2 được uống sau đó 1-2 tháng. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.

>> Mẹ xem thêm: 7 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ giúp nâng cao sức khỏe đường ruột

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là một vấn đề cần được quan tâm. Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ khi trẻ sử dụng kháng sinh để có thể xử lý kịp thời nếu trẻ bị tiêu chảy.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế IVY Health Giờ hoạt động: Thứ 2 – Thứ 6, 7h30 – 18h30 | Thứ 7: 7h30 – 17h00 Địa chỉ: 120 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM Hotline: 0908 710 710 Website: www.ivyhealthvn.com

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Antibiotic-Associated Diarrhea – an overview | ScienceDirect Topics
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/antibiotic-associated-diarrhea
Ngày truy cập: 06/11/2023

2. Antibiotic-associated diarrhea – Symptoms & causes – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/antibiotic-associated-diarrhea/symptoms-causes/syc-20352231
Ngày truy cập: 06/11/2023

3. Managing antibiotic associated diarrhoea – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1123310/
Ngày truy cập: 06/11/2023

4. Probiotics to Prevent Antibiotic-Associated Diarrhea in Children | AAFP
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2020/0301/od2.html
Ngày truy cập: 06/11/2023

5. Combating diarrhea and upset stomach from antibiotics
https://riseandshine.childrensnational.org/combating-diarrhea-and-upset-stomach-from-antibiotics/
Ngày truy cập: 06/11/2023

x