Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Nguyễn
Cập nhật 16/10/2023

Trẻ bị ho sổ mũi, cảm cúm nên tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị ho sổ mũi, cảm cúm nên tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh?
Theo dân gian, trẻ bị ho sổ mũi nên kiêng nước, kiêng tắm. Nhưng điều này có thực sự chính xác trong thời đại hiện nay?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra công dụng của các loại lá trong việc điều trị những triệu chứng của bệnh cảm thông thường ở trẻ em. Vậy, trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Và những lưu ý trong quá trình tắm lá cho con trẻ là gì? Mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?

Trước khi trả lời câu hỏi trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì; nhiều mẹ thắc mắc không biết có nên tắm cho con hay không. Câu trả lời là NÊN. Trẻ bị ho hay sổ mũi vẫn nên tắm rửa bình thường. Bởi việc tắm rửa giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, giúp cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng và tránh mắc phải các bệnh về da liễu.

Việc tắm rửa bằng nước ấm sẽ như là một liệu pháp xông hơi đối với bé; nước ấm đi qua cơ thể sẽ giúp giảm tắc nghẽn và giãn nở đường thông khí tốt hơn giúp bé cảm thấy dễ chịu khi bị ho và sổ mũi.

Một lợi ích của việc tắm rửa cho trẻ bị ho sổ mũi đó là bé được vệ sinh tốt hơn, cơ thể sạch sẽ, khô thoáng; giảm sự bội nhiễm của vi khuẩn có hại có thể làm trầm trọng thêm bệnh của trẻ.

Vậy mẹ đã biết có nên tắm cho trẻ bị ho sổ mũi rồi đúng không? Nội dung tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì mẹ nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Top 25+ loại lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, dịu nhẹ giúp da khỏe mạnh

2. Khi trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì?

Đối với trẻ, khi tắm, mẹ nên dùng nước ấm, lau sạch các vùng (từ sạch nhất đến dơ nhất) như: mặt, cổ, tay, chân, mông, hậu môn và bộ phận sinh dục.

Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian, nếu trẻ không dị ứng thì mẹ có thể tắm trẻ với các lá sau:

2.1 Lá gừng

Gừng có đặc điểm là cay và nóng. Lá gừng giúp làm ấm cơ thể và điều trị chứng lạnh chi. Nó còn được biết đến với khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sốt ở trẻ em. Tính nóng của gừng làm đổ mồ hôi, giúp loại bỏ nhiệt độ nóng của cơ thể và các độc tố.

Do đó, đây là một loại lá hoàn hảo khi mẹ thắc mắc trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì. Hãy dùng lá gừng tắm cho bé để chữa bệnh ho, sổ mũi và cảm cúm ở trẻ nhỏ nhé.

Cách chữa ho, sổ mũi cho bé bằng tắm gừng: Cho khoảng hai thìa bột gừng và vài lá gừng vào xô nước ấm để tắm cho trẻ ốm.

trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì
Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Lá gừng

2.2 Lá trầu không

Lá trầu không nổi tiếng với tính chất kháng sinh, giúp điều trị ho hiệu quả. Vì vậy, khi mẹ lăn tăn trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì, đừng bỏ quên loại lá hữu ích này nhé!

Cách tắm bằng lá trầu không: Đun sôi lá trầu không, cho quế và thảo quả vào, đun sôi rồi gia giảm nhiệt xuống mức vừa phải.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh? Có nên hơ lá trầu cho bé?

2.3 Lá tía tô

Lá tía tô là một phương thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn hoặc cảm lạnh thông thường; cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, ho và đau đầu. Theo Đông y, lá tía tô vẫn là một nguyên liệu đáng tin cậy trong điều trị ho, cảm lạnh và làm tan đờm.

Như vậy, đây là một loại lá mẹ cần bỏ túi khi tìm hiểu trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì.

Cách tắm bằng lá tía tô chữa ho, sổ mũi cho bé: Mẹ nhặt lấy lá và cành, rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi (khoảng 15 phút để dưỡng chất trong lá tía tô hòa vào nước). Sau đó, mẹ để nguội và sử dụng nước đun này để tắm.

2.4 Lá kinh giới

Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Trong lá kinh giới có nhiều chất sát khuẩn giúp phòng tránh rôm sảy, mẩn ngứa. Đồng thời, lá kinh giới cũng có khả năng điều hòa thân nhiệt, đẩy lùi các cơn sốt nên thường được sử dụng để chữa ho, sổ mũi cũng như chữa cảm cúm ở trẻ nhỏ.

Cách tắm bằng lá kinh giới: Mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch, vò nát rồi pha với nước ấm để tắm cho bé. Hoặc có thể dùng lá kinh giới đun sôi với nước, đợi khi nước còn ấm thì cho bé tắm.

Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì
Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Lá tía tô

2.5 Nước lá me và hành tây

Lá me có tác dụng rất tốt trong việc giải độc, phòng ngừa các bệnh ngoài da. Trong khi hành tây có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Kết hợp hai loại nguyên liệu này, triệu chứng ho và sổ mũi do cảm lạnh của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Cách tắm bằng lá me và hành tây: Các mẹ chỉ cần lấy một ít lá me cùng hành tây rửa sạch rồi đun sôi. Đợi cho nước còn ấm thì pha ra chậu và cho bé tắm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách chưng lê trị ho cho bé chưa? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!

3. Cách tắm cho trẻ bị sổ mũi an toàn

cách tắm cho trẻ bị ho sổ mũi an toàn
Không chỉ biết trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì, mẹ cũng cần lưu ý cách tắm an toàn cho bé nữa!

Sau khi biết trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì. Mẹ đọc thêm một số mẹo để tắm cho trẻ được hiệu quả nhé.

Trước khi tắm:

  • Phòng tắm: Mẹ nhớ đóng kín cửa phòng tránh gió lùa.
  • Nước tắm: Khi pha nước tắm cho trẻ, mẹ hãy chú ý nhiệt độ nước tắm thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ là 2 độ C (luôn giữ nhiệt độ của nước tắm ổn định như nhiệt độ pha ban đầu).

Trong quá trình tắm cho trẻ:

  • Vệ sinh vùng đầu: mẹ cần gội đầu thật nhanh cho trẻ. Lấy khăn mềm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy. Cuối cùng lấy khăn sạch lau khô vùng đầu của trẻ.
  • Vệ sinh vùng thân: trẻ sơ sinh bị sốt ra nhiều mồ hôi, nếu không được tắm rửa cẩn thận thì rất dễ bị mắc các bệnh ngoài da do vi khuẩn tích tụ gây hại. Khi tắm, mẹ có thể cho trẻ ngồi trong chậu hoặc trong bồn tắm, sử dụng vòi hoa sen để dội nước lên cơ thể trẻ.

Sau khi tắm xong:

  • Mẹ lấy nước ấm dội nhẹ lên người con để loại bỏ tất cả bọt bám trên cơ thể con. Cuối cùng mẹ lấy khăn choàng lau khô người trẻ trước khi cho con mặc quần áo.
  • Trường hợp mẹ không muốn tắm cho con khi con bị sốt thì mẹ cần phải lấy khăn mềm lau sạch cơ thể và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi, giảm nhanh triệu chứng?

4. Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Những lưu ý khác

Ngoài việc biết trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì và cách tắm cho bé. Mẹ lưu ý thêm một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho con nha:

  • Thời gian tắm cho trẻ khi bị sốt không nên quá lâu, tắm cho trẻ từ đầu trở xuống trong khoảng 5 phút.
  • Nếu vào mùa đông thì thời gian thích hợp tắm cho trẻ bị sốt vào buổi sáng là 9 – 11h, buổi chiều từ 15 – 17h. Nếu vào mùa hè, thời gian tắm cho trẻ vào buổi sáng là 8 – 10h, buổi chiều 16 – 18h.
  • Sau khi trẻ tắm xong, mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ để trẻ bù lượng nước trẻ mất đi trong quá trình bị sốt. Song song với việc tắm cho trẻ thì mẹ cũng cần tiến hành cho con uống thuốc hạ sốt. Lưu ý thuốc này phải do bác sĩ kê, có hướng dẫn sử dụng, liều lượng cụ thể.
  • Dùng cách dùng khăn ẩm lau từng bộ phận cho trẻ.
  • Khi tắm xong cha mẹ cần lau khô người cho trẻ trước khi mặc quần áo.
  • Không nên tắm lâu và cần tránh gió mạnh cho trẻ không bị nổi các nốt ban.

>> Mẹ có thể quan tâm: Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả ngay tại nhà

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã được giải đáp thắc mắc trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì. Đồng thời, hiểu cách tắm cho con và những lưu ý quan trọng để chăm sóc trẻ bị ốm thật tốt! Ngoài tắm lá ra, mẹ có thể cho bé uống thuốc để chữa bệnh sổ mũi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Clinical aspects and health benefits of ginger (Zingiber officinale) in both traditional Chinese medicine and modern industry
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/09064710.2019.1606930
Ngày truy cập: 16/10/2023

2. Betel leaf: Revisiting the benefits of an ancient Indian herb
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3892533/
Ngày truy cập: 16/10/2023

3. Coughs and Colds: Medicines or Home Remedies?
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chest-lungs/Pages/Coughs-and-Colds-Medicines-or-Home-Remedies.aspx
Ngày truy cập: 16/10/2023

4. Anti-Oxidative and Anti-Inflammatory Effects of Ginger in Health and Physical Activity: Review of Current Evidence
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3665023/
Ngày truy cập: 16/10/2023

5. Acute cough in children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3056681/
Ngày truy cập: 16/10/2023

x