Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy nứt cổ gà là gì, và tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bỉm không? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về tình trạng này thì nội dung bài viết sẽ cung cấp tất cả thông tin mà bạn cần biết về nứt cổ gà.
Nứt cổ gà là một thuật ngữ thường gọi và thường được dùng để chỉ hiện tượng các mẹ bỉm bị nứt nẻ vùng quầng vú hoặc núm vú sau khi cho con bú. Tình trạng này có thể gây sưng, rát và thậm chí là chảy máu. Nó không chỉ gây đau đớn mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy mẹ bỉm có thể đã bị nứt cổ gà là nhức, đau nhói hoặc rát ở đầu ti, khiến bộ phận này trở nên nhạy cảm và gây khó chịu khi chạm vào. Ngoài ra có một số biểu hiện mà mẹ có thể nhìn thấy là có vết nứt xuất hiện ở chân núm vú, vùng ti đỏ tấy, sưng, hoặc chảy máu.
Nứt cổ gà nhìn chung sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên các mẹ nên đi khám nếu có những biểu hiện đi kèm như sau:
Nguyên nhân của đa số trường hợp nứt cổ gà là do bé bú không đúng cách. Thông thường các em bé có xu hướng chỉ mút đầu ti của mẹ thay vì cả quầng vú. Trong mỗi cữ bú bé lại kéo, giật mạnh đầu ti nên gây ra tình trạng đau nhức.
Ngoài ra, tư thế này cũng khiến bề mặt tiếp xúc của bé bị hạn chế, dẫn đến lực hút không đủ hút sữa cho cử ăn, vậy nên sẽ càng hút mạnh hơn bình thường.
Khi mẹ mang thai, tuyến ngực sẽ tự nhiên phát triển, bầu ngực to và nặng hơn, dẫn đến việc vùng da ngực căng ra, thậm chí gây rạn da. Vì thế vùng da này sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước các tác động, dễ gây nứt đầu ti nếu bé bú không đúng cách.
Một nguyên nhân khác có thể kể đến nữa là do bé đã bị tưa miệng hoặc bị nhiễm nấm. Khi đó, những vi khuẩn từ miệng bé sẽ có cơ hội lây truyền sang vú mẹ, khiến đầu ti của mẹ nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng nứt cổ gà.
Máy hút sữa là công cụ hữu ích để kích thích tiết sữa và hỗ trợ lưu trữ sữa mẹ cho các cữ sau. Tuy nhiên một số máy không phù hợp với hình dáng bầu vú của mẹ, hoặc có lực quá mạnh cũng sẽ gây tổn thương cho mẹ bỉm.
Vì các nguyên nhân trên, mẹ nhớ rằng cho bé bú đúng cách không chỉ giúp bé được ăn no, phát triển tốt, mà còn có thể giảm bớt nguy cơ xuất hiện các bệnh lý tuyến vú thời kỳ hậu sản. Có nhiều tư thế bú khác nhau tùy vào hoàn cảnh, điều kiện sức khoẻ của mẹ và bé
Ngoài ra, các mẹ hãy thử cho bé bú ở các vị trí khác nhau. Bởi vì sẽ có một số vị trí làm cho bé bú dễ dàng và thoải mái hơn những vị trí khác, giúp bé giảm bớt áp lực lên vú của mẹ.
Mẹ nên vệ sinh quầng vú sạch sẽ để tránh vi khuẩn sinh sôi. Các mẹ lưu ý rằng không nhất thiết phải dùng xà phòng để kỳ cọ mà chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm là được. Bởi vì việc dùng xà phòng có thể gây khô rát cho da và khiến tình trạng nứt nẻ trở nên trầm trọng hơn đấy.
Nếu cơn đau trở nên quá mức, mẹ hãy nhẹ nhàng ấn một chiếc khăn mặt ấm và ướt vào núm vú sau khi tách miệng của con để xoa dịu cơn rát.
Bé càng đói bụng, lại càng có xu hướng mút sữa thật mạnh để khỏa lấp cơn đói, từ đó gây áp lực lên đầu ti của mẹ. Vì thế mẹ nên theo dõi dấu hiệu đói của con để cho con bú kịp lúc.
Thông thường khi đói, em bé sẽ cho mẹ biết bằng cách làm những hành động như:
Giữa các cữ bú của con, mẹ nên giữ cho vú được thông thoáng, sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu mẹ đang sử dụng các miếng lót để thấm sữa thì cũng hãy nhớ thay thường xuyên nhé.
Ngoài ra, mẹ cần ưu tiên chọn áo ngực có chất liệu thoáng khí, mềm mỏng như cotton. Mẹ chỉ nên chọn áo lót không gọng hoặc loại gọng mềm. Bởi gọng áo có thể gây áp lực lên ngực của mẹ khi ngực đang căng đầy vì chứa sữa, dẫn đến nguy cơ bị viêm vùng da này.
Khi bé bú xong, mẹ không nên kéo vú ra khỏi miệng bé vì sẽ gây đau rát cho đầu ti của mẹ. Thay vào đó, mẹ hãy đặt ngón tay vào khóe miệng bé để giúp bé mở miệng. Sau đó, mẹ di chuyển ngón tay vào bên trong miệng, chèn lên trên núm vú và đưa núm vú ra ngoài.
Trong khi cho con bú, vú mẹ có thể sẽ căng ra do đang chứa sữa. Điều này dẫn đến việc con khó ngậm quầng vú mà chỉ có thể mút ở đầu ti. Vì vậy mẹ bỉm nên nặn ra một ít sữa trước mỗi lần cho con bú. Điều này làm giảm độ căng và làm mềm các mô vú, tạo điều kiện cho bé dễ dàng mút sữa hơn.
Sữa mẹ không chỉ là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mà còn chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn. Vì thế việc tiết một chút sữa mẹ ra và thoa lên đầu ti sẽ giúp chữa lành tình trạng viêm, nứt núm vú và giúp kháng khuẩn hiệu quả.
Một số loại kem bôi trị nứt đầu ti được sản xuất từ các thành phần giúp dưỡng ẩm, kháng khuẩn và thường an toàn cho trẻ.
Bằng cách này sẽ hạn chế tổn thương lên một núm vú và cho núm vú có thời gian hồi phục.
Nước muối có công dụng cấp ẩm, sát khuẩn và hỗ trợ làm lành vết thương do nứt cổ gà. Sau khi cho con bú, mẹ hãy dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch tẩm nước muối ấm và đắp lên núm vú trong vài phút để giảm cảm giác khó chịu và hỗ trợ liền vết thương.
Núm trợ ti còn gọi là núm trợ bú, được làm từ chất liệu silicone, mỏng, nhẹ và có hình dáng như đầu vú của mẹ. Đây là dụng cụ được đặt trên quầng vú và núm vú, với phần đầu của núm sẽ có các lỗ nhỏ để sữa chảy vào miệng bé.
Dụng cụ này có tác dụng hỗ trợ các mẹ gặp khó khăn khi cho con bú trong một số trường hợp như mẹ bị đau núm vú hoặc núm vú của mẹ phẳng, ngắn hoặc bị thụt vào trong…
Thời gian chữa lành nứt cổ gà của mỗi người sẽ khác nhau. Theo chuyên trang The Breastfeeding Network, cơn đau nhức do nứt đầu ti có thể khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, có những vết thương cần tới 2 hoặc 3 tuần mới lành hẳn.
Câu trả lời là có thể. Mẹ vẫn có thể cho bé bú nếu vết nứt không quá sâu. Trong thời gian điều trị, mẹ nên chú ý những mẹo như trên, đồng thời đảm bảo để bé bú đúng tư thế để tránh việc cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Tình trạng nứt cổ gà không làm thay đổi chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh quầng vú đúng cách hoặc để tình trạng kéo dài dẫn đến viêm nhiễm, chất lượng sữa có thể bị ảnh hưởng và thậm chí là còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp một số kiến thức về tình trạng nứt cổ gà ở các mẹ bỉm, bao gồm dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh và một số mẹo chữa trị. Hy vọng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh để cho bé bú một cách an toàn nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Breastfeeding with Sore Nipples
https://llli.org/breastfeeding-info/breastfeeding-sore-nipples/
Ngày truy cập: 11/2/2024
Sore Nipples
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23164-sore-nipples
Ngày truy cập: 11/2/2024
Sore Nipples
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/sore-nipples
Ngày truy cập: 11/2/2024
Cracked Nipples and Moist Wound Healing
https://www.breastfeedingnetwork.org.uk/factsheet/moist-wound-healing/
Ngày truy cập: 11/2/2024
Choosing a maternity bra
https://www.breastfeeding.asn.au/resources/choosing-maternity-bra
Ngày truy cập: 11/2/2024
Sore nipples
https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/breastfeeding-challenges/sore-nipples/
Ngày truy cập: 11/2/2024