Khác với suy nghĩ của nhiều người, mẹ cho con bú bị cảm không ảnh hưởng đến sức khỏe bé, ngược lại còn giúp bé tăng cường sức đề kháng.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bình luận
Khác với suy nghĩ của nhiều người, mẹ cho con bú bị cảm không ảnh hưởng đến sức khỏe bé, ngược lại còn giúp bé tăng cường sức đề kháng.
Mẹ cho con bú bị cảm được không? Câu trả lời là có. Và việc này hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé như đa số mọi người vẫn nghĩ. Bạn chỉ nên ngừng cho con bú khi bị cảm nếu có “lệnh cấm” từ bác sĩ.
Không chỉ cảm cúm, những trường hợp mẹ bị bệnh do vi-rút gây ra đều vẫn nên cho con bú. Vì khi cơ thể mẹ mang vi-rút gây bệnh, bé cưng cũng đã có nguy cơ nhiễm bệnh, ngay cả khi chưa có biểu hiện cụ thể. Việc cho con bú lúc này sẽ không làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh mà ngược lại sẽ giúp bé cưng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể đánh bại vi-rút gây bệnh.
Vì khi bị bệnh, cơ thể mẹ sẽ sản sinh chất đề kháng. Những kháng thể này cũng có trong sữa mẹ. Cho con bú là cách tốt nhất để giúp bé tăng cường kháng thể chống bệnh. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bé bú mẹ sẽ có hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn so với những bé khác.
Mẹ cho con bú bị cảm mà ngừng cho bé bú chẳng những không tốt mà còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vì khi bạn ngừng cho bú sẽ làm ngực căng tức sữa, lâu dần có thể làm tắc tia sữa, hoặc nghiêm trọng hơn là áp xe vú. Bên cạnh đó, ngưng cho con bú trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Thậm chí còn có thể là nguyên nhân gây mất sữa.
Với những trường hợp cảm sốt thông thường, việc tạm thời ngưng nhiệm vụ “bò sữa” là không cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân gây sốt và nên dừng cho bú trong trường hợp:
Thay vì ngưng cho con bú, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh.
Panadol có thành phần chủ yếu là paracetamol, hoạt chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng paracetamol ở liều dùng khuyến nghị không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho mẹ cũng như bé bú mẹ.
Ibuprofen cũng được xem là an toàn với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bị loét dạ dày hoặc hen suyễn, mẹ không nên dùng ibuprofen.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
Số ngày hành kinh
(ngày)
Ngoài paracetamol, một viên Panadol còn chứa khoảng 65mg caffein. Cả paracetamol và caffein đều có thể chuyển hóa vào sữa mẹ. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc đến bé cưng, mẹ cho con bú nên lưu ý những điều sau:
Tóm lại, trong các trường hợp thông thường, mẹ cho con bú bị cảm vẫn nên tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ để duy trì nguồn sữa cũng như tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.