Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Giang Trần
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 2 tuần trước

Làm sao để duy trì nguồn sữa khi mẹ quay lại với công việc?

TÀI TRỢ BỞI:

Làm sao để duy trì nguồn sữa khi mẹ quay lại với công việc?
Một trong những điều khiến nhiều mẹ lo lắng khi đi làm lại sau sinh là làm sao để duy trì nguồn sữa mẹ và liệu bé có được bú đủ cữ, đủ chất khi mẹ không thể ở bên chăm lo cả ngày nữa? Cùng tham khảo bài viết này để nắm bí kíp chăm lo dinh dưỡng cho con sau kì nghỉ thai sản nhé.

Vì sao cần tiếp tục duy trì nguồn sữa khi mẹ đi làm lại?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mẹ nên cho bé bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh và kéo dài đến khi con 2 tuổi nếu đủ điều kiện [1]. Việc cho bé bú mẹ theo đúng thời gian như khuyến cáo sẽ giúp con phát triển tối ưu ở nhiều khía cạnh như:

Phát triển thể chất

Để phát triển thể chất đúng chuẩn, bé cần hấp thu tốt các dưỡng chất như đạm, chất béo, khoáng chất… Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chứa đầy đủ các dưỡng chất bé cần với tỷ lệ được cân đối một cách tự nhiên, phù hợp với sự phát triển của bé theo từng giai đoạn. Không những vậy, đạm trong sữa mẹ là đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, không chỉ êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt, giúp con hấp thu tốt, tăng trưởng đúng chuẩn mà còn hạn chế các vấn đề tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, quấy khóc [2], [3], [4].

Phát triển trí não

Nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích lâu dài đối với sự phát triển trí não của bé. Các chất béo omega 3 trong sữa mẹ là thành phần quan trọng giúp phát triển thị giác, hệ thống thần kinh và nâng cao khả năng học tập khi bé đến tuổi đi học [5].

Củng cố hệ miễn dịch

Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn chứa kháng thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Đây là lý do nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích duy trì cho bé bú mẹ ngay cả khi bé đã bắt đầu ăn dặm [2], [6].

Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều lợi khuẩn và prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacteria, giúp trẻ nâng cao đề kháng tự nhiên và bảo vệ bé khỏi một số bệnh liên quan đến hen suyễn và dị ứng khi lớn lên [7].

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ phải quay lại làm việc sau 6 tháng nghỉ thai sản thì vẫn nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ để bé phát triển đúng chuẩn nhất.

Làm sao để duy trì nguồn sữa cho bé bú khi mẹ quay lại với công việc?

duy trì nguồn sữa mẹ khi đi làm

Để duy trì nguồn sữa khi đi làm lại, mẹ cần có một kế hoạch rõ ràng nhằm đảm bảo nguồn sữa luôn sẵn có bất cứ khi nào bé cần [8], [9]. Cụ thể, mẹ nên tập làm quen với việc hút và dự trữ sẵn nguồn sữa, đồng thời, mẹ có thể nhờ một người khác trông hộ bé mỗi lúc đi làm. Thế nhưng, để làm được điều này, mẹ cũng cần tập cho bé quen với việc bú bình cũng như lưu ý cách trữ/rã đông sữa đúng cách để đảm bảo sữa luôn đạt chất lượng tốt nhất ở thời điểm cho con bú.

Ngoài những thông tin trên, mẹ nên chú ý duy trì lối sống khoa học để đảm bảo chất lượng sữa như ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế công việc quá nặng nhọc hay căng thẳng [10], [11]. Trường hợp sữa ít dần, hoặc do tính chất công việc mà không thể cho bé bú hay hút sữa thường xuyên, mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế để lựa chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp. Khi chọn, mẹ nên ưu tiên chọn cho con các công thức sữa giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu, tăng cường sức khỏe đường ruột để con phát triển tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

duy trì nguồn sữa mẹ khi đi làm

Friso Gold là công thức sữa được sản xuất từ nguồn sữa mát 100% từ giống bò thuần chủng Hà Lan giúp bé:

  • Phát triển thể chất: Nhờ vào các phân tử đạm mềm nhỏ, tự nhiên, ít bị biến tính do chỉ trải qua quy trình xử lý một lần nhiệt, Friso Gold giúp con dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Qua đó, bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
  • Phát triển tiêu hóa, nâng cao đề kháng: Với thành phần được bổ sung chất xơ GOS – nguồn thức ăn cho lợi khuẩn phát triển, Friso Gold giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp con đi phân mềm, ít táo bón và ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, việc có một hệ tiêu hóa tốt cũng góp phần giúp con có đề kháng khỏe khi 70 – 80% tế bào miễn dịch “cư ngụ” tại đường ruột của con.
  • Tăng cân khỏe mạnh: Friso Gold là công thức sữa không chứa đường sucrose nên có vị thanh nhạt, giúp bé bú khỏe, từ đó nhận được nhiều dưỡng chất để tăng cân đều đặn. Đồng thời, giúp con giảm nguy cơ sâu răng, béo phì.

Chăm con khi phải trở lại với công việc là điều không dễ dàng. Do đó, ngoài việc chuẩn bị mọi thứ tốt nhất có thể, mẹ cũng đừng ngại tâm sự và chia sẻ những khó khăn của bản thân với người thân, bạn bè và đồng nghiệp xung quanh để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhé [12].

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Breastfeeding https://www.cdc.gov/breastfeeding/data/facts.html Ngày truy cập: 23/07/2024

2. Benefits of Breastfeeding https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15274-benefits-of-breastfeeding Ngày truy cập: 23/07/2024

3. Benefits of breastfeeding https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/benefits/ Ngày truy cập: 23/07/2024 

4. Gastric Emptying and Intragastric Behavior of Breast Milk and Infant Formula in Lactating Mothers https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8643590/ Ngày truy cập: 23/07/2024

5. Breast feeding and intelligence in children https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1633786/ Ngày truy cập: 23/07/2024

6. Immunomodulatory Effect of Infectious Disease of a Breastfed Child on the Cellular Composition of Breast Milk https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10490220/ Ngày truy cập: 23/07/2024

7. The Prebiotic and Probiotic Properties of Human Milk: Implications for Infant Immune Development and Pediatric Asthma https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6095009/ Ngày truy cập: 23/07/2024

8. Breastfeeding when you return to work https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/breastfeeding-workplace Ngày truy cập: 23/07/2024

9. Breastfeeding and going back to work https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/back-to-work/ Ngày truy cập: 23/07/2024

10. 3 Tips for Lower Stress and Better Breastfeeding https://unmhealth.org/stories/2022/10/3-tips-lower-stress-better-breastfeeding.html Ngày truy cập: 23/07/2024

11. How to increase breastmilk supply https://www.pregnancybirthbaby.org.au/increasing-your-breast-milk-supply Ngày truy cập: 23/07/2024

12.Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc và khuyến nghị chính sách https://www.aliveandthrive.org/sites/default/files/2.-khuyen-nghi-chinh-sach_ho-tro-ncbsm-tai-noi-lam-viec.pdf Ngày truy cập: 23/07/2024

x