Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 4 tuần trước

Trẻ sốt nhẹ kéo dài là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa

Trẻ sốt nhẹ kéo dài là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa
Trẻ em bị sốt là một hiện tượng bình thường do trẻ có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị virus tấn công. Sốt có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt nhẹ và kéo dài nhiều ngày liên tiếp không khỏi; cha mẹ nên lưu tâm. Vì có thể trẻ đang mắc một số bệnh lý khác.

1. Trẻ sốt nhẹ kéo dài bệnh là gì? Biểu hiện khi trẻ sốt kéo dài

Trẻ sốt nhẹ kéo dài được hiểu là thời gian sốt của trẻ vượt quá thời gian sốt thông thường của bệnh được chẩn đoán. Ví dụ:

  • Sốt trên 7 ngày đối với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên;
  • Sốt trên 3 tuần đối với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn…
Khi bị sốt, thân nhiệt có thể tăng lên 38 – 39 độ C. Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ sốt cao hơn 39 độ, co giật, ngủ li bì, khó thở, nôn mửa, … Song nếu trẻ sốt nhẹ nhưng vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường thì mẹ có thể theo dõi thêm tại nhà. Thường khi trẻ sốt 3 ngày không rõ nguyên nhân dù đã có thực hiện các biện pháp xử lý tại nhà thì mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi.

Sốt nhẹ kéo dài âm ỉ khiến trẻ mệt mỏi, mất nước; thậm chí nếu để sốt cao dẫn tới co giật sẽ vô cùng nguy hiểm.

Một số biểu hiện khi trẻ sốt như sau:

  • Khi đo nhiệt độ, thân nhiệt trẻ tăng so với bình thường; thông thường từ 37,5 đến dưới 38,5 độ C
  • Trẻ bị đau đầu hay đau nhức toàn thân.
  • Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc liên tục.
  • Sắc mặt trẻ nhợt nhạt, cáu kỉnh hơn bình thường.

trẻ bị sốt nhẹ kéo dài

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cần nhớ khi cho bé nằm máy quạt

2. Trẻ sốt nhẹ kéo dài có nguy hiểm không?

Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại virus gây bệnh. Trẻ sốt nhẹ kéo dài có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ sốt nhẹ nhiều ngày chỉ do mọc răng thì thường không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bé sốt nhẹ nhiều ngày không khỏi do bị virus, ký sinh trùng tấn công thì cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến bệnh viện.

Nếu trẻ sốt từ 38.5 đến 39 độ, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, Không nên để trẻ sốt quá cao tới hơn 39 độ vì có thể dẫn tới trạng thái bị co giật, nếu để trạng thái co giật lâu có thể gây tổn thương não rất nguy hiểm.

3. Nguyên nhân trẻ sốt nhẹ kéo dài là gì?

Sau khi sinh một vài tháng, trẻ có thể bị sốt là bình thường vì đây là phản ứng của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân có hại như vi khuẩn, virus… khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Những trường hợp này đa phần là do thời tiết thay đổi; hoặc bé chơi quá sức mới bị sốt nhẹ kéo dài; và thường sẽ khỏi sau 2-3 ngày nếu bé được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ bị sốt nhẹ kéo dài hơn 4-5 ngày thì nguyên nhân có thể do mắc các bệnh sau:

3.1 Trẻ sốt nhẹ do nhiễm virus

Một số loại virus khiến trẻ sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày không khỏi bao gồm:

  • Virus cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt nhẹ kéo dài ở trẻ nhỏ. Khi nhiễm virus cúm, đầu tiên trẻ bị nghẹt mũi, sau đó hắt hơi, ho khan, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, kèm theo sốt nhẹ từ 37,5 – 38 độ C. Nếu tình trạng nặng hơn, trẻ sốt cao, khó chịu, chán ăn, quấy khóc.
  • Virus sởi: Trẻ nhỏ cũng dễ mắc bệnh sởi. Triệu chứng cơ bản là sốt cao liên tục, ho nhiều và mạnh, mắt đỏ, chảy nước mũi. Đến ngày thứ 4 phát bệnh sẽ xuất hiện ban đỏ toàn thân.
  • Virus Rubella: Đây là virus gây bệnh sốt phát ban ở trẻ. Thời gian ủ bệnh có thể lên tới 2 tuần. Khi phát bệnh, trẻ sẽ sốt nhẹ kéo dài kèm theo viêm đường hô hấp trên, nổi hạch ở cổ, sau tai và vùng chẩm. Tiếp theo sẽ xuất hiện ban đỏ thành từng nốt nhỏ hay thành cụm, không đau, không ngứa.
  • Virus sốt xuất huyết: Trẻ sẽ sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2 – 7 ngày kèm theo các chấm hay mảng xuất huyết dưới da. Nếu bệnh nặng hơn, trẻ sẽ bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, thậm chí chảy máu nội tạng.
  • Virus bệnh tay – chân – miệng: Ngoài sốt kéo dài, khi bị tay – chân – miệng trẻ sẽ xuất hiện các nốt phồng rộp ở bàn tay, bàn chân, sau đó lan đến bên trong miệng. Việc này khiến trẻ đau khi ăn, chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc nhiều.
  • Virus thủy đậu: Ban đầu, trẻ sẽ sốt nhẹ kéo dài, đau đầu, đau toàn thân, xuất hiện các nốt ban đỏ. Các nốt này dần trở nên phồng rộp, phỏng nước, bắt đầu ở mặt, ngực và lưng, sau đó lan đến khắp cơ thể; sau 2- 3 ngày các nốt sẽ khô lại, bị đóng vảy. Tình trạng mọc mụn nước chia thành nhiều đợt khác nhau. Bệnh thủy đậu có thể phòng tránh nhờ tiêm vắc xin.

3.2 Trẻ bị sốt do nhiễm vi trùng

  • Trẻ sốt nhẹ kéo dài do viêm họngviêm Amidan cấp: Bệnh thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 – 40 ̊C, trẻ sốt kéo dài; kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn. Đặc biệt trẻ hay xuất hiện viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…
  • Trẻ sốt âm ỉ nhiều ngày do nhiễm trùng đường hô hấp: viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp-xe phổi. Trẻ thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở…
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Trẻ sốt nhẹ kéo dài có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn. Các triệu chứng khác bao gồm đau và rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên và nước tiểu có máu hoặc sẫm màu.
  • Nhiễm trùng đường gan mật: Trẻ thường sốt cao, sốt kéo dài liên tục kèm theo vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.
  • Viêm màng não: Trẻ bị sốt kéo dài liên tục kèm theo đau đầu nhiều, nôn vọt, có thể bị co giật, liệt nửa người hoặc hôn mê. Với trẻ nhỏ, sốt thường kèm theo thóp phồng, cổ cứng, trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được, nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
  • Nhiễm trùng máu: Trẻ có biểu hiện dấu hiệu nhiễm trùng, sốt nhẹ kéo dài liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da…

3.3 Trẻ sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày do những nguyên nhân khác

  • Do mọc răng: Quá trình mọc răng thường xảy ra trong khoảng thời gian khi trẻ từ 4 đến 7 tháng tuổi. Việc mọc răng đôi khi có thể khiến trẻ khó chịu nhẹ, quấy khóc và sốt nhẹ kéo dài.
  • Sốt do ký sinh trùng sốt rét: Trẻ sốt rét thường có các triệu chứng như sốt âm ỉ nhiều ngày liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.
  • Sốt do thương hàn: Trẻ thường sốt cao, sốt kéo dài liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Trẻ sốt nhiều ngày không khỏi là do bệnh lao: Trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài liên tục, thường sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi trộm; biếng ăn; đứng cân hay sụt cân, ho nhiều; ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.

4. Phải làm gì và không nên làm gì khi trẻ bị sốt nhẹ, âm ỉ nhiều ngày?

trẻ sốt nhẹ kéo dài

Khi thấy trẻ bị sốt, mẹ cần bình tĩnh xử lý các bước sau:

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ và ghi chép lại, đồng thời giúp trẻ hạ sốt bằng cách cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, lau người cho trẻ bằng nước ấm và cho trẻ bú sữa để bù nước cho cơ thể. Mẹ cũng có thể sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ định từ bác sĩ. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng bất thường.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt sớm theo chỉ định từ bác sĩ đồng thời thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu có gì bất thường thì các mẹ nên đưa bé đi khám để biết bệnh và có cách chữa trị cho trẻ.

  • Nếu trẻ sốt nhẹ kéo dài từ 37 – 37,5 độ C: Cần bỏ bớt áo và cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Nếu thân nhiệt cao từ 38 – 38,5 độ C: Hạ nhiệt cho trẻ bằng cách cởi bớt quần áo lau toàn thân bằng nước ấm. Cho bé uống thuốc hạ sốt thông thường.
  • Nếu thân nhiệt trên 38,5 độ C trở lên: Cho trẻ uống paracetamol theo đúng liều lượng. Nếu trẻ không uống được thuốc hoặc uống vào nôn hết thì sử dụng thuốc đặt hậu môn.
  • Cho bé nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, tránh gió lùa mạnh. Cho bé uống nhiều nước và cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ.

Lưu ý: Các thông tin trên đây chỉ để mẹ tham khảo, việc cho bé uống thuốc cần được thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Nên cho trẻ ăn gì khi bé bị sốt kéo dài, âm ỉ nhiều ngày?

  • Chỉ nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ
  • Với trẻ lớn hơn, cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu protein, ít chất béo như trứng, sữa,…
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn loãng như súp, cháo hoặc ngũ cốc cho dễ tiêu hóa.
  • Cho bé ăn hoa quả mềm như đu đủ, giàu vitamin C như cam, bưởi vừa bổ sung nước lại tăng sức đề kháng
  • Nếu trẻ vẫn sốt cao trên 39 độ C mà không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

4. Cách phòng tránh trẻ sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày không khỏi

Vi khuẩn gây sốt tập trung phần nhiều trên bề mặt da rồi theo đường ăn uống; hô hấp vào cơ thể gây bệnh. Lúc này, vệ sinh trong ăn uống là vấn đề then chốt.

  • Mẹ cần lưu ý rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi ở ngoài về nhà; trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn…Giữ vệ sinh sạch sẽ trong nhà, nhà bếp, nơi vệ sinh
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nên cho bé ăn các loại cháo, súp loãng. Luôn giữ ấm cho bé vào mùa đông hoặc mặc thoáng mát cho trẻ vào mùa hè;
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với nơi đang có dịch bệnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi ô nhiễm như khói, thuốc lá, bụi bẩn. Đeo khẩu trang cho bé trước khi ra đường
  • Khi ngủ cần bỏ màn tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng tại nơi ở để phòng bệnh sốt xuất huyết…

Trẻ bị sốt nhẹ nhiều ngày kéo dài, căn nguyên của bệnh có thể rất nguy hiểm, như đã cảnh báo trên đây. Mẹ không nên chủ quan tự điều trị ở nhà nếu tình trạng sốt của trẻ không thuyên giảm. Cứ tin tưởng các bác sĩ, đừng “thuận tự nhiên” trong trường hợp này nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Prolonged Fever in Infants and Children
https://www.e-cep.org/journal/view.php?number=20125552529
Ngày truy cập: 04/11/2022

2. A Toddler With Prolonged Fever and Intermittent Cough
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6348535/
Ngày truy cập: 04/11/2022

3. Fever
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/symptoms-causes/syc-20352759
Ngày truy cập: 04/11/2022

4. Recurrent Fever
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21185-recurring-fever
Ngày truy cập: 04/11/2022

5. Fever in Children
https://www.healthhub.sg/a-z/diseases-and-conditions/693/common-childhood-conditions-fever
Ngày truy cập: 04/11/2022

x