Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2020

Núm vú giả: Có nên cho trẻ sử dụng không?

Núm vú giả: Có nên cho trẻ sử dụng không?
Ba mẹ thường sử dụng núm vú giả cho trẻ khi con quấy khóc, đòi ăn. Cùng tìm hiểu xem có nên sử dụng núm vú giả cho bé hay không.

Có nên cho trẻ sử dụng núm vú giả?

Với những ai lần đầu làm cha mẹ, cưng chiều và chăm sóc trẻ luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu và việc sử dụng núm vú giả rất hữu ích trong việc làm trẻ dễ chịu.

Một số trẻ chỉ thích được ôm ấp, ru bế và chỉ thích bú khi đến giờ ăn. Một số trẻ khác lại hoàn toàn ngược lại, thích được bú ngay cả khi không đói.

Nếu con bạn muốn được bú tiếp ngay cả sau khi được cho bú sữa mẹ hay bú bình, núm vú giả là một giải pháp thay thế tuyệt vời. Núm vú giả không phải là phương pháp thần kỳ, nhưng nếu bạn đã làm đủ mọi cách như giúp bé ợ, ôm ấp, vỗ về và ru bế nhưng bé vẫn cảm thấy khó chịu thì có thể núm vú giả sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Núm vú giả: Có nên cho trẻ sử dụng? (Phần 1)
Ngậm vú giả có thể giúp cho bé thoải mái nhưng lâu dài có thể thành thói quen

Ngoài ra, khi bé sử dụng núm vú giả trong giấc ngủ sẽ có khả năng làm giảm nguy cơ của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Các nghiên cứu không cho thấy sử dụng núm vú giả sẽ giúp ngăn cản SIDS, tuy nhiên có một mối liên hệ khá lớn giữa việc sử dụng núm vú giả và làm giảm nguy cơ SIDS. Không chỉ vậy, việc sử dụng núm vú giả còn giúp trẻ bỏ thói quen xấu như mút ngón tay.

Sử dụng núm vú giả có tác hại nào không?

Sử dụng vú giả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong một số nghiên cứu, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ sử dụng núm vú giả cao hơn 33% so với trẻ không sử dụng.

Vì nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh rất thấp, nên bạn có thể dùng vú giả cho đến khi bé được 6 tháng tuổi và sau đó cho trẻ cai dần, đặc biệt là nếu trẻ dễ bị nhiễm trùng tai.

Nếu đang cho con bú, bạn có thể chưa muốn cho trẻ sử dụng núm vủ giả cho đến khi trẻ bú mẹ thành thạo. Sử dụng núm vú giả và bú mẹ là hai hành động hoàn toàn khác biệt và những em bé sử dụng núm vú giả trước khi bú mẹ có thể xảy ra tình trạng “lẫn lộn núm vú”, hiện tượng được xem là “khó khăn của trẻ trong việc bắt vú và mút đúng cách” để có thể bú mẹ thành công sau một thời gian bú bình hoặc ngậm núm vú giả.

Vì lý do đó, bạn nên đợi cho đến khi trẻ bú mẹ thành thạo và nguồn sữa của bạn đã ổn định rồi mới cho trẻ làm quen với núm vú giả. Nếu trẻ bú mẹ tốt, tăng cân và có lịch ăn ổn định, bạn có thể cho trẻ sử dụng núm vú giả sớm hơn.

Ngậm núm vú giả dễ dàng trở thành một thói quen và nhiều cha mẹ không muốn cho con mình sử dụng vì không muốn phải đau đầu chuyện cho trẻ cai ti giả hoặc đơn giản họ không thích một đứa trẻ 3 tuổi mà còn ngậm ti giả.

Nếu bạn cho trẻ sử dụng núm vú giả và không muốn một “trận chiến” khi cai núm vú thì nên cai trước khi bé tròn 1 tuổi.

Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng núm vú giả

Nếu bạn quyết định cho trẻ sử dụng núm vú giả, nhớ giữ những nguyên tắc sau:

Để trẻ quyết định. Nếu trẻ có vẻ thích núm vú giả thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu trẻ không thích, đừng ép buộc trẻ phải sử dụng chúng. Bạn có thể thử lại một thời điểm khác hoặc tôn trọng sở thích của con và không ép sử dụng.

Dù trong bất kỳ trường hợp nào, không sử dụng núm vú nhằm trì hoãn việc cho trẻ ăn hoặc để thay thế cho sự chú ý của bạn. Cho trẻ sử dụng núm vú giả giữa các lần ăn khi trẻ không đói.

Ngoài ra, không nhúng núm vú giả trong nước trái cây hoặc nước đường vì có thể dẫn đến sâu răng.

Bạn có thể thử cho trẻ sử dụng núm vú giả trước một giấc ngủ ngắn, nhưng nếu nó rơi ra khỏi miệng trong khi trẻ đang ngủ thì không bỏ núm vú lại vào miệng. Khi trẻ quấy khóc, nên cố gắng an ủi trẻ theo những cách khác, chẳng hạn như ôm ấp, ru hoặc hát.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bắt buộc phải đợi bạn cho ăn hoặc dỗ dành như khi bạn đang thanh toán hóa đơn siêu thị thì việc sử dụng núm vú giả là hoàn toàn hợp lý.

Không bao giờ cột núm vú vào cổ của bé hoặc nôi vì có thể khiến trẻ bị ngạt. Phương pháp an toàn nhất là gắn núm vú giả vào quần áo của trẻ bằng một loại kẹp chuyên dụng.

Chọn núm vú giả an toàn và thích hợp cho bé và giữ sạch bằng cách rửa với nước ấm, thay thế ngay khi thấy các vết nứt nhỏ hay các dấu hiệu hao mòn.

Khi nào trẻ không nên sử dụng vú giả?

Không cho trẻ sử dụng vú giả khi trẻ có vấn đề về cân nặng. Nếu trẻ đang gặp khó khăn trong việc bú mẹ hoặc nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn sữa cho trẻ, tốt nhất là ngừng sử dụng ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn cũng phải xem xét việc không nên cho trẻ dùng nếu trẻ đã bị nhiễm trùng tai nhiều lần.

Trong trường hợp trẻ bị thiếu tháng và không đủ trọng lượng như những trẻ khác, việc sử dụng núm vú giả không phải là tác nhân chính khiến trẻ không lên cân mà còn có thể bảo vệ trẻ khỏi SIDS, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Núm vú giả: Lưu ý khi sử dụng (Phần 2)
Có thể cho trẻ ngậm núm vú giả trong một giấc ngủ ngắn

Vú giả ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé như thế nào?

Ngậm vú giả trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của bé, nhưng không có nhiều bé sử dụng đủ lâu để dẫn đến những tác hại này.

Trong khoảng thời gian sử dụng, trẻ chỉ có răng sữa, còn răng vĩnh viễn thường bắt đầu mọc khi bé được 6 tuổi. Nếu bạn lo lắng về điều này, nên hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra hàm và răng của trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x